Gợi ý đáp án Mô đun 4 môn Tự nhiên và xã hội Tiểu học Đáp án Module 4 môn TNXH

Đáp án Mô đun 4 môn Tự nhiên và xã hội Tiểu học giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi tương tác, câu hỏi trắc nghiệm môn TNXH để đạt kết quả cao trong bài tập cuối khóa Mô đun 4 của mình.

Bên cạnh đó, còn có cả Kế hoạch bài dạy Mô đun 4 môn Tự nhiên và xã hội, giúp thầy cô nắm được các phương pháp học tập và hoàn thành bài tập trong tập huấn Mô đun 4 một cách dễ dàng hơn. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đáp án môn Toán, Tiếng Việt để đạt kết quả như mong muốn. Mời thầy cô cùng tải miễn phí trong bài viết dưới đây:

Câu hỏi tương tác Module 4 Tự nhiên và xã hội

Câu 1. Chọn các đáp án đúng

Những quan điểm nào dưới đây được nhấn mạnh trong xây dựng chương trình môn học Tự nhiên và Xã hội

Dạy học tích hợp

Tích cực hoá hoạt động của học sinh

Đảm bảo tính mở, linh hoạt

Dạy học theo chủ đề

Câu hỏi tương tác

Câu 2. Trả lời câu hỏi

Việc xây dựng Kế hoạch dạy học môn học Tự nhiên và Xã hội thể hiện rõ ý nghĩa đối với công tác quản lí và cả đối với giáo viên. Thầy/ cô hãy chia sẻ ý kiến của mình về vấn đề này.

Nhập câu trả lời vào hộp thoại dưới đây:

- Đối với công tác quản lí: Việc xây dựng Kế hoạch dạy học môn học Tự nhiên và Xã hội là một bước cụ thể hoá các chủ trương, kế hoạch của nhà trường, vì thế nó là khâu quan trọng để thực hiện thành công mục tiêu và yêu cầu cần đạt của môn Tự nhiên và Xã hội trường trường Tiểu học.

- Đối với GV: Thực hiện chương giáo dục môn Tự nhiên và Xã hội một cách có mục đích và hệ thống trong chương trình giáo dục chung của nhà trường thông qua việc hiểu sâu sắc về mục tiêu, yêu cầu cần đạt; chủ động, linh hoạt trong sử dụng sách giáo khoa, thiết bị dạy học, vận dụng phương phương, hình thức tổ chức, địa điểm dạy học phù hợp với năng lực HS, phù hợp với mục tiêu giáo dục của nhà trường, của thực tế địa phương theo vùng, miền.

Câu 3. Trả lời câu hỏi

Thầy/ cô hãy cho biết tại sao cần xây dựng kế hoạch dạy học theo chủ đề/bài học? Khi xây dựng kế hoạch dạy học một chủ đề/bài học theo hướng phát triển PC và NL học sinh cần đảm bảo các yêu cầu gì?

Nhập câu trả lời vào hộp thoại dưới đây:

* Cần xây dựng kế hoạch dạy học theo chủ đề/bài học vì:

  • Giúp GV dạy học 1 chủ đề/bài học môn học Tự nhiên và Xã hội hiệu quả.
  • Là tài liệu có giá trị để đồng nghiệp và bản thân GV xem xét, điều chỉnh lại kế hoạch dạy học các chủ đề/bài học của mình.
  • Thể hiện sự kết nối hợp lí, lô-gic giữa các chủ đề/bài học về nội dung, phương pháp đặc trưng của môn học Tự nhiên và Xã hội.
  • Tạo thuận lợi cho đội ngũ GV có cùng chuyên môn trong quá trình dạy học môn học Tự nhiên và Xã hội.
  • Là bằng chứng góp phần đánh giá chất lượng của các tiết học chủ đề/bài học của môn học Tự nhiên và Xã hội.

* Khi xây dựng kế hoạch dạy học một chủ đề/bài học theo hướng phát triển PC và NL học sinh cần đảm bảo các yêu cầu:

- Về mục tiêu kế hoạch bài dạy: cần đảm bảo bám sát mục tiêu chung của môn học và yêu cầu cần đạt cụ thể trong chủ đề/bài học.

- Về nội dung kế hoạch bài dạy:

  • Phải đảm bảo chính xác, khoa học, đáp ứng đầy đủ nội dung bài học trong chương trình, làm rõ nội dung trọng tâm, có liên hệ thực tế, đảm bảo tính giáo dục và có tính phát triển.
  • Đối với KH bài học môn Tự nhiên và Xã hội, khi xây dựng KHBD phải chú ý đến tính mở trong việc lựa chọn và khai thác các đối tượng học tập sẵn có ở địa phương để xây dựng nội dung học tập. Kết nối, liên hệ nội dung của bài học với nội dung, đối tượng học tập ở địa phương, qua đó phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn cuộc sống.

