Soạn bài Ôn tập cuối học kì I Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 12 trang 159 sách Chân trời sáng tạo tập 1
Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 12: Ôn tập cuối học kì I, giúp ôn tập và củng cố lại kiến thức của bài học.
Nội dung chi tiết của tài liệu sẽ được chúng tôi đăng tải. Bạn đọc hãy cùng tham khảo ngay sau đây.
Soạn bài Ôn tập cuối học kì I
Câu 1. Kẻ bảng sau vào vở và nêu một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết phong cách sáng tác của trào lưu, trường phái văn học qua các tác phẩm thơ:
Tác phẩm, tác giả | Phong cách | Một số dấu hiệu nhận biết phong cách sáng tác |
Hoàng Hạc Lâu (Thôi Hiệu) | ||
Tràng giang (Huy Cận) | ||
Tiếng thu (Lưu Trọng Lư) | ||
Độc “Tiểu Thanh kí" (Nguyễn Du) | ||
Thu điếu (Nguyễn Khuyến) |
Hướng dẫn giải:
Tác phẩm, tác giả | Phong cách | Một số dấu hiệu nhận biết phong cách sáng tác |
Hoàng Hạc Lâu (Thôi Hiệu) | Phong cách cổ điển | ngôn ngữ hàm súc, giàu sức gợi, hình ảnh thơ giàu tính biểu tượng, sử dụng nhiều điển tích, điển cố |
Tràng giang (Huy Cận) | Phong cách lãng mạn | Bộc lộ tâm trạng trạng bơ vơ, buồn bã phổ biến của cái tôi lãng mạn đương thời,... |
Tiếng thu (Lưu Trọng Lư) | Phong cách lãng mạn | Bộc lộ tâm trạng u hoài, bâng khuâng của tác giả trước cảnh sắc mùa thu |
Độc “Tiểu Thanh kí" (Nguyễn Du) | Phong cách cổ điển | Sử dụng điển cố, điển tích; ngôn ngữ trang trọng |
Thu điếu (Nguyễn Khuyến) | Phong cách cổ điển | Ngôn ngữ giàu tính ước lệ, nghệ thuật lấy động tả tĩnh,... |
Câu 2. Kẻ bảng sau vào vở và nêu một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết phong cách sáng tác của trào lưu, trường phái văn học qua các tác phẩm truyện, kí:
Tác phẩm, tác giả | Phong cách | Một số dấu hiệu nhận biết theo phong cách sáng tác |
Lão Hạc (Nam Cao) | ||
Hai đứa trẻ (Thạch Lam) | ||
Con gà thờ (Ngô Tất Tố) | ||
Cái giá trị làm người (Vũ Trọng Phụng) | ||
Cuộc gặp gỡ tình cờ (Hi-gu-chi I-chi-y-ô) |
Hướng dẫn giải:
Tác phẩm, tác giả | Phong cách | Một số dấu hiệu nhận biết theo phong cách sáng tác |
Lão Hạc (Nam Cao) | Phong cách hiện thực | Phản ánh số phận bi thảm, nghèo khổ của người nông dân và hiện trạng xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám |
Hai đứa trẻ (Thạch Lam) | Phong cách lãng mạn | Truyện không có cốt truyện, không có cao trào |
Con gà thờ (Ngô Tất Tố) | Phong cách hiện thực | Phê phán những hủ tục lạc hậu và sự giả tạo trong xã hội nông thôn |
Cái giá trị làm người (Vũ Trọng Phụng) | Phong cách hiện thực | Sự phân biệt giai cấp gay gắt, tình trạng suy đồi đạo đức, và sự chênh lệch giàu nghèo trong xã hội Việt Nam thời kỳ trước 1945 |
Cuộc gặp gỡ tình cờ (Hi-gu-chi I-chi-y-ô) | Phong cách lãng mạn | Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật,... |
Câu 3. Kẻ bảng sau vào vở và sắp xếp các tác phẩm văn học dưới đây vào ô phù hợp:
Câu 4. Kẻ bảng sau vào vở, chỉ ra một số dấu hiệu nhận biết thể loại của các văn bản Con gà thờ (Ngô Tất Tố), Cái giá trị làm người (trích Cơm thầy cơm cô, Vũ Trọng Phụng), Trên những chặng đường hành quân (trích Mãi mãi tuổi hai mươi, Nguyễn Văn Thạc).
Câu 5. Nêu một số biểu hiện về đặc điểm thể loại của các văn bản kịch đã học (làm vào vở):
Câu 6. Qua các văn bản bi kịch và hài kịch đã học (ở lớp 11 và 12), hãy chỉ ra một số điểm khác biệt giữa hai thể loại này (làm vào vở):
Câu 7. Đề bài: Thực hiện các yêu cầu sau:
a. Nêu đặc điểm của ngôn ngữ trang trọng, ngôn ngữ thân mật và cho ví dụ.
b. Nêu đặc điểm và tác dụng của biện pháp nghịch ngữ và cho ví dụ.
Câu 8. Cho ví dụ về lỗi câu mơ hồ, lỗi logic và nêu cách sửa
Câu 9. Đề bài: Nêu một số lưu ý về:
a. Cách viết văn bản nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm văn học.
b. Cách trình bày so sánh, đánh giá hai tác phẩm văn học.
c. Cách viết bài văn nghị luận về một vấn để có liên quan đến tuổi trẻ.
d. Cách thuyết trình về một vấn đề liên quan đến cơ hội và thách thức đối với đất nước; cách nghe một bài thuyết trình, nhận xét, đánh giá được nội dung và cách thức thuyết trình.
Câu 10. Chỉ ra một số điểm tương đồng và khác biệt giữa hai kiểu bài: bức thư trao đổi về một vấn đề đáng quan tâm và bức thư trao đổi công việc.
Câu 11. Nêu một số lưu ý khi tranh luận một vấn đề có ý kiến trái ngược.
Câu 12. Lập dàn ý cho bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm văn học, sau đó chuyển dàn ý bài viết đó thành dàn ý bài nói.