KHTN 9 Bài 14: Cảm ứng điện từ. Nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều Giải KHTN 9 Kết nối tri thức trang 67, 68, 69, 70, 71

Giải KHTN 9 Bài 14: Cảm ứng điện từ, nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều giúp các em học sinh lớp 9 tham khảo để nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong sách Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 67, 68, 69, 70, 71.

Qua đó, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 14 Chương IV: Điện từ SGK Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức với cuộc sống cho học sinh của mình theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Giải KHTN Lớp 9 Bài 14: Cảm ứng điện từ, nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều

I. Dòng điện cảm ứng

Câu hỏi 1: Quan sát Hình 14.2 và cho biết số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây dẫn biến thiên như thế nào (tăng hay giảm) khi đưa cực Bắc của nam châm lại gần cuộn dây dẫn theo phương vuông góc với tiết diện của cuộn dây.

Hình 14.2

Trả lời:

Số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây dẫn tăng khi đưa cực Bắc của nam châm lại gần cuộn dây dẫn theo phương vuông góc với tiết diện của cuộn dây

Câu hỏi 2: Trong trường hợp thí nghiệm như Hình 14.1b thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây dẫn biến thiên như thế nào?

Hình 14.1

Trả lời:

Trong trường hợp thí nghiệm như Hình 14.1b thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây dẫn giảm.

II. Hiện tượng cảm ứng điện từ

Câu hỏi 1: Khi làm biến thiên số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây dẫn, thí nghiệm 3 và 4 đã chứng tỏ điều gì?

Trả lời:

Khi làm biến thiên số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây dẫn, thí nghiệm 3 và 4 đã chứng tỏ xuất hiện dòng điện chạy trong mạch.

Câu hỏi 2: Nêu điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín

Trả lời:

Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín là có sự thay đổi số đường sức từ qua cuộn dây

III. Nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều

Câu hỏi: Dòng điện xoay chiều có đặc điểm gì?

Trả lời:

Dòng điện xoay chiều có đặc điểm là cường độ tăng, giảm tuần tự và chiều luân phiên thay đổi theo thời gian

Câu hỏi: Hình 14.9 minh họa trường hợp khung dây quay trong từ trường đều để tạo ra dòng điện xoay chiều. Vành khuyên là vòng tròn bằng đồng, chồi quét là lá đồng.

Quan sát Hình 14.9 và cho biết cách dẫn dòng điện xoay chiều xuất hiện trong khung dây quay trong từ trường đều ra mạch ngoài như thế nào?

 Hình 14.9

Trả lời:

Thí nghiệm trên cho thấy, khi quay cuộn dây thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây dẫn biến thiên (tăng, giảm luân phiên) theo thời gian tạo ra dòng điện xoay chiều. Dòng điện này đi qua hai chổi quét tì vào hai vành khuyên ở hai đầu cuộn dây đến đèn tạo thành mạch kín.

Chia sẻ bởi: 👨 Tiêu Nại
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 13
  • Lượt xem: 824
  • Dung lượng: 179,6 KB
Sắp xếp theo