Cách viết đoạn văn cảm nhận về câu thơ, đoạn thơ Văn mẫu lớp 6, 7
Viết đoạn văn cảm nhận về câu thơ, đoạn thơ
Cách viết đoạn văn cảm nhận về câu thơ, đoạn thơ theo 5 bước có sử dụng lí luận văn học và hình ảnh so sánh. Bài viết dưới đây được sưu tầm, tổng hợp cho các thầy cô và các em học sinh theo dõi.
1. Hướng dẫn Cách viết đoạn văn cảm nhận một đoạn thơ hoặc bài thơ
Bước 1: Trích dẫn kiến thức lí luận văn học (hoặc một nhận định về lí luận văn học).
• Yêu cầu giữa lí luận văn học và câu thơ cần phân tích có nét tương đồng về nội dung.
Bước 2: Quả đúng như vậy/Thật vậy, dẫn lí giải một hoặc hai câu về kiến thức lí luận văn học vừa trích để bắt vào hai câu thơ cần phân tích; trích dẫn hai câu thơ đặt trong ngoặc kép, để giữa dòng thơ.
Bước 3: Phân tích hai câu thơ: Chú ý hình ảnh thơ, từ ngữ và biện pháp tu từ để suy ra nội dung của câu thơ:
• Một câu thơ bao giờ cũng có hai nội dung: nội dung liên quan đến đối tượng được miêu tả, được phản ánh trong câu thơ; nội dung trữ tình liên quan đến tình cảm và cảm xúc của tác giả.
• Khi phân tích tác dụng của biện pháp tu từ bao giờ cũng nêu ra ba tác dụng (cái này xem ở kĩ năng đọc hiểu thơ.
• Để phân tích thơ thấu đáo, người viết cần kết hợp với kiến thức lí luận văn học về những đặc trưng của thơ; đặt mình vào hoàn cảnh của nhân vật trữ tình để nắm bắt được được tâm trạng; lí giải được mạch nguồn cảm xúc; biết chỉ ra nét đọc đáo, sáng tạo, sự sâu sắc của hình ảnh thơ; ý thơ.
• Để phân tích thơ dễ dàng, người viết có nhiều cách bình, nhưng cách bình dễ nhất là lấy mình để hiểu người.
Bước 4: Liên hệ, mở rộng với câu thơ khác, hình ảnh thơ trong bài thơ khác (có thể tương đồng hoặc là tương phản)
• Nói qua một hai câu về nội dung của câu thơ vừa trích dẫn, mở rộng và liên hệ.
• Sau đó, từ hình ảnh hoặc cảm xúc của câu thơ mở rộng lại bắt trở về hai câu thơ đang phân tích.
Bước 5: Tiểu kết:
• Nói tóm lại, hai câu thơ đã miêu tả/thể hiện/khắc họa...
• Câu thơ là...(có thể là tính từ hoặc từ láy), là...(hình ảnh so sánh với một sự vật gì trong cuộc sống như: viên ngọc, đóa hoa, nốt nhạc, bản lề...)
2. Cách viết đoạn văn cảm nhận một đoạn thơ hoặc bài thơ
*Mở đoạn
Trong nền văn học Việt Nam, có biết bao bài thơ hay viết về ........... nhưng mỗi lần đọc bài thơ “...........” của tác giả ............. lòng em dâng trào bao cảm xúc.
*Thân đoạn:
- Bài thơ là lời của ai (nhân vật trữ tình) nói với ai (đối tượng trữ tình)? Bộc lộ cảm xúc về điều gì?
Ngô Thì Nhậm đã từng trải lòng “hay xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần”. Quả thực, đến với bài thơ “..............” là chúng ta đến với cảm xúc (nỗi niềm) của ............. dành cho ............ về điều gì (khi nào).
Xác định thể thơ: 4 chữ hay 5 chữ + đây là thể thơ thường gặp trong những bài đồng dao, bởi vậy bài thơ đã đem đến cho chúng ta một cảm giác gần gũi thân thương biết bao.
VD: Bài thơ trên thuộc thể thơ năm chữ đây là thể thơ thường gặp trong những bài đồng dao, bởi vậy bài thơ đã đem đến cho chúng ta một cảm giác gần gũi thân thương biết bao.
- Cảm nhận về vần: Vần chân, vần cách, vần lưng, vần liền.
+ Tác dụng:
- Tạo sự kết nối giữa các câu thơ.
- Đem đến độ ngân vang, nhạc tính.
- Cảm nhận về nhịp:
Cách ngắt nhịp ........... khiến lời thơ thật nhịp nhàng, hài hòa, cân đối như nghe trong từng lời thơ có sự du dương của âm nhạc. Có lẽ vậy mà câu thơ thật dễ nhớ dễ thuộc.
VD: Cách ngắt nhịp 2/3 hoặc 3/2 khiến lời thơ thật nhịp nhàng, hài hòa, cân đối như nghe trong từng lời thơ có sự du dương của âm nhạc. Có lẽ vậy mà câu thơ thật dễ nhớ dễ thuộc.
- Ấn tượng (kèm theo các từ cảm xúc):
+ Từ đặc sắc (từ láy, từ ghép, tính từ,...).
+ Câu cấu tạo đặc biệt, lặp lại hay không?
+ Biện pháp tu từ (chỉ ra và nêu tác dụng).
- Cảm nhận tưng khổ:
* Lưu ý: Nếu khổ thơ không có đặc sắc về từ, về biện pháp tu từ thì diễn xuôi thơ.
+ Đến với khổ thơ đầu tiên, ấn tượng nhất với em là “.........”
+ Khổ thơ thứ 2 là sự tiếp nối mạch cảm xúc, ta lại bắt gặp “..........”
+ Khổ thớ thứ 3, đáng chú ý là ..........
+ Khổ cuối cùng gập xúc động là .............
* Kết đoạn: Nêu ý nghĩa rút ra bài học từ bài thơ.
- Bài thơ đã chạm đến một thứ tình cảm thiêng liêng ẩn sâu trong trái tim mỗi người.
- Bài thơ khép lại nhưng ý nghĩa của bài thơ còn vàng vọng mãi trong em, khiến em thêm yêu, tự nhắc nhở mình cầm cố gắng hơn.