Ghi bảng Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo (Cả năm) Ghi bảng Văn 8 năm 2024 - 2025

Ghi bảng Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo bao gồm toàn bộ các bài học trong cả năm học 2024 - 2025, giúp thầy cô tham khảo để biết cách trình bày bảng môn Ngữ văn 8 sách Chân trời sáng tạo Tập 1, Tập 2.

Để mỗi tiết học trở nên thú vị hơn, hấp dẫn các em học sinh thì giáo viên cần có một số kỹ năng trình bày bảng đẹp, khoa học khi dạy bất cứ môn học nào. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm Ghi bảng Văn 9. Vậy mời thầy cô cùng tham khảo bài viết dưới đây của Download.vn để tham khảo cách ghi bảng môn Văn 8 CTST:

Ghi bảng Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo

BÀI 1 – NHỮNG GƯƠNG MẶT THÂN QUEN

* Tri thức Ngữ văn

I. Khái niệm về thơ sáu chữ, bảy chữ

a/ Khái niệm:

- Thơ sáu chữ là thể thơ mỗi dòng có 6 chữ.

- Thơ bảy chữ là thể thơ mỗi dòng có 7 chữ.

- Mỗi bài có nhiều khổ, mỗi khổ thường có bốn dòng thơ và có cách gieo vần, ngắt nhịp đa dạng.

II. Đặc điểm của thơ sáu chữ, bảy chữ

1. Vần

Có 3 loại: vần chân và vần lưng, vần liền, vần cách.

- Vần liền là trường hợp tiếng cuối của hai dòng thơ liên tiếp vần với nhau.

- Vần cách là trường hợp tiếng cuối ở hai dòng cách nhau vần với nhau.

Ví dụ: (Ngoài SGK)

Thu lạnh càng thêm nguyệt tỏ ngời
Đàn ghê như nước, lạnh trời ơi
Long lanh tiếng sỏi vang vang hận
Trăng nhớ Tầm Dương, nhạc nhớ người.

(Nguyệt Cầm – Xuân Diệu)

(Vần liền: ngời – ơi )

Tháng giêng mơ về lối cũ
Cỏ mềm buông lời vu vơ
Chú dế xinh xinh đang ngủ
Người xưa mãi biệt xa mờ

(Kí ức Tháng Giêng – Hoàng Mai)

2. Bố cục của bài thơ

Bố cục của bài thơ là sự tổ chức, sắp xếp các phần, các đoạn thơ theo một trình tự nhất định. Việc xác định bố cục giúp người đọc có cái nhìn tổng quát, biết rõ bài thơ có mấy phần, vị trí và ranh giới từng phần trong bài thơ, từ đó có thể xác định được mạch cảm xúc của bài thơ.

3. Mạch cảm xúc của bài thơ

Mạch cảm xúc của bài thơ là sự tiếp nối, sự vận động của cảm xúc trong bài thơ.

Ví dụ: Mạch cảm xúc trong bài Việt Nam quê hương ta của Nguyễn Đình Thi có sự vận động từ cảm xúc tự hào về vẻ đẹp trù phú, thanh bình của quê hương đến cảm xúc tự hào, yêu nước của con người Việt Nam.

4. Cảm hứng chủ đạo

Cảm hứng chủ đạo là trạng thái tình cảm mãnh liệt, thường gắn với tư tưởng và đánh giá nhất định được thể hiện xuyên suốt tác phẩm, tác động đến cảm xúc của người đọc

Ví dụ: Cảm hứng chủ đạo trong bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai là cảm hứng xót thương, day dứt xen lẫn bất lực, nuối tiếc khi nhận ra dấu ấn thời gian và những nỗi vất vả của cuộc đời đã in hẳn lên bóng dáng mẹ.

5. Vai trò của tưởng tượng trong tiếp nhận văn học

Tác phẩm văn học là sản phẩm của trí tưởng tượng, sáng tạo, được thể hiện bằng ngôn từ. Vì thế, khi đọc văn bản, người đọc cần huy động nhận thức, trải nghiệm, sử dụng kết hợp các giác quan để tái hiện trong tâm trí mình hình ảnh con người hay bức tranh đời sống mà nhà văn, nhà thơ đã khắc họa trong văn bản. Nhờ khả năng tưởng tượng, người đọc có thể trải nghiệm cuộc sống được miêu tả, hóa thân vào các nhân vật từ đó cảm nhận và hiểu văn bản đầy đủ, sâu sắc hơn.

