-
Tất cả
-
Học tập
-
Lớp 1
-
Lớp 2
-
Lớp 3
-
Lớp 4
-
Lớp 5
-
Thi vào 6
-
Lớp 6
-
Lớp 7
-
Lớp 8
-
Lớp 9
-
Thi vào 10
-
Lớp 10
-
Lớp 11
-
Lớp 12
-
Thi THPT QG
-
Thi ĐGNL
-
Đề thi
-
Thi IOE
-
Thi Violympic
-
Trạng nguyên Tiếng Việt
-
Văn học
-
Sách điện tử
-
Học tiếng Anh
-
Tiếng Nhật
-
Mầm non
-
Cao đẳng - Đại học
-
Giáo án
-
Bài giảng điện tử
-
Cao học
-
Tài liệu Giáo viên
-
Công thức toán
-
-
Tài liệu
-
Hướng dẫn
-
KHTN 9 Bài 27: Tinh bột và cellulose Giải KHTN 9 Cánh diều trang 131, 132, 133, 134, 135
Giải bài tập KHTN 9 Bài 27: Tinh bột và cellulose giúp các em học sinh trả lời các câu hỏi trong SGK Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều trang 131, 132, 133, 134, 135.
Giải Khoa học tự nhiên 9 Bài 27 được biên soạn bám sát theo chương trình SGK. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 27 Chủ đề 9: Lipid - Carbohydrate - Protein - Polymer - Phần 2: Chất và sự biến đổi của chất cho học sinh của mình. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:
Giải KHTN Lớp 9 Bài 27: Tinh bột và cellulose
Giải Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều Bài 27 - Câu hỏi thảo luận
Câu 1
Quan sát hình 27.3, cho biết bộ phận nào của cây ngô
a) chứa nhiều tinh bột?
b) chứa nhiều celulose?
Trả lời:
a) Hạt ngô chứa nhiều tinh bột.
b) Thân cây ngô chứa nhiều celulose.
Câu 2
Quan sát các hình 27.1 và 27.2, cho biết trạng thái, màu sắc của tinh bột và celulose.
Trả lời:
Trong điều kiện thường, tinh bột và cellulose là chất rắn, màu trắng.
Câu 3
Hiện tượng nào trong thí nghiệm 1 cho biết tinh bột đã tác dụng với iodine?
Trả lời:
Hiện tượng trong thí nghiệm 1 cho biết tinh bột đã tác dụng với iodine là thấy xuất hiện chất có màu xanh tím.
Câu 4
Hiện tượng nào trong thí nghiệm 2 chứng tỏ phản ứng thuỷ phân tinh bột đã xảy ra?
Trả lời:
Hiện tượng trong thí nghiệm 2 chứng tỏ phản ứng thủy phân tinh bột đã xảy ra là sau khi đun sôi 4 phút thấy dung dịch trong hơn và khi nhỏ dung dịch iodine vào hỗn hợp sau phản ứng thì không thấy có hiện tượng gì.
Câu 5
Quan sát hình 27.4 và cho biết những ứng dụng chính của tinh bột.
Trả lời:
Ứng dụng chính của tinh bột là:
- Làm thức ăn cho người và nhiều động vật.
- Sản xuất glucose.
- Sản xuất ethylic alcohol.
Câu 6
Quan sát hình 27.5 và cho biết những ứng dụng chính của cellulose.
Trả lời:
Một số ứng dụng chính của cellulose là:
- Làm thức ăn cho một số loài thực vật (trâu, bò, dê, cừu, …)
- Sản xuất giấy, vải, sợi, …
- Làm vật liệu xây dựng
- Sản xuất đồ gỗ.
Câu 7
Có ý kiến cho rằng “Phản ứng quang hợp có vai trò rất quan trọng đối với tự nhiên”. Ý kiến trên là đúng hay sai? Giải thích.