- Về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học được lựa chọn và sử dụng trong KHDH:

  • Cần khai thác triệt để các phương pháp dạy học tích cực, hướng đến phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh.
  • Đối với việc dạy học môn Tự nhiên và Xã hội, phương pháp dự kiến đưa ra trong kế hoạch bài dạy phải giúp học sinh đềxuất những câu hỏi, phát hiện vấn đề cần tìm hiểu và tích cực tham gia giải quyết vấn đề. Chú trọng cho HS quan sát, đọc, thực hiện thực hành, điều tra đơn giản để tìm hiểu các sự vật, hiện tượng, các mối quan hệ trong tự nhiên và xã hội xung quanh; thu thập và ghi lại các dữ liệu đơn giản từ quan sát, thực hành; nhận xét về những đặc điểm bên ngoài, so sánh sự giống, khác nhau giữa sự vật, hiện tượng xung quanh …
  • Vận dụng linh hoạt, sáng tạo, phù hợp nhiều phương pháp dạy học với nhau; quan tâm đến hứng thú và chú ý tới sự khác biệt của học sinh để hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực của mỗi học sinh.
  • Kết hợp dạy học trong lớp với dạy học ngoài lớp, linh hoạt sử dụng các hình thức: dạy học cá nhân, dạy học theo nhóm, dạy học toàn lớp để phát triển phẩm chất chủ yếu và năng lực chung cho học sinh.

- Về phương tiện được dự kiến đưa ra và sử dụng trong KHBD: Kết hợp đa dạng nhiều phương tiện dạy học khác nhau. Đối với dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở tiểu học, cần tăng cường việc tổ chức các hoạt động dạy học tạo cơ hội cho học sinh được sử dụng các tranh ảnh, vật thật để quan sát và thực hành đơn giản.

- Tiến trình và các hoạt động tổ chức trong KHBD:  Tiếp cận tiến trình phát triển năng lực, tạo cơ hội cho người học được học trong hoạt động và thông qua hoạt động khám phá, nghiên cứu khoa học. Do đó, khi thiết kế KHBD, giáo viên nên thiết kế thành chuỗi các hoạt động học tập của học sinh, số lượng các hoạt động nên được lựa chọn phù hợp với mục tiêu, thời gian của bài học, đối tượng và điều kiện học tập học sinh.

Câu 4. Trả lời câu hỏi

Thầy/ cô hãy:

- Xây dựng các câu hỏi, bài tập đánh giá năng lực thành phần nhận thức khoa học.

- Xây dựng các câu hỏi, bài tập đánh giá năng lực thành phần tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh.

- Xây dựng các câu hỏi, bài tập đánh giá năng lực thành phần vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.

* Xây dựng các câu hỏi, bài tập đánh giá năng lực thành phần nhận thức khoa học:

  • Mọi người trong mỗi hình đang làm gì?
  • Việc làm nào có thể gây đứt tay, chân; bỏng, điện giật?
  • Nếu là bạn Hà, em sẽ nói gì và làm gì?
  • Vậy khi lỡ bị như vậy rồi thì chúng ta làm gì? Cô và các con sẽ cùng đi xử lí một số tình huống cụ thể nhé.

* Xây dựng các câu hỏi, bài tập đánh giá năng lực thành phần tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh:

  • Chọn 2 - 3 đồ dùng trong nhà có thể gây đứt tay và giải thích khi nào sử dụng chúng có thể bị đứt tay.
  • Nêu một số lưu ý khi sử dụng những đồ dùng đó để đảm bảo an toàn.
  • Ngoài các đồ dùng trên, con còn biết cách sử dụng an toàn những đồ dùng nào khác?

* Xây dựng các câu hỏi, bài tập đánh giá năng lực thành phần vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:

  • Em hãy tìm các đồ dùng trong gia đình có thể dẫn đến bị thương, nguy hiểm (đứt tay, chân; bỏng; điện giật)?
  • Bạn Bo đã làm gì?
  • Chúng ta có nên làm như bạn không?

Câu 5. Chọn cặp tương ứng bằng cách click ô bên trái và sau đó ô bên phải tương ứng

Thầy/ cô hãy kéo thả các hộp thông tin để hoàn thiện Quy trình xây dựng bài dạy môn Tự nhiên và Xã hội.

Quy trình xây dựng bài dạy

Bài tập cuối khoá Module 4 môn Tự nhiên xã hội

Câu 1. Ở cấp độ nhà trường, chương trình môn học Tự nhiên và Xã hội cần được cụ thể hóa thông qua văn bản/tài liệu nào dưới đây?

A. Chương trình môn học Tự nhiên và Xã hội

B. Kế hoạch dạy học môn học Tự nhiên và Xã hội

C. Sách giáo khoa môn học Tự nhiên và Xã hội

D. Kế hoạch bài dạy môn học Tự nhiên và Xã hội

Câu 2. Câu nào sau đây nêu đúng nhất về bản chất của kế hoạch dạy học môn học Tự nhiên và Xã hội?

A. Là văn bản cụ thể hóa chương trình môn học Tự nhiên và Xã hội của mỗi nhà trường trong đó nêu rõ sự phù hợp về đặc điểm học sinh, giáo viên, cơ sở vật chất.

B. Là cơ sở để nâng cao mục tiêu hình thành phẩm chất, năng lực và yêu cầu cần đạt cho học sinh trong Chương trình môn học Tự nhiên và Xã hội quốc gia của mỗi nhà trường.

C. Là cơ sở để cán bộ quản lí nhà trường kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông quốc gia trong mỗi nhà trường.

D. Là văn bản cụ thể hóa mục tiêu, yêu cầu cần đạt, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, phương tiện và đánh giá học sinh trong Chương trình môn học Tự nhiên và Xã hội quốc gia phù hợp với mục tiêu của nhà trường và thực tiễn nhà trường.

