-
Tất cả
-
Học tập
-
Lớp 1
-
Lớp 2
-
Lớp 3
-
Lớp 4
-
Lớp 5
-
Thi vào 6
-
Lớp 6
-
Lớp 7
-
Lớp 8
-
Lớp 9
-
Thi vào 10
-
Lớp 10
-
Lớp 11
-
Lớp 12
-
Thi THPT QG
-
Thi ĐGNL
-
Đề thi
-
Thi IOE
-
Thi Violympic
-
Trạng nguyên Tiếng Việt
-
Văn học
-
Sách điện tử
-
Học tiếng Anh
-
Tiếng Nhật
-
Mầm non
-
Cao đẳng - Đại học
-
Giáo án
-
Bài giảng điện tử
-
Cao học
-
Tài liệu Giáo viên
-
Công thức toán
-
-
Tài liệu
-
Hướng dẫn
-
Toán 9 Bài 25: Phép thử ngẫu nhiên và không gian mẫu Giải Toán 9 Kết nối tri thức tập 2 trang 56, 57, 58, 59
Giải bài tập Toán 9 Bài 25: Phép thử ngẫu nhiên và không gian mẫu với lời giải chi tiết, rõ ràng theo khung chương trình sách giáo khoa Toán 9 Tập 2 Kết nối tri thức trang 56, 57, 58, 59. Qua đó, giúp các em ôn tập và củng cố các dạng bài tập, rèn luyện kỹ năng giải môn Toán.
Giải Toán 9 Bài 25 chi tiết phần câu hỏi, luyện tập, bài tập, đồng thời còn giúp các em hệ thống lại toàn bộ kiến thức trọng tâm của Bài 25 Chương VIII: Xác suất của biến cố trong một số mô hình xác suất đơn giản. Bên cạnh đó, cũng giúp thầy cô soạn giáo án cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Toán 9 Bài 25: Phép thử ngẫu nhiên và không gian mẫu Kết nối tri thức
Giải Toán 9 Kết nối tri thức Tập 2 trang 59
Bài 8.1 trang 59 Toán 9 Tập 2
Chọn ngẫu nhiên một gia đình có hai con và quan sát giới tính của hai người con đó.
a) Phép thử và kết quả của phép thử là gì?
b) Mô tả không gian mẫu của phép thử.
Hướng dẫn giải
a) Phép thử là chọn ngẫu nhiên một gia đình có hai con.
Kết quả của phép thử là giới tính của hai người con đó: trai hoặc gái.
b) Không gian mẫu của phép thử là: Ω = {(Trai, Trai); (Trai, Gái); (Gái, Trai); (Gái, Gái)}.
Bài 8.2 trang 59 Toán 9 Tập 2
Một hộp đựng 5 tấm thẻ ghi các số 1; 2; 3; 4; 5. Rút ngẫu nhiên lần lượt hai tấm thẻ từ hộp, tấm thẻ rút ra lần đầu không trả lại vào hộp.
a) Phép thử và kết quả của phép thử là gì?
b) Mô tả không gian mẫu của phép thử. Không gian mẫu có bao nhiêu phần tử?
Hướng dẫn giải
a) Phép thử là rút ngẫu nhiên lần lượt hai tấm thẻ từ hộp, tấm thẻ được rút ra lần đầu không trả lại vào hộp.
Kết quả của phép thử là một cặp số (a, b), trong đó a và b tương ứng là số ghi trên tấm thẻ được lấy ra ở lần thứ nhất và lần thứ hai. Vì tấm thẻ được lấy ra lần đầu không trả lại vào hộp nên a ≠ b.
b) Ta liệt kê được tất cả các kết quả có thể của phép thử bằng cách lập bảng theo mẫu sau:
Vì a ≠ b nên cặp có hai phần tử trùng nhau không được tính, tức là trong bảng ta phải xóa 5 ô: (1, 1); (2, 2); (3, 3); (4, 4). Do đó không gian mẫu của phép thử là Ω = {(1, 2); (1, 3); (1, 4); (1, 5); (2, 1); (2, 3); (2, 4); (2, 5); (3, 1); (3, 2); (3, 4); (4, 5); (4, 1); (4, 2); (4, 3); (4, 5); (5, 1); (5, 2); (5, 3); (5, 4)}. Vậy không gian mẫu có 20 phần tử.
