KHTN 9 Bài 8: Đoạn mạch nối tiếp Giải KHTN 9 Cánh diều trang 45, 46, 47, 48

Giải bài tập KHTN 9 Bài 8: Đoạn mạch nối tiếp giúp các em học sinh trả lời các câu hỏi trong SGK Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều trang 45, 46, 47, 48.

Giải Khoa học tự nhiên 9 Bài 8 được biên soạn bám sát theo chương trình SGK. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 8 Chủ đề 3: Điện - Phần 1: Năng lượng và sự biến đổi cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Giải Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều Bài 8 - Câu hỏi thảo luận

Câu 1

Vẽ sơ đồ hình 8.3 khi đóng công tắc và biểu diễn chiều dòng điện trong mạch.

Lời giải:

Đoạn mạch nối tiếp

Câu 2

Dòng điện trong kim loại là dòng các electron chuyển dời ngược chiều dòng điện. Trong đoạn mạch MN hình 8.4, các electron dịch chuyển qua các điện trở và các ampe kế theo chiều từ N tới M. Căn cứ vào đó, hãy dự đoán mối liên hệ của cường độ dòng điện tại các điểm khác nhau trong đoạn mạch nối tiếp.

Lời giải:

I=I1=I2=I3=...=In

Câu 3

Dựa vào kiến thức đã biết về dòng điện và điện trở, lập luận để so sánh độ lớn điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp với độ lớn của mỗi điện trở thành phần.

Lời giải:

Khi đi qua nhiều điện trở hơn thì dòng chuyển dời này sẽ bị cản trở nhiều hơn khiến cho điện trở tương đương R của đoạn mạch gồm các điện trở mắc nối tiếp sẽ lớn hơn mỗi điện trở thành phần.

Câu 4

Cho ba điện trở R1 = 3 Ω, R2 = 4 Ω và R3 = 6 Ω. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch gồm ba điện trở này mắc nối tiếp.

Lời giải:

Rtd = R1 + R2 + R3; Thay số: Rtd= 3 + 4 + 6 = 10Ω.

Giải Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều Bài 8 - Luyện tập

Luyện tập 1

Với mạch điện hình 8.2, nếu một đèn trong mạch bị đứt dây tóc và không sáng, đèn còn lại có sáng không? Vì sao?

Lời giải:

Trong mạch nối tiếp, nếu một đèn trong mạch bị đứt dây tóc và không sáng, phần dây ở đó sẽ bị hở, nên bóng còn lại không sáng được.

Luyện tập 2

Vẽ sơ đồ mạch điện gồm một nguồn điện, công tắc mở, một bóng đèn và một điện trở mắc nối tiếp.

Lời giải:

Đoạn mạch nối tiếp

Luyện tập 3

Cho mạch điện gồm hai điện trở R1 và R2 mắc nối tiếp. Biết R1 = 3 Ω, R2 = 6 Ω, hiệu điện thế giữa hai đầu R1 là U1 = 3 V. Xác định cường độ dòng điện chạy qua R2.

Lời giải:

Theo định luật Ohm, ta có:

I_1=\frac{U_1}{R_{_1}}=\frac{3}{3}=1A

mà I = I1= I2(mắc nối tiếp) => I1 = 1 A.

Luyện tập 4

Một mạch điện gồm hai điện trở R1 = 30 Ω và R2 = 60 Ω được mắc nối tiếp vào nguồn điện. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là 12 V.

a) Tính cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở.

b) Tính hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở.

Lời giải:

a) Rtd = R1+R2 = 30 + 60 = 90Ω

Theo định luật Ohm, ta có:

I=\frac{U}{R_{td}}=\frac{12}{90}\approx0,133A

=> I=I1=I2=0,133A.

b) U1 = I1R1 = 0,133.30 = 4V.; U2= I2R2= 0,133.60 = 8V.

Luyện tập 5

Biết rằng dây đèn trang trí trong hình 8.1 là một mạch điện gồm các đèn mắc nối tiếp. Hãy trả lời câu hỏi được đặt ra ở hoạt động mở đầu.

Lời giải:

Đèn LED trong đoạn mạch điện trang trí có thể đồng loạt thay đổi độ sáng thông qua việc kết nối chúng trong một đoạn mạch nối tiếp.

Đặc điểm chính của đoạn mạch nối tiếp là dòng điện chạy qua mỗi thành phần theo cùng một đường dây. Khi áp dụng điện áp lên đoạn mạch này, dòng điện chảy qua tất cả các đèn LED liên tiếp. Điều này cho phép các đèn LED phản ứng đồng thời với sự thay đổi của điện áp hoặc dòng điện.

Nếu có một thành phần trong đoạn mạch nối tiếp bị thay đổi, như việc điều chỉnh điện trở hoặc áp dụng một biến áp điều chỉnh, dòng điện chảy qua tất cả các đèn LED sẽ bị ảnh hưởng. Điều này dẫn đến việc các đèn LED có thể đồng loạt thay đổi độ sáng, vì chúng chia sẻ dòng điện chung trong mạch.

Chia sẻ bởi: 👨 Hồng Linh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 30
  • Lượt xem: 6.176
  • Dung lượng: 119,7 KB
Liên kết tải về
Sắp xếp theo