Câu 3. Khi xây dựng kế hoạch dạy học môn học Tự nhiên và Xã hội, giáo viên cân dựa trên căn cứ nào đầu tiên?

A. Văn bản hướng dẫn triển khai năm học.

B. Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học đặc trưng của môn học Tự nhiên và Xã hội

C. Chương trình môn học Tự nhiên và Xã hội

D. Điều kiện về cơ sở vật chất của nhà trường

Câu 4. Kế hoạch dạy học môn học Tự nhiên và Xã hội cần được triển khai như thế nào trong thực tiễn?

A. Giáo viên cần tuân thủ đúng theo từng nội dung được trình bày trong kế hoạch giáo dục.

B. Giáo viên không cần thay đổi kế hoạch giáo dục này hằng năm.

C. Giáo viên có thể tùy ý thay đổi các nội dung theo quan điểm của mình

D. Giáo viên sử dụng linh hoạt, có thể điều chỉnh phù hợp với thực tế về phương pháp, hình thức tổ chức, phương tiện dạy học.

Câu 5. Quy trình xây dựng kế hoạch dạy học môn học Tự nhiên và Xã hội cần theo trình tự nào?

(1) Xác định mục đích của việc xây dựng Kế hoạch giáo dục môn học Tự nhiên và Xã hội

(2) Phân tích nhu cầu

(3) Xây dựng kế hoạch giáo dục môn học Tự nhiên và Xã hội

(4) Hoàn thiện và phê duyệt kế hoạch giáo dục môn học Tự nhiên và Xã hội.

1-2-3-4

2-3-1-4

2-1-3-4

Câu 6. Việc xây dựng kế hoạch dạy học môn học Tự nhiên và Xã hội ở nhà trường cần sự tham gia, đóng góp chính của những đối tượng nào?

A. Các cán bộ thuộc các ban ngành đoàn thể địa phương, cán bộ quản lý và giáo viên nhà trường.

B Cán bộ quản lý, các tổ trưởng chuyên môn.

C. Cán bộ quản lý và toàn thể giáo viên nhà trường.

D. Cán bộ quản lý, tổ chuyên môn, giáo viên.

Câu 7. Tại sao khi xây dựng kế hoạch dạy học môn học Tự nhiên và Xã hội lại cần chú ÿ đên đặc điểm của nhà trường và địa phương?

A. Để đảm bảo tính phù hợp và hiệu quả trong thực tiễn dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở nhà trường.

B. Để xem xét các nội dung giáo dục khác nhau trong Chương trình giáo dục địa phương.

C. Để thể hiện những điểm mạnh của nhà trường trong xây dựng kế hoạch giáo dục môn học Tự nhiên và Xã hội.

D. Để liên kết với những nội dung khác trong quá trình thực hiện Chương trình tổng thể quốc gia.

Câu 8. Khi lựa chọn và sắp xếp nội dung trong quá trình xây dựng kế hoạch dạy học môn học Tự nhiên và Xã hội, giáo viên cần lưu ý điều gi?

A. Tuyệt đối tuân thủ theo nội dung của ó chủ đề trong chương trình môn học.

B. Tuyệt đối tuân thủ theo nội dung của ó chủ đề được quy định trong chương trình môn học, bổ sung thêm các nội dung giáo dục truyền thống địa phương.

C. Có thể lựa chọn nội dung, thay đổi thứ tự của ó chủ đề trong chương trình môn học phù hợp với điều kiện của nhà trường và địa phương.

D. Chỉ lựa chọn một số chủ đề trong 6 chủ đề được quy định trong chương trình môn học, bổ sung thêm các nội dung giáo dục truyền thống địa phương

Câu 9. Việc đánh giá kế hoạch dạy học môn học Tự nhiên và Xã hội cần dựa vào những tiêu chí nào?

A. Tính trình tự; tính gắn kết; tính phù hợp; tính cân đối và tính hiệu quả.

B. Tính trình tự; tỉnh phù hợp; tính cân đối; tính cập nhật và tính hiệu quả.

C. Tính trình tự; tính phù hợp; tính hài hòa; tính cập nhật và tính hiệu quả.

D. Tính trình tự; tính gắn kết; tính phù hợp; tính cân đối; tinh cập nhật và tính hiệu quả

Câu 10. Quan điểm nào sau đây chưa đúng khi xây dựng và thực hiện một kế hoạch bài dạy?

A. Kế hoạch bài dạy bao gồm nhiều thành tổ của quá trình dạy học và đây là một tiến trình dự kiến để thực hiện bài học/chủ đề một cách hiệu quả

B. Kế hoạch bài dạy là sự cụ thể hỏa kế hoạch giáo dục môn học ở cấp độ từng bài học/chủ đề

C. Kế hoạch bài dạy thể hiện được sự tự chủ, linh hoạt của giáo viên khi tổ chức bài học/chủ đề trong thực tiễn

D. Kế hoạch bài dạy đã được tổ chuyên môn, Ban giám hiệu thông qua nên cần tuân thủ theo đúng các bước đề ra

Câu 11. Cấu trúc của Kế hoạch bài dạy cần có những thành tố cơ bản nào?

