KHTN 9 Bài 18: Tính chất chung của kim loại Giải KHTN 9 Kết nối tri thức trang 87, 88, 89, 90, 91

Giải KHTN 9 Bài 18: Tính chất chung của kim loại giúp các em học sinh lớp 9 tham khảo để nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong sách Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 87, 88, 89, 90, 91.

Qua đó, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 18 Chương VI: Kim loại, sự khác nhau cơ bản giữa phi kim và kim loại SGK Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức với cuộc sống cho học sinh của mình theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:

I. Tính chất vật lí của kim loại

Quan sát Hình 18.1 và cho biết những ứng dụng của các kim loại vàng, đồng, nhôm, sắt dựa trên những tính chất vật lí nào?

Tính chất chung của kim loại

Trả lời:

a) Vàng được dùng làm đồ trang sức do dễ dát mỏng, dễ kéo sợi, có ánh kim đẹp.

b) Đồng được dùng làm lõi dây dẫn điện do dẫn điện tốt.

c) Nhôm được dùng làm xoong, nồi, chảo do dẫn nhiệt tốt.

d) Thép được sử dụng trong xây dựng, cầu đường do cứng và bền.

II. Tính chất hóa học của kim loại

1. Tác dụng với phi kim

Câu hỏi 1: Viết phương trình hóa học của phản ứng giữa kẽm (zinc), đồng với khí oxygen.

Trả lời:

Phương trình hoá học:

Tính chất chung của kim loại

Câu hỏi 2: Tại sao đồ vật bằng kim loại như sắt, nhôm, kẽm, đồng,… để lâu trong không khí bị mất ánh kim, còn đồ trang sức bằng vàng để lâu trong không khí vẫn sáng đẹp?

Trả lời:

Do sắt, nhôm, kẽm, đồng … có thể phản ứng với oxygen có trong không khí tạo thành lớp oxide làm mất đi vẻ sáng (ánh kim) của kim loại.

Còn vàng không phản ứng với oxygen (hay hơi nước, CO2 …) có trong không khí nên đồ trang sức bằng vàng để lâu trong không khí vẫn sáng đẹp.

Câu hỏi: Viết phương trình hoá học của các phản ứng giữa kim loại Mg, Zn với phi kim S.

Trả lời:

Các phương trình hóa học:

Mg + S → MgS;

Zn + S → ZnS.

2. Tác dụng với nước

Câu hỏi: Biết rằng ở nhiệt độ cao, hơi nước tác dụng với sắt tạo thành Fe3O4. Viết phương trình hoá học của phản ứng.

Trả lời:

Phương trình hoá học:

4H2O + 3Fe → Fe3O4 + 4H2

3. Tác dụng với dung dịch acid

Câu hỏi 1: Phản ứng của kim loại kẽm với dung dịch hydrochloric acid được dùng để điều chế khí hydrogen trong phòng thí nghiệm. Tính lượng kẽm và thể tích dung dịch hydrochloric acid 1M cần dùng để điều chế 250 mL khí hydrogen (điều kiện chuẩn).

Trả lời:

Ta có:

n_{H2}=\frac{0,25}{24,79}=0,1(mol)

Phương trình hóa học:

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

Theo PTHH:

Tính chất chung của kim loại

Câu hỏi 2: Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra khi cho kim loại magnesium vào dung dịch hydrochloric acid.

Trả lời:

Phương trình hóa học:

Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

Chia sẻ bởi: 👨 Mai Mai
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 24
  • Lượt xem: 955
  • Dung lượng: 145,8 KB
Liên kết tải về
Sắp xếp theo