Phân biệt nguyên phân và giảm phân So sánh quá trình nguyên phân và giảm phân

Phân biệt nguyên phân và giảm phân có những điểm gì giống, khác nhau là một trong những kiến thức trọng tâm nằm trong chương trình Sinh học lớp 9 chương trình mới.

So sánh nguyên phân và giảm phân mang đến cho các bạn câu trả lời hay chính xác nhất về điểm giống và khác nhau của 2 hình thức này. Qua bài so sánh giảm phân và nguyên phân giúp các bạn nắm vững kiến thức, biết cách vận dụng vào giải bài để đạt được kết quả cao trong các bài kiểm tra, bài thi sắp tới. Ngoài ra các bạn tham khảo thêm: phân biệt thường biến và đột biến, phân biệt ứng động và hướng động.

So sánh nguyên phân và giảm phân chi tiết nhất

I. So sánh nguyên phân và giảm phân

Cách 1

* Giống nhau:

  • Đều có sự tự nhân đôi của NST.
  • Đều trải qua các kì phân bào tương tự.
  • Đều có sự biến đổi hình thành NST theo chu kì đóng và tháo xoắn.
  • NST đều tập trung trên mặt phẳng xích đạo ở kì giữa.
  • Đều là cơ chế sinh học đảm bảo ổn định vật chất di truyền qua các thế hệ.

* Khác nhau:

Nguyên phânGiảm phân

- Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai.

- Chỉ 1 lần phân bào.

- Mỗi NST tương đồng nhân đôi thành 2 NST kép gồm hai crômatit.

- Kì đầu không xảy ra trao đổi chéo giữa hai crômatit cùng nguồn gốc.

- Kì giữa các NST tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo.

- Xảy ra ở tế bào sinh dục khi chín.

- Gồm 2 lần phân bào liên tiếp.

- Mỗi NST nhân đôi thành một cặp NST tương đồng kép gồm 4 crômatit.

- Kì đầu I xảy ra hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo giữa hai crômatit khác nguồn gốc.

- Kì giữa I các NST tập trung thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo.

Kì sau, crômatit trong từng cặp NST tương đồng kép tách thành 2 NST đơn phân li về hai cực tế bào.Kì sau I các NST đơn ở trạng thái kép trong từng cặp NST tương đồng phân li để tạo ra các tế bào con có bộ NST đơn ở trạng thái kép, khác nhau về nguồn gốc.

Kì cuối: Hình thành 2 tế bào con giống nhau và giống hệt mẹ (2n NST)

- Kì cuối I: Hình thành hai tế bào con có bộ NST n kép.

- Kì cuối II tạo ra 4 tế bào con chứa bộ NST n.

Ý nghĩa:

- Là kết quả phân hóa để hình thành nên các tế bào sinh dưỡng khác nhau.

- Duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào và cơ thể.

Ý nghĩa:

- Hình thành nên nhiều loại giao tử khác nhau.

- Các giao tử chứa bộ NST n qua thụ tinh sẽ khôi phục lại bộ 2n của loài.

- Là cơ sở tạo ra biến dị tổ hợp, làm phong phú đa dạng cho sinh giới.

Cách 2

– Giống nhau nguyên phân và giảm phân

  • Nguyên phân và giảm phân đều là hình thức phân bào.
  • Nguyên phân và giảm phân đều có một lần nhân đôi ADN.
  • Nguyên phân và giảm phân đều có kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối.
  • Nhiễm sắc thể đều trải qua những biến đổi tương tự như: tự nhân đôi, đóng xoắn, tháo xoắn,…
  • Màng nhân và nhân con tiêu biến vào kì đầu và xuất hiện vào kì cuối.
  • Thoi phân bào tiêu biến vào kì cuối và xuất hiện vào kì đầu.
  • Diễn biến các kì của giảm phân II giống với nguyên phân