A. Tên chủ đề/bài học; Mục tiêu; Phương pháp, hình thức dạy học; Tiến trình hoạt động

B. Tên chủ đề/bài học; Phương pháp, hình thức dạy học; Chuẩn bị của giáo viên, học sinh; Tiền trình hoạt động

C. Tên chủ đề/bài học; Mục tiêu; Phương pháp, hình thức dạy học; Chuẩn bị của giáo viên, học sinh; Tiến trình hoạt động

d. Tên chủ đề/bài học; Phương pháp, hình thức dạy học; Chuẩn bị của giáo viên, học sinh; Tiến trình hoạt động

Câu 12. Thành tổ nào cần được xác định đầu tiên khi xây dựng Kế hoạch bài dạy?

A. Nội dung dạy học

B. Đồ dùng dạy học

C. Mục tiêu

D. Phương pháp, hình thức tổ chức

Câu 13. Khi triển khai một Kế hoạch bài dạy trong thực tiễn lớp học, giáo viên có thể được thay đổi thành tố nào sau đây?

A. Mục tiêu bài học/chủ đề

B. Cả ba ý kiến trên

C. Kết quả đánh giá học sinh

D. Hoạt động học tập

Câu 14. Tiến trình tổ chức một chủ đề/bài học trong giờ học môn Tự nhiên và Xã hội thông thường nên được thực hiện theo tiến trình nào?

A. Mở đầu, hình thành kiến thức mới, nâng cao, vận dụng

B. Nhận biết, tìm hiểu kiến thức mới, huyện tập, vận dụng

C. Mở đầu, hình thành kiến thức mới, luyện tập, vận dụng

D. Nhận biết, tìm hiểu kiến thức mới, nâng cao, vận dụng

Câu 15. Việc xác định yêu cầu cần đạt của học sinh theo chủ đề/bài học môn Tự nhiên và Xã hội trong Kế hoạch bài dạy cần căn cứ vào thành tố nào?

A. Sách giáo khoa, tài liệu tham khảo dành cho giáo viên môn Tự nhiên và Xã hội.

B. Đặc điểm, điều kiện của nhà trường

C. Chương trình, kế hoạch giáo dục môn học Tự nhiên và Xã hội

D. Đặc điểm, sở thích

Câu 16. Theo Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội 2018, mục tiêu quan trọng nhất của Kế hoạch bài dạy theo chủ đề/bài học môn Tự nhiên và Xã hội cần hướng đến là gì?

A. Phát triển các năng lực chung, năng lực đặc thù và phẩm chất cho học sinh.

B. Lĩnh hội được những nội dung bài học và có khả năng mở rộng tìm hiểu những nội dung khác ở địa phương

C. Tổ chức được nhiều hoạt động trải nghiệm cho học sinh.

D. Lĩnh hội được nội dung bài học và có khả năng luyện tập.

Câu 18. Các nội dung phân tích hoạt động học của học sinh trong phân tích, đánh giá Kế hoạch bài dạy theo LAR gồm những thành tố nào sau đây?

A. Xây dựng kiến thức; Hợp tác; Ứng dụng công nghệ thông tin; Tự điều chỉnh; Giải quyết vấn đề thực tế

B. Xây dựng kiến thức; Giao tiếp; Ứng dụng công nghệ thông tin; Tự điều chỉnh; Liên hệ thực tế

C. Xây dựng kiến thức; Giao tiếp; Ứng dụng công nghệ thông tin; Tự điều chỉnh; Giải quyết vấn đề thực tế

D. Xây dựng kiến thức; Hợp tác; Sử dụng đồ dùng học tập; Tự điều chỉnh; Liên hệ thực tế

Câu 19. Điều gì quan trọng nhất khi sử dụng trang thiết bị dạy học trong giờ Tự nhiên và Xã hội?

A. An toàn, thẩm mĩ, phù hợp

B. Tiết kiệm, an toàn, thẩm mĩ

C. An toàn, thẩm mĩ, tiết kiệm, phù hợp, hiệu quả.

D. Thẩm mĩ, tiết kiệm, hiệu quả

Câu 20. Tiêu chí nào quan trọng nhất để đánh giá một giờ dạy Tự nhiên và Xã hội thành công?

A. Học sinh phát triển các năng lực, phẩm chất và say mê, hứng thú với môn học.

B. Học sinh thực hiện được các bài tập giáo viên giao.

C. Học sinh hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao

D. Học sinh hiểu được các nội dung vận dụng

Mẫu kế hoạch bài dạy Module 4 môn Tự nhiên và xã hội

KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Chủ đề/bài học: Gia đình/ Nhà ở của em Thời lượng: 02 tiết; Lớp: 1

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Năng lực đặc thù

  • Nhận thức khoa học: Nêu được địa chỉ, đặc điểm ngôi nhà nơi gia đình đang ở. Nêu được sự cần thiết phải sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng.
  • Tìm hiểu: Nhận xét được về đặc điểm xung quanh của ngôi nhà em ở.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Làm được một số việc phù hợp để giữ nhà ở gọn gàng, ngăn nắp.

2. Năng lực chung

  • NL tự chủ và tự học: Vẽ được bức tranh về nơi ở của gia đình mình, mô tả rõ các phòng trong ngôi nhà và đặc điểm xung quanh nơi ở; Làm được một số việc phù hợp để giữ nhà ở gọn gàng, ngăn nắp,
  • NL giao tiếp và hợp tác: Cùng bạn thực hiện các hoạt động thảo luận nhóm và báo cáo kết quả trước lớp để tìm hiểu về đặc điểm ngôi nhà và những việc làm để giữ nhà ở gọn gàng, ngăn nắp; Thực hành phối hợp với đội, nhóm để hoàn thành trò chơi.
  • NL giải quyết vấn đề: Đưa ra ý kiến, phân tích và ra quyết định để giải quyết tình huống trong bài học liên quan đến nhà ở.

