-
Tất cả
-
Học tập
-
Lớp 1
-
Lớp 2
-
Lớp 3
-
Lớp 4
-
Lớp 5
-
Thi vào 6
-
Lớp 6
-
Lớp 7
-
Lớp 8
-
Lớp 9
-
Thi vào 10
-
Lớp 10
-
Lớp 11
-
Lớp 12
-
Thi THPT QG
-
Thi ĐGNL
-
Đề thi
-
Thi IOE
-
Thi Violympic
-
Trạng nguyên Tiếng Việt
-
Văn học
-
Sách điện tử
-
Học tiếng Anh
-
Tiếng Nhật
-
Mầm non
-
Cao đẳng - Đại học
-
Giáo án
-
Bài giảng điện tử
-
Cao học
-
Tài liệu Giáo viên
-
Công thức toán
-
-
Tài liệu
-
Hướng dẫn
-
KHTN 9: Bài tập Chủ đề 6 Giải KHTN 9 Cánh diều trang 96
Giải bài tập KHTN 9 Bài tập Chủ đề 6 giúp các em học sinh trả lời các câu hỏi trong SGK Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều trang 96.
Giải Khoa học tự nhiên 9 Bài tập Chủ đề 6 được biên soạn bám sát theo chương trình SGK. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài tập Chủ đề 6: Kim loại - Phần 2: Chất và sự biến đổi của chất cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:
Bài 1
Theo em, người ta thường không dùng kim loại sắt làm dây dẫn điện vì những lí do nào?
Trả lời:
Người ta không dùng kim loại sắt làm dây dẫn điện vì những lí do:
+ Sắt dẫn điện kém hơn nhôm và đồng.
+ Sắt dễ bị han, gỉ nên tuổi thọ dây dẫn thấp…
Bài 2
Viết các phương trình hoá học để hoàn thành những chuỗi phản ứng sau:
a) Al
b) Zn
c) Na
Trả lời:
Phương trình hoá học:
a) Al
(1) 4Al + 3O2
(2) Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O;
b) Zn
(1) 2Zn + O2
(2) ZnO + H2SO4 → ZnSO4 + H2O;
c) Na
(1) 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2;
(2) 2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O.
Bài 3
Trong các kim loại Zn, Fe và Ag, kim loại nào phản ứng được với
a) dung dịch hydrochloric acid?
b) dung dịch copper(II) sulfate?
Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra (nếu có).
Trả lời:
a) Các kim loại phản ứng được với dung dịch hydrochloric acid là: Zn và Fe.
Phương trình hoá học:
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
b) Các kim loại phản ứng được với dung dịch copper(II) sulfate là: Zn và Fe.
Phương trình hoá học:
Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Bài 4
Dựa vào dãy hoạt động hoá học, cho biết các phát biểu nào sau đây là đúng.
(a) Sắt tác dụng được với dung dịch muối copper(II) sulfate.
(b) Sắt không tác dụng được với dung dịch muối copper(II) nitrate.
(c) Kẽm tác dụng được với dung dịch muối silver nitrate.
(d) Bạc tác dụng được với dung dịch hydrochloric acid.
Trả lời:
Các phát biểu đúng là: (a); (c).
Phát biểu (b) sai vì sắt đứng trước đồng trong dãy hoạt động hoá học nên đẩy được đồng ra khỏi muối.
Fe + Cu(NO3)2 → Fe(NO3)2 + Cu
Phát biểu (d) sai vì bạc đứng sau hydrogen trong dãy hoạt động hoá học nên không tác dụng được với dung dịch hydrochloric acid.
Bài 5
Quặng magnesite chứa hợp chất magnesium carbonate (MgCO3), được nghiền nhỏ rồi cho tác dụng với một dung dịch acid. Đem cô cạn phần dung dịch, thu được muối magnesium chloride.
a) Viết phương trình hoá học của phản ứng tạo muối magnesium chloride theo mô tả trên.
b) Đề xuất phương pháp tách magnesium từ magnesium chloride. Giải thích vì sao em chọn phương pháp này. Viết phương trình hoá học minh hoạ.
