KHTN 9 Bài 35: Khai thác nhiên liệu hoá thạch. Nguồn carbon. Chu trình carbon và sự ấm lên toàn cầu Giải KHTN 9 Kết nối tri thức trang 153, 154, 155, 156, 157, 158

Giải KHTN 9 Bài 35: Khai thác nhiên liệu hoá thạch, nguồn carbon, chu trình carbon và sự ấm lên toàn cầu giúp các em học sinh lớp 9 tham khảo để nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong sách Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 153, 154, 155, 156, 157, 158.

Qua đó, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 35 Chương X: Khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất SGK Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức với cuộc sống cho học sinh của mình theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Giải KHTN Lớp 9 Bài 35: Khai thác nhiên liệu hoá thạch, nguồn carbon, chu trình carbon và sự ấm lên toàn cầu

I. Khái niệm về nhiên liệu hóa thạch - Nguồn gốc hình thành khí methane

Câu hỏi 1 trang 154: Em hãy cho biết: củi gỗ có phải là nhiên liệu hoá thạch không? Vì sao?

Trả lời:

Củi gỗ không phải nhiên liệu hóa thạch vì nó không được tạo thành từ quá trình phân hủy các vi sinh vật bị chôn vùi cách đây hàng trăm triệu năm.

Câu hỏi 2 trang 154: Em hãy tìm hiểu và cho biết ở nước ta, nhiên liệu hoá thạch tập trung nhiều tại các khu vực nào.

Trả lời:

Ở nước ta, dầu mỏ và khí thiên nhiên tập trung chủ yếu ở thềm lục địa phía Nam như: mỏ dầu Bạch Hổ, Đại Hùng, Rồng, Rạng Đông, Lan Tây. Mỏ khí thiên nhiên được khai thác ở Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Mỏ than ở Quảng Ninh.

Câu hỏi 3 trang 154: Các nhiên liệu hoá thạch có nguồn gốc hình thành là tự nhiên hay nhân tạo? Các nguồn nhiên liệu hoá thạch có phải vô tận không?

Trả lời:

Các nhiên liệu hoá thạch có nguồn gốc hình thành là tự nhiên. Các nguồn nhiên liệu hóa thạch chỉ có một trữ lượng nhất định do thời gian để tạo ra nhiên liệu hóa thạch rất lâu (hàng trăm triệu năm).

II. Khai thác và sử dụng nhiên liệu hóa thạch

Câu hỏi 1 trang 155: Viết phương trình hoá học của phản ứng đốt cháy ethylic alcohol, methane (CH4), than (C).

Trả lời:

Phương trình hoá học:

Hình 35.2

Câu hỏi 2 trang 155: Đốt cháy gỗ, than đá, dầu hoả với cùng khối lượng, nhiên liệu nào giải phóng ra nhiều nhiệt nhất? Cho biết năng suất toả nhiệt (nhiệt lượng giải phóng khi đốt cháy 1 gam chất) của các nhiên liệu đó như sau:

  • Gỗ: khoảng 15 - 20 kJ/g.
  • Than đá: khoảng 20 – 30 kJ/g.
  • Dầu hoả: khoảng 42 - 45 kJ/g

Trả lời:

Đốt cháy gỗ, than đá, dầu hoả với cùng khối lượng thì dầu hỏa giải phóng ra nhiều nhiệt nhất.

Câu hỏi trang 155: Gia đình em và địa phương nơi em sinh sống đã có hoạt động gì để hạn chế sử dụng nhiên liệu hoá thạch?

Trả lời:

Để hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch thì gia đình em và địa phương nơi em sinh sống đã có những hành động, hoạt động sau:

  • Hạn chế đi phương tiện cá nhân, thay vào đó sử dụng phương tiện công cộng.
  • Sử dụng nguồn năng lượng sạch bằng cách lắp năng lượng mặt trời.
  • Tuyên truyền cho người dân sử dụng tiết kiệm nhiên liệu hóa thạch.
  • Ưu tiên sử dụng xăng pha ethanol, sinh khối, biodiesel, …

III. Nguồn carbon trong tự nhiên

Câu hỏi 1 trang 157: Nêu các dạng tồn tại của carbon trong tự nhiên ở dạng đơn chất, hợp chất vô cơ, hợp chất hữu cơ.

Trả lời:

Ở dạng đơn chất: C (than, kim cương)

Ở dạng hợp chất vô cơ: CO, CO2, H2CO3, muối cacbonate…

Ở dạng hợp chất hữu cơ: Tất cả hợp chất hữu cơ (hydrocarbon, protein, …)

Câu hỏi 2: Hãy liệt kê một số nguồn phát thải khí carbon dioxide vào khí quyển. Để giảm thiểu phát thải carbon dioxide vào khí quyển chúng ta cần phải làm gì?

Trả lời:

Một số nguồn phát thải khí carbon dioxide vào khí quyển:

  • Quá trình hô hấp của sinh vật.
  • Quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch, cháy rừng.
  • Khí thải sinh hoạt hoạt, công nghiệp, …

Để giảm thiểu phát thải carbon dioxide vào khí quyển chúng ta cần phải:

  • Giảm việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch
  • Tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo
  • Áp dụng công nghệ tiên tiến trong xử lí rác thải
  • Tăng cường trồng cây xanh, phủ xanh đồi trọc, cải tạo đất hoang, …

Câu hỏi 1 trang 158: Hãy cho biết nguyên nhân của sự gia tăng hàm lượng carbon dioxide, methane trong khí quyển, dẫn tới sự tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu.

Trả lời:

Nguyên nhân của sự gia tăng hàm lượng carbon dioxide, methane trong khí quyển, dẫn tới sự tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu:

  • Quá trình sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
  • Khí thải công nghiệp, sản xuất, sinh hoạt.
  • Xử lí rác thải không đúng quy trình.
  • Cháy rừng…

Câu hỏi 2: Vì sao nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng lại dẫn tới nước biển dâng? Hiện tượng này gây ra tác hại gì?

Trả lời:

Hàm lượng carbon dioxide và methane trong không khí tăng dần, làm cho nhiệt độ trên bề mặt Trái Đất nóng lên. Khi nhiệt độ bề mặt Trái Đất nóng lên khiến cho băng ở hai cực và núi cao tan ra thành nước chảy ra biển, gây ra hiện tượng nước biển dâng. Nước biển dâng có thể gây lở đất ven biển, ngập lụt các khu vực đồng bằng, triều cường và xâm thực mặn, ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng triệu người dân sống ở khu vực bờ biển.

Chia sẻ bởi: 👨 Tiểu Hy
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