3. Phẩm chất chủ yếu

  • Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức giữ gìn đồ dùng trong nhà, đồ dùng cá nhân gọn gàng, ngăn nắp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Hoạt độngGiáo viênHọc sinh
Khởi độngBảng tìm đườngBút
HĐHTKTM 1, Tiết 1Tranh vẽ ngôi nhà
HĐHTKTM 2 Tiết 1Tranh vẽ nhà ở thành thị, nông thôn, vùng núi.
HĐ Luyện tập thực hành Tiết 1Ảnh chụp ngôi nhà của mình
Khởi độngNhạc bài hát “Em yêu nhà em” (Thơ Tô Hoài, nhạc: Nguyễn Tiến Nghĩa).
HĐ 1, Tiết 2Tranh vẽ phòng ở nhà

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

TIẾT 1

Hoạt động: KHỞI ĐỘNG (thời gian: 5 phút)

Mục tiêu:

Tạo hứng thú và khơi gợi để HS nói lên tình cảm của bản thân đối với ngôi nhà của mình, từ đó dẫn dắt vào bài mới.

Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

Phương pháp dạy học: PP trò chơi

Tiến trình tổ chức:

* Giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 2 đội và tổ chức cho HS chơi trò: “Tìm đường về nhà”.

- GV phổ biến luật chơi: GV đính tranh phóng to. 2 đội quan sát thảo luận và cử đại diện lên bảng vẽ đường giúp bạn Lan tìm được đường về nhà. Đội nào tìm nhanh và đúng, đội đó giành phần thắng.

- Sau khi bài hát hoặc trò chơi kết thúc, GV nhận xét chung và dẫn dắt vào bài học: “Nhà ở của em”.

Dự kiến sản phẩm của HS:

- Bảng sản phẩm tìm đường về nhà của hai đội.

Dự kiến đánh giá:

Đánh giá thông qua sản phẩm trò chơi của hai đội.

Hoạt động hình thành kiến thức mới:

*Hoạt động 1: TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM NGÔI NHÀ VÀ CÁC PHÒNG TRONG NHÀ (thời gian: 10 phút)

Mục tiêu:

HS nêu được đặc điểm của ngôi nhà và các phòng trong nhà.

Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

Phương pháp dạy học: PP hợp tác theo nhóm

Kĩ thuật dạy học: Khăn trải bàn

Tiến trình tổ chức:

* Giao nhiệm vụ học tập

* Bước 1: GV phân công nhiệm vụ và hướng dẫn cho cả lớp.

- GV giới thiệu tranh một ngôi nhà của bạn An, yêu cầu HS quan sát nêu nội dung tranh. Gợi ý: Tranh vẽ cảnh ở thành phố, có nhiều nhà cao tầng. An dẫn bạn về nhà chơi và giới thiệu về nhà của mình cho bạn biết.

- GV đặt câu hỏi:

+ Nhà của An ở đâu?

+ Trong nhà An có những phòng nào?

* Bước 2: Thảo luận nhóm ( kĩ thuật Khăn trải bàn)

- HS làm việc độc lập rồi trao đổi thảo luận trong nhóm.

- GV quan sát các nhóm thảo luận, đặt thêm câu hỏi gợi ý:

+ Địa chỉ nhà bạn An ở đâu?

+ Xung quanh nhà bạn An như thế nào?

+ Nhà bạn An có mấy tầng?

+ Mỗi tầng gồm có những phòng nào?

* Bước 3: Trình bày, thảo luận tổng kết trước lớp

- 2 đến 3 nhóm lên trình bày trước lớp theo các câu hỏi gợi ý ở trên.

  • Cả lớp thảo luận.

- GV đặt câu hỏi gợi mở và HS nhận xét và rút ra kết luận.

  • Kết luận: Trong nhà thường có phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ và nhà vệ sinh để phục vụ nhu cầu sinh hoạt của các thành viên trong gia đình.

Dự kiến sản phẩm của HS:

- Câu trả lời của học sinh:

  • Nhà bạn An ở thành phố/ Nhà bạn An ở số 18 Tô Hiệu.
  • Nhà An có hai tầng: tầng trệt có phòng khách, phòng bếp; tầng 1: hai phòng ngủ, 1 phòng tắm.
  • Xung quanh nhà bạn An có nhà hai bên, phía trước là con đường, phía sau có cây cối.

Dự kiến đánh giá:

Đánh giá thông qua câu trả lời của HS.

PP đánh giá: vấn đáp. Công cụ đánh giá: bộ câu hỏi.

*Hoạt động 2: ĐẶC ĐIỂM XUNG QUANH NHÀ Ở (thời gian: 13 phút)

Mục tiêu:

HS nêu một số đặc điểm xung quanh các ngôi nhà ở vùng thành thị, thôn quê và miền núi.

Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

Phương pháp dạy học: PP quan sát

Kĩ thuật dạy học: dạy học mảnh ghép

Tiến trình tổ chức:

* Giao nhiệm vụ học tập

* Vòng 1: NHÓM CHUYÊN GIA

- GV chia lớp 6 nhóm. Nhóm 1,2 thảo luận tranh 1, nhóm 3,4 thảo luận tranh 2, nhóm 5,6 thảo luận tranh 3.