6. Từ tượng hình và từ tượng thanh, đặc điểm và tác dụng

- Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ của sự vật chẳng hạn: gập ghềnh, khẳng khiu, lom khom,…

- Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh trong thực tế, chẳng hạn như khúc khích, róc rách, tích tắc,…

- Từ tượng hình và từ tượng thanh mang giá trị biểu cảm cao, có tác dụng gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, âm thanh một cách sinh động, và cụ thể, thường được sử dụng trong các sáng tác văn chương và lời ăn tiếng nói hằng ngày.

VĂN BẢN 1: TRONG LỜI MẸ HÁT
(Trương Nam Hương)

I. Tri thức Ngữ văn

1. Tác giả:

- Nhà thơ Trương Nam Hương sinh ngày 23-10-1963 tại Hải Phòng, lớn lên ở Hà Nội và vào TP Hồ Chí Minh từ năm 12 tuổi.

- Ông là một nhà thơ tài hoa của nền văn học Việt Nam. Với những chùm thơ hay và giàu ý nghĩa đã giúp ông nhận được nhiều giải thưởng cao quý của văn học nghệ thuật.

2. Tác phẩm

a. Xuất xứ - In trong Ban mai xanh, bài thơ lần đầu được đăng trên báo Khăn quàng đỏ năm 1987

b. Thể loại: Thơ sáu chữ

c. Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

d. Ý nghĩa nhan đề: Nhan đề bài thơ Trong lời mẹ hát có nghĩa là lời ru của mẹ, lời ru ấy mang nhiều ý nghĩa với người con.

e. Bố cục

Phần 1: 2 khổ đầu: Lời ru của mẹ chứa những kỷ niệm tuổi thơ

Phần 2: khổ thứ 3,4,5,6,7: Sự hi sinh thầm lặng của mẹ

Phần 3: Khổ cuối: Lời ru của mẹ chắp cánh tương lai cho con

II. Suy ngẫm và phản hồi

1. Đặc điểm của thơ sáu chữ có trong bài

- Câu thơ 6 chữ, một đoạn 4 câu

- Vần trong bài thơ là vần cách: “ngào – dao”, “xanh – chanh”; “rồi -nôi”

2. Hình ảnh đặc sắc trong hai đoạn thơ đầu

- Câu thơ: “Chòng chành nhịp võng ca dao”

-> Ẩn dụ, đảo ngữ

=>Những gian truân, khó nhọc của mẹ đi cùng năm tháng, gắn liền với quê hương, đất nước

- Câu thơ: “Vầng trăng một thời con gái

Vẫn còn thơm ngát hương cau”

->Ẩn dụ

-> Đất nước huyền thoại, nghĩa tình, chất chứa kỉ niệm tuổi thanh xuân tươi đẹp của mẹ.

=> Lời ru của mẹ gợi nhắc bao kỉ niệm thân thương, với những cảnh vật mộc mạc, giản dị mà chan chứa nghĩa tình

3. Hình ảnh người mẹ (từ khổ thơ 3 – khổ thơ 7)

- Chi tiết: lời ru gắn với hành động giã gạo, cánh đồng lúa dập dờn, áo nâu bạc phếch, mái tóc bạc

- Hình ảnh người mẹ hiện lên với bao lo toan trong cuộc sống đời thường qua thời gian.

- Ý đối lập trong hai câu thơ: “Lưng mẹ cứ còng dần xuống /Cho con ngày một thêm cao”

-> Bộc lộ tình yêu và lòng biết ơn của tác giả đối với mẹ.

4. Lời ru của mẹ chắp cánh tương lai cho con

- Ẩn dụ : “chắp con đôi cánh”.

-> Sự động viên, khích lệ con trên đường đời.

III. TỔNG KẾT

1. Nghệ thuật

- Tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hoá , ẩn dụ , đảo ngữ, hình ảnh đối lập

- Sử dụng thể thơ sáu chữ, lời thơ mộc mạc, gần gũi, giản dị

2. Nội dung

- Bài thơ là tình cảm gắn bó, yêu kính dành cho mẹ, sự yêu mến với quê hương mộc mạc, nghĩa tình. Từ đó cho con niềm tin vào tương lai.

....

>> Tải file để tham khảo toàn bộ nội dung Ghi bảng Văn 8!

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 22
  • Lượt xem: 67
  • Dung lượng: 839,4 KB
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Sắp xếp theo
👨