– Điểm khác nhau nguyên phân và giảm phân

  • Nguyên phân xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai, còn giảm phân xảy ra ở tế bào sinh dục chín.
  • Nguyên phân có một lần phân bào còn giảm phân có hai lần phân bào.
  • Nguyên phân kì đầu không có sự bắt cặp và trao đổi chéo còn giảm phân Kì đầu I có sự bắt cặp và trao đổi chéo.
  • Nguyên phân Kì giữa NST xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo còn giảm phân Kì giữa I NST xếp thành hai hàng ở mặt phẳng xích đạo.
  • Nguyên phân kết quả từ một tế bào mẹ cho ra hai tế bào con còn giảm phân kết quả từ một tế bào mẹ cho ra bốn tế bào con
  • Nguyên phân số lượng NST trong tế bào con được giữ nguyên còn giảm phân Số lượng NST trong tế bào con giảm đi một nữa.
  • Nguyên phân duy trì sự giống nhau: tế bào con có kiểu gen giống kiểu gen tế bào mẹ còn giảm phân tạo biến dị tổ hợp, cơ sở cho sự đa dạng và phong phú của sinh vật, giúp sinh vật thích nghi và tiến hóa.

Cách 3

A. Điểm giống nhau của nguyên phân và giảm phân

- Đều là hình thức phân bào.

- Đều có một lần nhân đôi ADN.

- Đều có kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối.

- NST đều trải qua những biến đổi tương tự như: tự nhân đôi, đóng xoắn, tháo xoắn,...

- Màng nhân và nhân con tiêu biến vào kì đầu và xuất hiện vào kì cuối.

- Thoi phân bào tiêu biến vào kì cuối và xuất hiện vào kì đầu.

- Diễn biến các kì của giảm phân II giống với nguyên phân.

B. Điểm khác nhau của nguyên phân và giảm phân

Nguyên phân

Giảm phân

Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai.

Xảy ra ở tế bào sinh dục chín.

Có một lần phân bào.

Có hai lần phân bào.

Kì đầu không có sự bắt cặp và trao đổi chéo.

Kì đầu I có sự bắt cặp và trao đổi chéo.

Kì giữa NST xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo.

Kì giữa I NST xếp thành hai hàng ở mặt phẳng xích đạo.

Kì sau mỗi NST kép tách thành hai NST đơn và di chuyển về 2 cực của tế bào.

Kì sau I, mỗi NST kép trong cặp NST kép tương đồng di chuyển về 2 cực của tế bào.

Kết quả từ một tế bào mẹ cho ra hai tế bào con.

Kết quả từ một tế bào mẹ cho ra bốn tế bào con.

Số lượng NST trong tế bào con được giữ nguyên.

Số lượng NST trong tế bào con giảm đi một nữa.

Duy trì sự giống nhau: tế bào con có kiểu gen giống kiểu gen tế bào mẹ.

Tạo biến dị tổ hợp, cơ sở cho sự đa dạng và phong phú của sinh vật, giúp sinh vật thích nghi và tiến hóa.

Sự khác nhau thể hiện ở nhiều chi tiết. Đáng lưu ý là trong kỳ trước I của giảm phân, các NST tương đồng bắt cặp rồi sau đó đẩy nhau ra đi về các cực. Nhờ đó mỗi tế bào con trong giảm phân chỉ nhân 1 NST của cặp tương đồng. Sự kiên này tương đương với việc tâm động giữa 2 chromatid chị em cùng đi với nhau trong nguyên phân và khi tâm động chia thì mỗi tế bào con chỉ nhận 1 chromatid. Cơ chế thực hiện tuy có khác nhau nhưng giống nhau ở chỗ chia đều một cách đồng bộ các NST về các tế bào con.

Sự biến đổi trong quá trình phân bào:

- Hình thành NST khổng lồ: vào kì trước, sau khi DNA tự nhân đôi, hình thành các nhiễm sắc tử, nhưng sau đó chúng không tách rời nhau.

- Nội nguyên phân: ở tiền kì, màng nhân không tiêu biến, quá trình phân chia sẽ xảy ra ở bên trong màng nhân. Kết quả tạo ra nhân mới có bộ NST tăng gấp đôi.

- Hình thành thể đa bội: Sau khi NST tự nhân đôi, màng nhân tiêu biến nhưng thoi vô sắc không xuất hiện, tạo ra những tế bào có số lượng NST tăng gấp bội.

- Tế bào 2 nhân: sau khi phân chia nhân, tế bào chất không phân chia hình thành tế bào mới có hai nhân.

Trong giảm phân cũng xảy ra những biến đổi: do sự tiếp hợp và phân ly không bình thường của các NST, có thể làm phát sinh các giao tử thừa hoặc thiếu NST. Có trường hợp thoi vô sắc không xuất hiện, sẽ tạo thành các giao tử không giảm nhiễm.