Câu hỏi:

+ Ngôi nhà trong tranh 1, tranh 2 thuộc loại nhà ở vùng miền nào? (Tranh 1: Nhà ở nông thôn; tranh 2: Nhà ở miền núi; tranh 3: Nhà ở thành thị)

- GV yêu cầu HS thảo luận: “Nêu đặc điểm xung quanh của những ngôi nhà trong tranh”.

* Vòng 2: NHÓM MẢNH GHÉP

- HS di chuyển đến nhóm mới, chia sẻ trong nhóm về đặc điểm xung quanh của ba bức tranh 1,2,3.

- GV giải thích thêm cho HS biết về các dạng nhà ở: nhà ở thành thị, nhà ở nông thôn và nhà ở miền núi.

- GV và HS cùng trao đổi và nhận xét.

  • Kết luận: Mỗi nhà có đặc điểm xung quanh khác nhau.

Dự kiến sản phẩm của HS:

- Câu trả lời của học sinh.

  • Tranh 1: Nhà ở nông thôn, nhà cửa thưa thớt, xung quanh nhà có nhiều cây cối.
  • Tranh 2: Nhà ở miền núi, là nhà sàn, xung quanh nhà có nhiều cây, có núi.
  • Tranh 3: Nhà ở thành thị, có nhiều nhà san sát nhau, nhiều xe cộ qua lại.

Dự kiến đánh giá:

Đánh giá thông qua câu trả lời của HS.

PP đánh giá: vấn đáp. Công cụ đánh giá: bộ câu hỏi.

Hoạt động luyện tập, thực hành: KỂ VỀ NGÔI NHÀ CỦA EM (thời gian: 7 phút)

Mục tiêu:

HS nêu được địa chỉ nơi ở của gia đình, đặc điểm ngôi nhà, các phòng trong nhà và một số đặc điểm xung quanh nơi ở.

Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

Phương pháp dạy học: PPDH HỢP TÁC

Tiến trình tổ chức:

* Cách thức học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập

Làm việc theo nhóm đôi

- GV yêu cầu HS họp nhóm đôi, chia sẻ với bạn về ngôi nhà của mình. HS chuẩn bị sẵn hình ảnh ngôi nhà và các phòng để kể.

- GV gợi ý một vài câu hỏi:

+ Địa chỉ nhà em ở đâu?

+ Đường xá, cảnh vật xung quanh như thế nào?

+ Nhà em là nhà ở nông thôn, miền núi hay thành thị?

+ Nhà em có mấy phòng? Đó là những phòng nào?

* Cách thức học sinh trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

Làm việc chung toàn lớp

- GV tổ chức cho HS chia sẻ ý kiến trước lớp.

- GV kết hợp giáo dục HS: Nhà là nơi sống và làm việc của mọi người trong gia đình. Em phải yêu quý ngôi nhà của mình.

- GV và HS cùng nhận xét và rút ra kết luận.

Kết luận: Nhà là nơi em ở.

* Phương án đánh giá hoạt động học của học sinh

Dự kiến sản phẩm của HS:

- Câu trả lời của học sinh:

  • Học sinh nêu được số nhà, tên đường, tên phường/xã, quận/huyện, thành phố/tỉnh.
  • Học sinh nêu được nhà mình ở nông thôn, thành thị.
  • Học sinh nêu được nhà mình có mấy phòng, kể được các phòng.

Dự kiến đánh giá:

Đánh giá thông qua câu trả lời của HS.

PP đánh giá: vấn đáp. Công cụ đánh giá: bộ câu hỏi.

TIẾT 2

Hoạt động KHỞI ĐỘNG (5 phút):

GV bật nhạc cho HS nghe bài hát “Em yêu nhà em” (Thơ Tô Hoài, nhạc: Nguyễn Tiến Nghĩa). https://www.youtube.com/watch?v=ZWhVzwOtUYI

- HS trả lời câu hỏi: Ngôi nhà của bạn nhỏ được làm bằng gì? Tình cảm của bạn nhỏ đối với ngôi nhà như thế nào? “Em có yêu ngôi nhà của mình không? Vì sao?”.

Hoạt động hình thành kiến thức mới: TÌM HIỂU VỀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI SẮP XẾP ĐỒ DÙNG CÁ NHÂN GỌN GÀNG (thời gian: 10 phút)

Mục tiêu:

  • HS nêu được sự cần thiết phải sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng.

Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

Phương pháp dạy học: PP DẠY HỌC THEO TÌNH HUỐNG

Kĩ thuật dạy học: khăn trải bàn

Tiến trình tổ chức:

* Giao nhiệm vụ học tập

Bước 1: Giới thiệu tình huống

  • GV giới thiệu tình huống bằng cách chọn 2 học sinh sắm vai theo tình huống trong tranh “Giờ học đến rồi, con phải tìm sách toán. Mà giờ con không tìm thấy cuốn sách toán ạ.

Bước 2: Tổ chức cho HS làm việc độc lập.

  • GV đưa yêu cầu cho cá nhân HS suy nghĩ: Chuyện gì xảy ra với bạn An? Vì sao?Nếu em là An, em sẽ làm gì?

Bước 3: Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm.

  • - GV chia nhóm 4, yêu cầu HS chia sẻ câu trả lời trong nhóm, thống nhất câu trả lời của nhóm. (Kĩ thuật Khăn trải bàn)
  • - GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm.