Bài 8.3 trang 59 Toán 9 Tập 2
Có hai nhóm học sinh: Nhóm I có ba học sinh nam là Huy, Sơn, Tùng; nhóm II có ba học sinh nữ là Hồng, Phương, Linh. Giáo viên chọn ngẫu nhiên một học sinh từ mỗi nhóm.
a) Phép thử và kết quả của phép thử là gì?
b) Mô tả không gian mẫu của phép thử. Không gian mẫu có bao nhiêu phần tử?
Hướng dẫn giải
a) Phép thử là chọn ngẫu nhiên một học sinh từ mỗi nhóm.
Kết quả của phép thử là một cặp tên (a, b), trong đó a và b tương ứng là tên của một học sinh nhóm I và một học sinh nhóm II.
b) Ta liệt kê được tất cả các kết quả có thể của phép thử bằng cách lập bảng như sau:
Mỗi ô là một kết quả có thể. Không gian mẫu là tập hợp 9 ô của bảng trên. Do đó, không gian mẫu của phép thử là Ω = {(Sơn, Hồng); (Sơn, Phương); (Huy, Linh); (Sơn, Hồng); (Sơn, Phương); (Sơn, Linh); (Tùng, Hồng); (Tùng, Phương); (Tùng, Linh)}. Vậy không gian mẫu có 9 phần tử.
Bài 8.4 trang 59 Toán 9 Tập 2
Xếp ngẫu nhiên ba bạn Mai, Việt, Lan trên một chiếc ghế dài.
a) Phép thử và kết quả của phép thử là gì?
b) Mô tả không gian mẫu của phép thử. Không gian mẫu có bao nhiêu phần tử?
Hướng dẫn giải
a) Phép thử là xếp ngẫu nhiên ba bạn Mai, Việt, Lan trên một chiếc ghế dài.
Kết quả của phép thử là một bộ ba tên (a, b, c), trong đó a, b và c tương ứng là tên ba bạn được xếp theo vị trí trên chiếc ghế dài.
b) Không gian mẫu của phép thử là: Ω = {(Mai, Việt, Lan); (Mai, Lan, Việt); (Việt, Mai, Lan); (Việt, Lan, Mai); (Lan, Mai, Việt); (Lan, Việt, Mai)}. Vậy không gian mẫu có 6 phần tử.

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Tài liệu tham khảo khác
Lớp 9 tải nhiều
Có thể bạn quan tâm
-
Bài tập cuối khóa Mô đun 9 THCS (9 môn)
10.000+ -
Tác phẩm Cây tre Việt Nam - Tác giả Thép Mới
100.000+ 1 -
Đề Tiếng Anh chuyên ngành Ngân hàng
10.000+ -
Đoạn văn nghị luận về giữ gìn vệ sinh trường lớp (7 Mẫu)
50.000+ -
Bộ đề kiểm tra 1 tiết Chương III Đại số lớp 7 có ma trận đề thi
10.000+ -
Tả một cảnh đẹp của Việt Nam (12 mẫu)
10.000+ -
Chia đa thức cho đa thức: Lý thuyết & bài tập
10.000+ -
Viết bài văn nghị luận so sánh cảm hứng chiều thu của Anh Thơ và Tế Hanh
10.000+ -
Bài tập đọc hiểu tiếng Anh lớp 9 - 67 bài đọc hiểu tiếng Anh 9
10.000+ -
Nghị luận về phong trào đi du học nước ngoài của học sinh hiện nay (Dàn ý + 7 mẫu)
50.000+
Mới nhất trong tuần
-
Chương I: Phương trình và hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn
-
Chương II: Phương trình và bất phương trình bậc nhất một ẩn
-
Chương III: Căn bậc hai và căn bậc ba
-
Chương IV: Hệ thức lượng trong tam giác vuông
-
Chương V: Đường tròn
- Bài 13: Mở đầu về đường tròn
- Bài 14: Cung và dây của một đường tròn
- Bài 15: Độ dài của cung tròn. Diện tích hình quạt tròn và hình vành khuyên
- Luyện tập chung trang 96
- Bài 16: Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn
- Bài 17: Vị trí tương đối của hai đường tròn
- Luyện tập chung trang 108
- Bài tập cuối chương V
-
Hoạt động thực hành trải nghiệm
-
Chương VI: Hàm số y = ax2 (a ≠ 0). Phương trình bậc hai một ẩn
-
Chương VII: Tần số và tần số tương đối
-
Chương VIII: Xác suất của biến cố trong một số mô hình xác suất đơn giản
-
Chương IX: Đường tròn ngoại tiếp và đường tròn nội tiếp
-
Chương X: Một số hình khối trong thực tiễn
-
Hoạt động thực hành trải nghiệm
- Không tìm thấy