Vật lí 9 Bài 29: Thực hành Chế tạo nam châm vĩnh cửu, nghiệm lại từ tính của ống dây có dòng điện Soạn Lý 9 trang 81

Vật lí 9 Bài 29 Thực hành Chế tạo nam châm vĩnh cửu, nghiệm lại từ tính của ống dây có dòng điện giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu trong sách giáo khoa trang 81 được thuận tiện hơn.

Soạn Vật lí 9 bài 29 được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa. Hi vọng đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 9 trong quá trình giải bài tập. Đồng thời qua bài học này các bạn hiểu được kiến thức biết cách viết báo cáo thực hành xác định công suất của các dụng cụ điện. Ngoài ra các bạn xem thêm nhiều tài liệu khác tại chuyên mục Vật lý lớp 9.

Mẫu báo cáo thực hành xác định công suất của các dụng cụ điện

I. Tóm tắt lý thuyết

1. Mục tiêu thí nghiệm

- Kiến thức: Chế tạo được một đoạn dây thép thành nam châm, biết cách nhận biết một vật có phải là nam châm hay không.

- Kĩ năng:

  • Biết dùng kim nam châm để xác định tên từ cực của ống dây có dũng điện chạy qua và chiều dòng điện chạy trong ống dây.
  • Rèn kỹ năng làm thực hành và báo cáo thực hành.

- Thái độ: Biết làm việc tự lực để tiến hành có kết quả công việc thực hành, có tinh thần hợp tác.

2. Dụng cụ thí nghiệm
  • Hai nguồn điện một chiều: 3V và 6V.
  • Một công tắc.
  • Ống dây A khoảng 200 vòng, d=0,2mm. (có trong phòng thí nghiệm).
  • Hai đoạn dây dẫn một đoạn bằng thép, một đoạn bằng đồng (thường kèm theo ống dây trên: dài 3,5 cm (d=0,4mm).
  • Một la bàn.
  • Hai đoạn chỉ nilon mảnh, mỗi đoạn dài 15cm.
  • Ống dây B khoảng 300 vòng, d=0,2mm. (có trong phòng thí nghiệm).
  • Một bút dạ để đánh dấu.
  • Giá thí nghiệm.

II. Trả lời câu hỏi

Câu C1

Làm thế nào để cho một thanh thép nhiễm từ?

Lời giải:

- Đặt thanh thép vào trong từ trường (chẳng hạn: đặt thanh thép vào trong lòng ống dây rồi cho dòng điện chạy qua ống dây hoặc đặt trong từ trường của nam châm).

Câu C2

Có những cách nào để nhận biết một chiếc kim bằng thép đã bị nhiễm từ hay chưa?

Lời giải:

Để nhận biết chiếc kim bằng thép đã bị nhiễm từ hay chưa học sinh sẽ thử các cách sau:

Cách 1: Treo kim thăng bằng trên một sợi dây không xoắn xem nó có chỉ hướng Nam - Bắc hay không.

Cách 2: Đưa kim lại gần các mạt sắt xem kim có hút mạt sắt hay không.

Cách 3: Dùng một thanh nam chân thẳng đưa lại gần chiếc kim bằng thép sau đó lần lượt thay đổi từ cực của thanh nam châm thì ta thấy hiện tượng đẩy, hút.

Câu C3

Nêu cách xác định tên từ cực của một ống dây có dòng điện chạy qua và chiều dòng điện trong các vòng dây bằng một kim nam châm?

Lời giải:

+ Đặt kim nam châm lại gần cuộn dây có dòng điện chạy qua.

+ Căn cứ vào định hướng của kim nam châm mà xác định chiều các đường sức từ trong lòng ống dây từ đó ta xác định được từ cực của ống dây (lưu ý: chiều của từ trường là ra Bắc vào Nam).

+ Sau đó dùng quy tắc nắm bàn tay phải để xác định chiều của dòng điện trong các vòng dây.

III. Kết quả chế tạo nam châm vĩnh cửu

Bảng 1:

Kết quả Lần thí nghiệmThời gian làm nhiễm từ (phút)Thử nam châm. Sau khi đứng cân bằng, đoạn dây dẫn nằm theo phương nào?Đoạn dây nào dã thành nam châm vĩnh cửa
Lần 1Lần 2Lần 3
Với đoạn dây đồng
Với đoạn dây thép

3. Kết quả nghiệm lại tính từ của ốn dây dẫn có dòng điện

Bảng 2:

Nhận xét

Lần thí nghiệm

Có hiện tưởng gì xảy ra với nam châm khi đóng công tắc K?Đầu nào của ống dây là tự cực Bắc?Dùng mũi tên cong để kí hiệu chiều dòng điện chạy trong các vòng dây ở một đầu nhất định?
1

2

(đổi cực nguồn điện)

Chia sẻ bởi: 👨 Hàn Vũ
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 21
  • Lượt xem: 1.492
  • Dung lượng: 78,5 KB
Tìm thêm: Vật lí 9
Sắp xếp theo