Bước 4: Tổ chức cho HS thảo luận cả lớp.

  • Các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm.
  • Cả lớp thảo luận về các ý kiến được trình bày.

Bước 5: Tổng kết

- GV và HS nhận xét và rút ra kết luận.

  • Kết luận: Em cần sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng, ngăn nắp.

Dự kiến sản phẩm của HS:

- Câu trả lời của học sinh:

  • An tìm không được sách toán nên An đi học mà không có sách toán.
  • Do An mất thời gian tìm sách nên An đi học trễ.
  • Nếu là An, em sẽ để sách vở, đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp.

Dự kiến đánh giá:

Đánh giá thông qua câu trả lời của HS.

Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: NÊU NHỮNG VIỆC LÀM ĐỂ GIỮ NHÀ Ở GỌN GÀNG, NGĂN NẮP (thời gian: 20 phút)

Mục tiêu:

  • HS nêu được một số việc làm phù hợp để giữ nhà ở gọn gàng, ngăn nắp.

Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

Phương pháp dạy học: PP VẤN ĐÁP, ĐÓNG VAI

Kĩ thuật dạy học: Động não

Tiến trình tổ chức:

* Cách thức học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập

  • GV đặt câu hỏi: “Nêu 1 số việc làm để giữ nhà ở gọn gàng ngăn nắp ?”
  • HS đưa ra ý kiến.
  • GV và HS nhận xét.
  • Giáo viên đưa ra tình huống: Sau khi học bài xong, bạn Nam để sách vở, đồ dùng lung tung trên bàn và vội bật tivi để xem. Nếu là Nam em sẽ làm gì? (chia nhóm 6)

* Cách thức học sinh trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

Bước 1: Xác định tình huống

Bước 2: Chọn người tham gia.

Bước 3: HS bàn cách thể hiện vai diễn trong nhóm và trước lớp.

Bước 4: HS thể hiện vai diễn trong nhóm và trước lớp.

Bước 5: Nhận xét, đánh giá sự thể hiện của các nhóm.

Kết luận: Dọn dẹp các đồ dùng trong nhà sẽ giúp nhà ở gọn gàng, ngăn nắp.

* Phương án đánh giá hoạt động học của học sinh

Dự kiến sản phẩm của HS:

- Câu trả lời của học sinh:

  • Xếp sách vở, đồ dùng đúng nơi quy định.
  • Sau khi sử dụng để các đồ dung đúng vị trí.

- Các việc sắp xếp sách vở gọn gàng

Dự kiến đánh giá:

Đánh giá thông qua câu trả lời của HS, thông qua cách xử lý tình huống khi đóng vai của học sinh.

PHIẾU ĐÁNH GIÁ: Học sinh đánh giá đồng đẳng.

Hoàn thành tốt

Hoàn thành tốt

Hoàn thành

Hoàn thành

Cần cố gắng

Cần cố gắng

4. PHỤ LỤC 1

4.1. Nội dung dạy học

- Nêu địa chỉ, đặc điểm của ngôi nhà đang ở, các phòng trong nhà.

- Nêu đặc điểm xung quanh của ngôi nhà.

- Nêu được sự cần thiết phải sắp xếp đồ dung cá nhân gọn gang, ngăn nắp.

- Làm được một số việc phù hợp để giữ nhà ở gọn gàng, ngăn nắp.

4.2. Các phụ lục khác

Tranh lấy từ sách giáo kháo Tự nhiên và Xã hội lớp 1 của bộ sách Chân trời sáng tạo.

Tiết 1:

- Tranh hoạt động khởi động.

Tranh hoạt động khởi động

Tranh hoạt động 1:

Tranh hoạt động 1

Tranh hoạt động 2:

Tranh hoạt động 2

Tiết 2:

Tranh hoạt động 1:

Tranh hoạt động 1

PHỤ LỤC 2

5.1. Kế hoạch đánh giá cho chủ đề

Hoạt động học

(thời gian)

Mục tiêu

Nội dung dạy học

trọng tâm

PP/KTDH

chủ đạo

Sản phẩm

Hình thức KTĐG

Phương pháp KTĐG

Công cụ KTĐG

TIẾT 1:

Hoạt động 1. TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM NGÔI NHÀ VÀ CÁC PHÒNG TRONG NHÀ

(10 phút)

HS nêu được đặc điểm của ngôi nhà và các phòng trong nhà.

Đặc điểm của ngôi nhà và các phòng trong nhà.

Phương pháp dạy học: PP hợp tác theo nhóm

Kĩ thuật dạy học: Khăn trải bàn

Câu trả lời của học sinh.

Thường xuyên

Vấn đáp

-Sổ ghi chép

- Câu hỏi

- Phiếu quan sát

Hoạt động 2. ĐẶC ĐIỂM XUNG QUANH NHÀ Ở

(13 phút)

HS nêu một số đặc điểm xung quanh các ngôi nhà ở vùng thành thị, thôn quê và miền núi.

Một số đặc điểm xung quanh các ngôi nhà ở vùng thành thị, thôn quê và miền núi.

Phương pháp dạy học: PP quan sát

Kĩ thuật dạy học: dạy học mảnh ghép

Câu trả lời của học sinh.

