Văn mẫu lớp 8: Nghị luận về một thói xấu của con người trong xã hội hiện đại nói dối Những bài văn mẫu lớp 8
Nghị luận về một thói xấu của con người nói dối là tài liệu tham khảo vô cùng hữu ích dành cho các bạn học sinh.
Hãy cùng theo dõi nội dung chi tiết của tài liệu sẽ được chúng tôi đăng tải ngay sau đây. Mời bạn đọc tham khảo.
Nghị luận về một thói xấu của con người nói dối
Dàn ý nghị luận về một thói xấu của con người nói dối
1. Mở bài
Nêu vấn đề cần nghị luận: nói dối - một thói xấu của con người trong xã hội hiện đại.
2. Thân bài
a. Làm rõ vấn đề nghị luận
Giải thích khái niệm về thói xấu: nói dối là hành vi cố tình cung cấp thông tin sai với thực tế, để đạt được một mục đích nào đó, thường là không chính đáng.
b. Trình bày ý kiến phê phán, lí lẽ và bằng chứng để chứng minh phê phán là có cơ sở
- Biểu hiện của nói dối
- Nguyên nhân hình thành nói dối: khách quan, chủ quan
- Tác hại của nói dối
c. Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân
- Nêu ý kiến phản biện: không đồng tình với ý kiến của người viết (giả định)
- Học sinh cần ý thức tác hại của nói dối để tránh mắc phải.
- Tích cực học tập, rèn luyện để hoàn thiện bản thân tốt đẹp hơn.
3. Kết bài
Khẳng định ý kiến phê phán, bài học cho chính mình.
Nghị luận về một thói xấu của con người nói dối - Mẫu 1
Ông cha ta đã có câu tục ngữ “Ăn gian nói dối” để chỉ những người gian xảo, dối trá. Trong xã hội hiện đại, nói dối đã trở thành một thói xấu, gây ra những tác hại đến mỗi người.
Đầu tiên, nói dối là hành vi cố tình cung cấp thông tin sai với thực tế, để đạt được một mục đích nào đó, thường là không chính đáng. Con người thường dùng lời nói dối để che đậy dã tâm hay muốn lấp liếm lỗi lầm đã gây ra. Chắc hẳn mỗi người đều biết đến câu chuyện về chú bé chăn cừu. Chuyện kể rằng một chú bé nọ đang chăn cừu trên cánh đồng. Vì quá buồn chán, cậu bé đã nói dối dân làng có chó sói đến ăn thịt đàn cừu của cậu. Ban đầu, dân làng tin lời cậu bé, chạy đến để giúp đỡ. Nhưng sau khi phát hiện cậu bé nói dối, còn bị cậu chế giễu khiến họ rất tức giận. Lần thứ nhất, rồi đến lần thứ hai, dân làng vẫn đến giúp đỡ. Nhưng sau nhiều lần bị cậu bé lừa, họ đã không còn tin tưởng vào cậu bé. Cuối cùng, khi chó sói đến thật, cậu bé kêu cứu nhưng chẳng còn ai tin lời, đến giúp đỡ cậu nữa. Kết quả là đàn cừu đã bị chó sói ăn thịt. Trong cuộc sống hằng ngày, việc nói dối có thể xảy ra như con cái nói dối bố mẹ để đi chơi, học sinh nói dối thầy cô để trốn học. Hay một doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm không đảm bảo an toàn, gian dối với người tiêu dùng sẽ gây ra những hậu quả về tính mạng của con người. Nhiều vị lãnh đạo đã dối trên, lừa dưới đã gây ra sự bức xúc trong quần chúng nhân dân.
Nói dối gây ra những hậu quả lớn. Đầu tiên, một người có thói quen nói dối sẽ đánh mất đi niềm tin của những người xung quanh. Ông cha ta đã có câu: “Một lần bất tín, vạn lần bất tin”. Để xây dựng uy tín, lấy được lòng tin của mọi người phải mất rất nhiều thời gian. Nhưng chỉ cần một lời nói dối có thể khiến cho lòng tin hoàn toàn biến mất. Không chỉ vậy, hành vi nói dối lặp lại thường xuyên sẽ trở thành một thói quen xấu, gây ảnh hưởng đến đạo đức, nhân cách của con người. Rộng hơn, l ời nói dối còn ảnh hưởng đến sự phát triển của một quốc gia, dân tộc. Có đôi khi, những lời nói dối thiện chí cũng đem lại ý nghĩa tốt đẹp. Nhưng dù vậy, chúng ta cũng không nên nói dối.
Với một học sinh, tôi vẫn luôn ý thức rèn luyện đức tính trung thực trong học tập, nhất là trong thi cử (không quay cóp, chép bài bạn) và trong cuộc sống. Không chỉ vậy, tôi sẽ cố gắng học tập, rèn luyện để hoàn thiện bản thân ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.
Có thể khẳng định rằng, nói dối là một thói quen xấu xí. Con người cần tôn trọng sự thật, không nên nói dối để cuộc sống của bản thân tốt đẹp hơn.