II. Giảm phân

1. Giảm phân là gì?

Giảm phân quá trình từ tế bào phân chia để tạo ra giao tử (tinh trùng và trứng ) Sau khi qua giam phân thì được 4 tế bào con có 1 nửa bộ NST của tế bào mẹ, tức là n (vì n (từ trứng) + n(từ tinh trùng) =2n (bộ NST bình thường) Giảm phân là quá trình tạo ra tế bào con có 1 nửa bộ NST để làm giao tử.

2. Quá trình giảm phân

– Kì trung gian: các nst lúc này ở trạng thái duỗi xoắn, tự tổng hợp nên 1 nst sẽ giống nó dính với nhau tại tâm động để trở thành nhiễm sắc thể kép .

– Kì đầu: các nst kép bắt đầu tự co ngắn. Các nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng áp sát tiến lại gần nhau xảy ra hiện tượng tiếp hợp. Trong thời gian này có thể xảy ra quá trình trao đổi đoạn giữa các nhiễm sắc thể trong cặp tương đồng (cơ sở của hiện tượng hoán vị gen ).

– Kì giữa: các nst kép trong cặp tương đồng tách nhau ra trượt trên tơ phân bào dàn thành hai hàng song song nhau trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào .

– Kì sau: các cặp nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng tở hợp ngẫu nhiên và phân ly độc lập về hai cực của tế bào .

– Kì cuối: các nhiễm sắc thể kép nằm gọn trong nhân mới của tế bào .

– Màng nhân và nhân con đã xuất hiện, tế bào phân chia tạo ra 2 tế bào con có bộ nhiễm sắc thể kép đơn bội nhưng khác nhau về nguồn gốc.

3. Ý nghĩa quá trình giảm phân

Sự phân li độc lập của các nhiễm sắc thể và trao đổi đoạn giúp tạo nên rất nhiều các loại giao tử khác nhau. Thông qua quá trình thụ tinh, các tổ hợp gen mới được tạo thành gây nên các biến dị tổ hợp → khiến cho sinh giới trở nên đa dạng và có khả năng thích nghi cao hơn. Sự di truyền của thế hệ sau của các loài sinh sản hữu tính trở nên đa dạng hơn là nguồn nguyên liệu phục vụ cho quá trình chọn lọc tự nhiên, giúp các loài dễ dàng thích nghi với điều kiện sống thay đổi.

Các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh đều giúp duy trì bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của loài.

III. Nguyên phân

1. Nguyên phân là gì?

Nguyên phân là quá trình phân bào nguyên nhiễm, quá trình này giúp tạo ra hai tế bào có có bộ máy di truyền trong tế bào giống với tế bào mẹ ban đầu. Nguyên phân xuất hiện ở các tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai (tế bào sinh tinh và sinh trứng không có khả năng này).

2. Quá trình nguyên phân

– Kì đầu: quá trình này các NST kép co xoắn, màng nhân sẽ xảy ra hiện tượng tiêu biến, thoi phân bào xuất hiện.

– Kì giữa: NST kép sẽ có tình trạng co xoắn cực đại, dàn thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo, thoi phân bào dính vào 2 phía của NST tại tâm động.

– Kì sau: crômatit sẽ diễn ra hiện tượng tách nhau ra và di chuyển trên thoi phân bào về 2 cực của tế bào.

– Kì cuối: các NST dần dãn xoắn, màng nhân xuất hiện. Lúc này thì tế bào chất sẽ phân chia tạo thành 2 tế bào con.

3. Ý nghĩa quá trình nguyên phân

Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST quá trình giảm phân kết hợp với quá trình thụ tinh thường tạo ra rất nhiều biến dị tổ hợp. Sự đa dạng di truyền trong các thế hệ sau của các loài sinh vật sinh sản hữu tính (phần lớn là do các biến dị tổ hợp) chính là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn lọc tự nhiên, giúp các loài có khả năng thích nghi với điều kiện trong môi trường mới.

Quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh sẽ góp phần duy trì bộ NST đặc trưng riêng biệt cho từng loài khác nhau.

Chia sẻ bởi: 👨 Bảo Ngọc
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Tìm thêm: Sinh học 9
Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm