KHTN 9 Bài 35: Nhiễm sắc thể và bộ nhiễm sắc thể Giải KHTN 9 Cánh diều trang 170, 171, 172, 173, 174

Giải bài tập KHTN 9 Bài 35: Nhiễm sắc thể và bộ nhiễm sắc thể giúp các em học sinh trả lời các câu hỏi trong SGK Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều trang 170, 171, 172, 173, 174.

Giải Khoa học tự nhiên 9 Bài 35 được biên soạn bám sát theo chương trình SGK. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 35 Chủ đề 11: Di truyền - Phần 4: Vật sống cho học sinh của mình. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Giải Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều Bài 35 - Câu hỏi thảo luận

Câu 1

Quan sát hình 35.1, cho biết nhiễm sắc thể được cấu tạo từ những thành phần nào.

Nhiễm sắc thể và bộ nhiễm sắc thể

Trả lời:

Nhiễm sắc thể được cấu tạo từ 2 thành phần chính là DNA và protein histone. Phân tử DNA quấn quanh các phân tử protein histone tạo nên chuỗi nucleosome. Chuỗi nucleosome được xếp cuộn qua nhiều cấp độ khác nhau tạo nên hình thái đặc trưng của nhiễm sắc thể.

Câu 2

Quan sát hình 35.2, phân tích đặc điểm trên hình thể hiện đây là cặp nhiễm sắc thể tương đồng.

Nhiễm sắc thể và bộ nhiễm sắc thể

Trả lời:

Đặc điểm trên hình thể hiện đây là cặp nhiễm sắc thể tương đồng:

- Có cùng kích thước (độ dài bằng nhau).

- Có cùng hình dạng (đều dạng hình que, tâm lệch).

- Có cùng tập hợp gene (đều chứa các allele giống nhau hoặc khác nhau của cùng một gene tại cùng một vị trí locus).

- Có nguồn gốc khác nhau trong đó một nhiễm sắc thể được nhận từ bố và một nhiễm sắc thể được nhận từ mẹ.

Câu 3

Đọc thông tin và quan sát hình 35.3, cho biết cặp nhiễm sắc thể nào là cặp nhiễm sắc thể giới tính. Vì sao?

Nhiễm sắc thể và bộ nhiễm sắc thể

Trả lời:

- Trong hình 35.3, cặp nhiễm sắc thể giới tính là cặp có màu hồng (kí hiệu XY ở hình a và kí hiệu XX ở hình b).

- Giải thích: Cặp nhiễm sắc thể trên là cặp nhiễm sắc thể giới tính vì cặp nhiễm sắc thể trên khác nhau về hình thái giữa giới nam và giới nữ (gồm 2 chiếc nhiễm sắc thể giống nhau ở giới nữ kí hiệu là XX và gồm 2 chiếc nhiễm sắc thể khác nhau ở giới nam kí hiệu là XY), đồng thời, cặp nhiễm sắc thể này tham gia vào việc quyết định giới tính.

Câu 4

Quan sát hình 35.4, so sánh số lượng, hình thái bộ nhiễm sắc thể của hai loài mang.

Nhiễm sắc thể và bộ nhiễm sắc thể

Trả lời:

- Về số lượng: Loài Mang trung quốc có bộ nhiễm sắc thể chứa nhiều nhiễm sắc thể hơn loài Mang ấn độ.

- Về hình thái: Loài Mang trung quốc và Mang ấn độ có bộ nhiễm sắc thể khác nhau về hình thái.

Câu 5

Xác định bộ nhiễm sắc thể đơn bội hoặc lưỡng bội của các loài có trong bảng dưới đây.

Bảng 35.2. Số lượng nhiễm sắc thể của một số loài

STTLoàiBộ nhiễm sắc thể
2nn
1Người (Homo sapiens)4623
2Ruồi giấm (Drosophila melanogaster)8?
3Lúa (Oryza sativa)24?
4Đậu hà lan (Pisum sativum)?7
5Ngô (Zea mays)20?

Trả lời:

Bảng 35.2. Số lượng nhiễm sắc thể của một số loài

STTLoàiBộ nhiễm sắc thể
2nn
1Người (Homo sapiens)4623
2Ruồi giấm (Drosophila melanogaster)84
3Lúa (Oryza sativa)2412
4Đậu hà lan (Pisum sativum)147
5Ngô (Zea mays)2010

Giải Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều Bài 35 - Luyện tập

Luyện tập 1

Quan sát bảng 35.1 và nhận xét về số lượng nhiễm sắc thể giới tính ở mỗi giới của một số loài.

Nhiễm sắc thể và bộ nhiễm sắc thể

Trả lời:

Nhận xét về số lượng nhiễm sắc thể giới tính ở mỗi giới của một số loài: Số lượng nhiễm sắc thể giới tính có thể giống nhau (đều gồm 1 cặp) hoặc khác nhau (một giới chứa 1 cặp, 1 giới chỉ có 1 chiếc) ở mỗi giới tùy thuộc từng loài.

Luyện tập 2

Ở loài Mang trung quốc, cá thể cái là giới đồng giao tử với cặp nhiễm sắc giới tính XX. Hãy xác định số lượng cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở cá thể cái.

Trả lời:

Loài Mang trung quốc có 2n = 46 (23 cặp) trong đó có 22 cặp NST thường và 1 cặp NST giới tính. Các cặp NST thường là các cặp nhiễm sắc thể tương đồng, cặp nhiễm sắc thể giới tính XX cũng là cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Vậy ở cá thể cái của loài này sẽ chứa 23 cặp nhiễm sắc thể tương đồng.

Chia sẻ bởi: 👨 Tiểu Vân
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