Trả lời:
a) Phương trình hoá học:
MgCO3 + 2HCl → MgCl2 + CO2 + H2O
b) Em lựa chọn phương pháp điện phân nóng chảy để tách magnesium từ magnesium chloride vì kim loại magnesium hoạt động hoá học mạnh.
Phương trình hoá học minh hoạ:
MgCl2
Bài 6
Tìm hiểu về hợp kim của magnesium, từ đó chỉ ra:
a) một số ưu điểm của loại vật liệu kim loại này.
b) một số ứng dụng của loại vật liệu kim loại này.
Trả lời:
a) Một số ưu điểm của vật liệu hợp kim của magnesium: bền, nhẹ, dễ gia công…
b) Một số ứng dụng của vật liệu hợp kim của magnesium: sản xuất ô tô, thiết bị hàng không…
Bài 7
Các quá trình sản xuất gang, sản xuất thép, tách kẽm từ zinc oxide bằng phương pháp nhiệt luyện có thể gây ô nhiễm bầu khí quyển không? Giải thích.
Trả lời:
Các quá trình sản xuất gang, sản xuất thép, tách kẽm từ zinc oxide bằng phương pháp nhiệt luyện có thể gây ô nhiễm bầu khí quyển do giải phóng nhiều khói, bụi, các khí CO2, CO, SO2 … (do các quá trình đốt than, quá trình khử oxide từ quặng…).
Bài 8
Với lưu huỳnh và đồng, hãy cho biết:
a) Chất nào dẫn điện, chất nào không dẫn điện?
b) Khi được đun nóng, chất nào dễ chảy lỏng hơn?
c) Khi tác dụng với oxygen, chất nào tạo oxide base, chất nào tạo oxide acid?
Trả lời:
a) Đồng là kim loại nên dẫn điện; lưu huỳnh là phi kim nên không dẫn điện.
b) Khi đun nóng, lưu huỳnh dễ nóng chảy hơn do lưu huỳnh là phi kim nên có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn.
c) Đồng tác dụng với oxygen tạo oxide base:
2Cu + O2
Lưu huỳnh tác dụng với oxygen tạo oxide acid:
S + O2

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Tài liệu tham khảo khác
Lớp 9 tải nhiều
Có thể bạn quan tâm
-
Danh sách mã Tỉnh, mã Huyện, mã Xã thi THPT Quốc gia 2024
100.000+ 2 -
Văn mẫu lớp 12: Nghị luận xã hội về sự thành công trong cuộc sống
100.000+ 1 -
Giáo án Tiếng Việt 4 năm 2023 - 2024 (Sách mới)
10.000+ -
Bộ đề thi học kì 1 môn Toán, Tiếng Việt lớp 4 theo Thông tư 27
10.000+ 1 -
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ Mầm non 5 - 6 tuổi
10.000+ -
Bộ công thức Toán ôn thi THPT Quốc gia
10.000+ -
Công thức tính lực đàn hồi của lò xo, định luật Húc
10.000+ -
Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn trả lời câu hỏi Sự ngông nghênh của tuổi trẻ khiến con người dễ bỏ lỡ những điều gì
10.000+ -
Nghị luận về tình trạng học lệch, ôn thi lệch của học sinh hiện nay
100.000+ 3 -
35 đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024
10.000+
Mới nhất trong tuần
-
Bài mở đầu
-
PHẦN 1: NĂNG LƯỢNG VÀ SỰ BIẾN ĐỔI
-
PHẦN 2: CHẤT VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CỦA CHẤT
-
PHẦN 3: TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI
-
PHẦN 4: VẬT SỐNG
-
Chủ đề 11: Di truyền
- Bài 33: Gene là trung tâm của di truyền học
- Bài 34: Từ gene đến tính trạng
- Bài 35: Nhiễm sắc thể và bộ nhiễm sắc thể
- Bài 36: Nguyên phân và giảm phân
- Bài 37: Đột biến nhiễm sắc thể
- Bài 38: Quy luật di truyền của Mendel
- Bài 39: Di truyền liên kết và cơ chế xác định giới tính
- Bài 40: Di truyền học người
- Chủ đề 12: Tiến hoá
-
Chủ đề 11: Di truyền
- Không tìm thấy