Thường xuyên

Quan sát

-Sổ ghi chép

- Phiếu quan sát

Hoạt động 3. KỂ VỀ NGÔI NHÀ CỦA EM

(7 phút)

HS nêu được địa chỉ nơi ở của gia đình, đặc điểm ngôi nhà, các phòng trong nhà và một số đặc điểm xung quanh nơi ở.

Địa chỉ nơi ở của gia đình, đặc điểm ngôi nhà, các phòng trong nhà và một số đặc điểm xung quanh nơi ở.

Phương pháp dạy học: PP PPDH HỢP TÁC

Câu trả lời của học sinh.

Thường xuyên

Vấn đáp

-Sổ ghi chép

- Câu hỏi

-Phiếu quan sát

TIẾT 2:

Hoạt động 1. TÌM HIỂU VỀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI SẮP XẾP ĐỒ DÙNG CÁ NHÂN GỌN GÀNG (10 phút)

HS nêu được sự cần thiết phải sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng.

Sự cần thiết phải sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng.

Phương pháp dạy học: PP DẠY HỌC THEO TÌNH HUỐNG

Kĩ thuật dạy học: khăn trải bàn

Câu trả lời của học sinh.

Thường xuyên

Vấn đáp

-Sổ ghi chép

- Phiếu quan sát

Hoạt động 2. NÊU NHỮNG VIỆC LÀM ĐỂ GIỮ NHÀ Ở GỌN GÀNG, NGĂN NẮP (20 phút)

HS nêu được một số việc làm phù hợp để giữ nhà ở gọn gàng, ngăn nắp.

Một số việc làm phù hợp để giữ nhà ở gọn gàng, ngăn nắp.

Phương pháp dạy học: PP VẤN ĐÁP, ĐÓNG VAI

Kĩ thuật dạy học: Động não

Câu trả lời của học sinh.

Thường xuyên

Quan sát

-Sổ ghi chép

-Phiếu đánh giá

- Phiếu quan sát

5.2. Bộ công cụ đánh giá theo kế hoạch

CÂU HỎI: Dùng cho cả tiết 1 và 2

CÂU HỎI

Tiết 1:

Hoạt động 1:

1. Địa chỉ nhà của An là bao nhiêu ?

2. Xung quanh nhà bạn An như thế nào?

3. Nhà bạn An có mấy tầng?

4. Mỗi tầng gồm có những phòng nào?

Hoạt động 3:

1. Địa chỉ nhà em ở đâu?

2. Đường xá, cảnh vật xung quanh như thế nào?

3. Nhà em là nhà ở nông thôn, miền núi hay thành thị?

4. Nhà em có mấy phòng? Đó là những phòng nào?

Tiết 2:

Hoạt động 1:

1. Chuyện gì xảy ra với bạn An?

2. Vì sao?

3. Nếu em là An, em sẽ làm gì?

Tiết 1:

PHIẾU QUAN SÁT

Người được quan sát: ……………………………

Hoạt động

Cách thực hiện của học sinh

Kết luận của GV

Có

Không

Hoạt động 1

(Tiết 1)

Trình bày được địa chỉ nhà bạn An

Giới thiệu được đặc điểm trong nhà của bạn An:

+ Nêu được nhà An có hai tầng

+ Nêu được các phòng của mỗi tầng

Giới thiệu được đặc điểm xung quanh nhà của bạn An

Hoạt động 2

(Tiết 1)

Nêu đúng ngôi nhà trong tranh 1, tranh 2, tranh 3 thuộc loại nhà ở vùng miền nào ? (nông thôn, miền núi, thành thị)

Nêu được đặc điểm xung quanh của những ngôi nhà trong tranh 1, 2, 3.

Hoạt động 3

(Tiết 1)

Nêu được địa chỉ nhà của em

Nêu được đặc điểm nhà của em

TIẾT 2:

PHIẾU QUAN SÁT

Người được quan sát: ……………………………

Hoạt động

Cách thực hiện của học sinh

Kết luận của GV

Có

Không

Hoạt động 1

(Tiết 2)

Đưa ra được cách xử lí tình huống của cá nhân

Thống nhất được cách xử lí tình huống hợp lí

Hoạt động 2

(Tiết 2)

Nêu được một số việc làm phù hợp để giữ nhà ở gọn gàng, ngăn nắp

Đóng vai xử lí tình huống hợp lí

Hoạt động 2.

1. PHIẾU ĐÁNH GIÁ: Học sinh đánh giá đồng đẳng.

Hoàn thành tốt

Hoàn thành tốt

Hoàn thành

Hoàn thành

Cần cố gắng

Cần cố gắng

Sổ ghi chép:

Thứ ……. ngày…….tháng….năm….

Chủ đề: GIA ĐÌNH

BÀI: Nhà ở của em

TIẾT 1:

- Hoạt động 1:……………………………………………………………….........…………

…………………………………………………………………………………………………

- Hoạt động 2: :………………………………………………………………….......………

…………………………………………………………………………………………………

- Hoạt động 3: :…………………………………………………………………........………

………………………………………………………………………………………………….

TIẾT 2:

- Hoạt động 1: :……………………………………………………………….......…………

…………………………………………………………………………………………………

- Hoạt động 2: :…………………………………………………………………......………

…………………………………………………………………………………………………

Chia sẻ bởi: 👨 Minh Ánh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 378
  • Lượt xem: 13.173
  • Dung lượng: 346,8 KB
Sắp xếp theo