Trả lời:
Ý kiến “Phản ứng quang hợp có vai trò rất quan trọng với đối tự nhiên” là đúng vì:
- Quá trình quang hợp của cây xanh đã tạo ra carbohydrate, là nguồn thức ăn cho người và nhiều động vật.
- Quá trình quang hợp hấp thụ khí CO2, cung cấp khí O2 để duy trì sự sống, sự cháy trên Trái Đất.
- Quá trình quang hợp hấp thụ năng lượng làm giảm bớt sự tăng nhiệt độ của khí quyển.
Giải Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều Bài 27 - Luyện tập
Luyện tập 1
Dự đoán hiện tượng xảy ra khi nhỏ một giọt dung dịch iodine lên một lát khoai tây hoặc một lát chuối xanh.
Trả lời:
Dự đoán hiện tượng: Xuất hiện màu xanh tím.
Giải thích: Lát khoai tây hoặc lát chuối xanh có chứa tinh bột nên tác dụng với iodine tạo ra hợp chất có màu xanh tím.
Luyện tập 2
Tinh bột và cellulose có những tính chất hoá học nào sau đây?
a) Tác dụng với H2O khi có acid và đun nóng.
b) Tác dụng với H2O ở nhiệt độ thường khi có enzyme.
c) Tác dụng với iodine.
Trả lời:
- Tinh bột có những tính chất hóa học: a, b, c
- Cellulose có những tính chất hóa học: a, b
Luyện tập 3
Nêu tên một số loại lương thực, thực phẩm có chứa nhiều tinh bột.
Trả lời:
Một số loại lương thực, thực phẩm có chứa nhiều tinh bột như: thóc, ngô, khoai, sắn, bánh mì,…

Chọn file cần tải:
-
KHTN 9 Bài 27: Tinh bột và cellulose 111 KB Tải về
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Tài liệu tham khảo khác
Lớp 9 tải nhiều
Có thể bạn quan tâm
-
Cách phân biệt Oxit axit và Oxit bazơ
50.000+ -
Văn mẫu lớp 12: Nghị luận về vấn đề ô nhiễm không khí hiện nay (Dàn ý + 6 Mẫu)
100.000+ 3 -
Tổng hợp công thức Hóa học lớp 12 - Các công thức Hóa học 12
100.000+ -
Điểm chuẩn lớp 10 năm 2024 Thanh Hóa
50.000+ 1 -
Báo cáo thu, nộp Đảng phí - Mẫu báo cáo thu, nộp Đảng phí mới nhất
10.000+ -
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên Giáo viên phổ thông 2024
100.000+ -
Bài tập cuối khóa Mô đun 9 THCS (9 môn)
10.000+ -
Tác phẩm Cây tre Việt Nam - Tác giả Thép Mới
100.000+ 1 -
Đề Tiếng Anh chuyên ngành Ngân hàng
10.000+ -
Đoạn văn nghị luận về giữ gìn vệ sinh trường lớp (7 Mẫu)
50.000+
Mới nhất trong tuần
-
Bài mở đầu
-
PHẦN 1: NĂNG LƯỢNG VÀ SỰ BIẾN ĐỔI
-
PHẦN 2: CHẤT VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CỦA CHẤT
-
PHẦN 3: TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI
-
PHẦN 4: VẬT SỐNG
-
Chủ đề 11: Di truyền
- Bài 33: Gene là trung tâm của di truyền học
- Bài 34: Từ gene đến tính trạng
- Bài 35: Nhiễm sắc thể và bộ nhiễm sắc thể
- Bài 36: Nguyên phân và giảm phân
- Bài 37: Đột biến nhiễm sắc thể
- Bài 38: Quy luật di truyền của Mendel
- Bài 39: Di truyền liên kết và cơ chế xác định giới tính
- Bài 40: Di truyền học người
- Chủ đề 12: Tiến hoá
-
Chủ đề 11: Di truyền
- Không tìm thấy