Viết bài tuyên truyền về nghĩa vụ nộp thuế của công dân (3 Mẫu) Giải GDKTPL 10 KNTT bài 6

Viết một bài tuyên truyền về nghĩa vụ nộp thuế của công dân mang đến 3 câu trả lời hay chi tiết nhất. Qua đó giúp các bạn nhanh chóng biết cách tuyên truyền về nghĩa vụ nộp thuế của công dân. Đồng thời nhanh chóng trả lời câu hỏi phần vận dụng Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 6.

Quyền của người nộp thuế thường gắn với nghĩa vụ thực thi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà ở đây là cơ quan thu và quản lý thuế. Do trong quan hệ pháp luật thuế có hai chủ thể cơ bản là người nộp thuế và cơ quan thu, quản lý thuế nên quyền của chủ thể này sẽ tương ứng với nghĩa vụ của chủ thể kia và ngược lại. Vậy sau đây là 3 bài tuyên truyền về nghĩa vụ nộp thuế của công dân mời các bạn theo dõi.

Bài tuyên truyền về nghĩa vụ nộp thuế của công dân - Mẫu 1

Thuế là một khoản tiền được thu bắt buộc, không bồi hoàn trực tiếp của Nhà nước đối với các tổ chức và các cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước vì lợi ích chung. Chính vì thế nghĩa vụ nộp thuế là của toàn dân. Nhà nước được xây dựng nên là vì lợi ích chung của toàn dân, chính vì thế thuế của nhà nước thu lại cũng vì lợi ích chung. Nhà nước luôn quan tâm đến đời sống của nhân dân nên khi người dân nộp thuế đầy đủ sẽ được hưởng những quyền lợi, lợi ích khi nộp thuế là:

  • Nhà nước xây dựng những hệ thống cơ sở giao thông để người dân đi lại;
  • Nhà nước xây dựng hệ thống cấp và thoát nước cho người dân;
  • Nhà nước xây dựng hệ thống cung cấp nguồn điện cho nhân dân sử dụng;
  • Nhà nước xây dựng hệ thống bệnh viện để người dân thăm khám chữa bệnh;
  • Nhà nước còn hỗ trợ người dân khi gặp những khó khăn do thiên tai, lũ lụt, bệnh tật;
  • Nhà nước xây dựng chính sách giúp nhân dân phát triển kinh tế;

Như đợt dịch bệnh diễn ra vừa rồi nhà nước ta đã luôn sát cánh cùng nhân dân, hỗ trợ người dân phòng dịch và hơn hết là thực hiện chính sách toàn dân được miễn phí tiêm Vacxin ngừa covid 19. Đó là những chính sách của nhà nước sử dụng nguồn tiền của nhân dân giao phó để phục vụ nhân dân.

Là một công dân phải luôn ghi nhớ nộp thuế là nghĩa vụ của người dân, không vì lợi ích riêng mà nhà nước luôn vì toàn dân. Mọi khoản thuế người dân nộp đều minh bạch và sử đụng đúng mục đích.

Vì vậy người dân cần chủ động trong việc nộp thuế đủ và đúng hạn. Những hành vi lách luật không nộp đúng số thuế, đúng hạn đều sẽ bị pháp luật trừng phạt.

Tuyên truyền về nghĩa vụ nộp thuế của công dân - Mẫu 2

Nộp thuế là việc cá nhân, tổ chức nộp tiền thuế vào Ngân sách Nhà nước theo thông tin đã kê khai thuế. Các khoản thuế phải nộp theo quy định của pháp luật, cá nhân tổ chức tự kê khai và chịu trách nhiệm với kê khai của mình. Đây là một trong những nghĩa vụ cao cả của người dân.

Một số quyền lời của việc nộp thuế như:

- Được hướng dẫn thực hiện việc nộp thuế; cung cấp thông tin, tài liệu để thực hiện nghĩa vụ, quyền lợi về thuế.

- Yêu cầu cơ quan quản lý thuế giải thích về việc tính thuế, ấn định thuế; yêu cầu cơ quan, tổ chức giám định số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

- Được giữ bí mật thông tin theo quy định của pháp luật.

- Hưởng các ưu đãi về thuế, hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế.

- Ký hợp đồng với tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế.

- Nhận văn bản kết luận kiểm tra thuế, thanh tra thuế của cơ quan quản lý thuế; yêu cầu giải thích nội dung kết luận kiểm tra thuế, thanh tra thuế; bảo lưu ý kiến trong biên bản kiểm tra thuế, thanh tra thuế.

- Được bồi thường thiệt hại do cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế gây ra theo quy định của pháp luật.

- Yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình.

- Khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

- Tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật của công chức quản lý thuế và tổ chức, cá nhân khác

Ngoài ra chúng ta cũng cần phải thực hiện một số nghĩa vụ như sau:

- Đăng ký thuế, sử dụng mã số thuế theo quy định của pháp luật.

- Khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng thời hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế.

- Nộp tiền thuế đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm.

- Chấp hành chế độ kế toán, thống kê và quản lý, sử dụng hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.

- Ghi chép chính xác, trung thực, đầy đủ những hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế, khấu trừ thuế và giao dịch phải kê khai thông tin về thuế.

- Lập và giao hoá đơn, chứng từ cho người mua theo đúng số lượng, chủng loại, giá trị thực thanh toán khi bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật.

- Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế, số hiệu và nội dung giao dịch của tài khoản mở tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; giải thích việc tính thuế, khai thuế, nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế.

- Chấp hành quyết định, thông báo, yêu cầu của cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế theo quy định của pháp luật.

- Chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật trong trường hợp người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền thay mặt người nộp thuế thực hiện thủ tục về thuế sai quy định.

Nộp thuế là quyền lợi và nghĩa vụ của công dân bởi vì một trong số các khoản thu chính của ngân sách nhà nước là thuế. Thuế giúp ổn định ngân sách nhà nước, giúp nhà nước tồn tại và duy trì hoạt động. Đóng thuế là nghĩa vụ của công dân. Các khoản thu từ thuế sẽ được sử dụng với mục đích phục vụ nhân dân, các công trình công cộng. Vì vậy, chúng ta cần phải nộp thuế để được hưởng những lợi ích từ ngân sách nhà nước.

Tuyên truyền về nghĩa vụ nộp thuế của công dân - Mẫu 3

Thuế là khoản thu bắt buộc mang tính cưỡng chế bằng sức mạnh của nhà nước mà các tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ phải nộp vào ngân sách nhà nước khi có đủ những điều kiện nhất định. Các khoản thu này không mang tính đối giá và hoàn trả trực tiếp cho người nộp thuế. Một cá nhân khi có thu nhập đến ngưỡng chịu thuế tự kê khai nộp thuế hoặc bị khấu trừ thuế tại nguồn trước khi nhận thu nhập. Do vậy, trong quan hệ pháp luật thuế, mỗi cá nhân cũng phải có một số quyền và nghĩa vụ nhất định trong việc bảo đảm hành thu thuế cho Ngân sách nhà nước, bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi cá nhân.

Nộp thuế là việc cá nhân, tổ chức nộp tiền thuế vào Ngân sách Nhà nước theo thông tin đã kê khai thuế. Các khoản thuế phải nộp theo quy định của pháp luật, cá nhân tổ chức tự kê khai và chịu trách nhiệm với kê khai của mình. Thuế được coi là nguồn tài chính chủ yếu để cân đối cho hoạt động chi thường xuyên. Khoản chi thường xuyên của Ngân sách Trung ương và Ngân sách địa phương được cân đối bởi các khoản thu từ thuế, phí và lệ phí, loại trừ những địa phương không đủ khả năng cân đối thu chi thường xuyên. Điều này thể hiện sự lệ thuộc của chính quyền trung ương và chính quyền địa phương vào các khoản thu về thuế.

Quyền của người nộp thuế thường gắn với nghĩa vụ thực thi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà ở đây là cơ quan thu và quản lý thuế. Do trong quan hệ pháp luật thuế có hai chủ thể cơ bản là người nộp thuế và cơ quan thu, quản lý thuế nên quyền của chủ thể này sẽ tương ứng với nghĩa vụ của chủ thể kia và ngược lại. Thuế là khoản thu nộp bắt buộc vào ngân sách. Vì không ai tự nguyện từ bỏ quyền lợi của mình để nộp thuế cho nhà nước. Hơn nữa, để nhà nước tồn tại, nguồn thu từ thuế phải thường xuyên và ổn định. Nếu tự nguyện nộp thì không thể thường xuyên và ổn định được.

Tính bắt buộc của thuế được thể hiện dưới 2 khía cạnh sau:

+ Đối với các cơ quan thu thuế: Thu thuế là nghĩa vụ bắt buộc đối với cán bộ, cơ quan thu thuế. Cán bộ cơ quan thu thuế không được quyền lựa chọn đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế, căn cứ tính thuế…Trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế là “Tổ chức thực hiện thu thuế theo quy định của pháp luật”, lấy pháp luật làm căn cứ duy nhất.

+ Đối với người nộp thuế: Đây là nghĩa vụ chuyển giao tài sản của họ cho nhà nước khi có đủ điệu kiện do pháp luật thuế quy định mà không phải quan hệ thanh toán trong hợp đồng hay ngoài hợp đồng.

Dù được thực hiện dưới hình thức nào, thuế vẫn thể hiện tính chất bắt buộc, đối tượng nộp thuế không có quyền trốn thuế hoặc mong muốn tự mình ấn định hay thoả thuận mức đóng góp của mình mà chỉ có quyền chấp thuận. Những đối tượng nộp thuế vi phạm luật sẽ bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hoặc cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật để buộc họ phải làm tròn nghĩa vụ nộp thuế. Đây là điểm khác biệt giữa thuế với các khoản đóng góp mang tính chất tự nguyện.

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 12
  • Lượt xem: 8.206
  • Dung lượng: 136,4 KB
Sắp xếp theo