GDCD 8 Bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình Giáo dục công dân lớp 8 Kết nối tri thức trang 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47

Giải bài tập GDCD 8 Bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình giúp các em học sinh lớp 8 tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47.

Soạn Giáo dục công dân 8 Bài 7 được biên soạn bám sát theo chương trình SGK giúp các em nắm vững kiến thức. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 7 cho học sinh của mình. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Khám phá GDCD 8 Kết nối tri thức Bài 7

1. Bạo lực gia đình - các hình thức và hậu quả

a) Em hãy nêu những hình thức bạo lực gia đình trong các trường hợp trên. Hãy kể thêm những hình thức bạo lực gia đình khác mà em biết.

Bạo lực gia đình

b) Bạo lực gia đình gây ra tác hại gì cho cá nhân, gia đình và xã hội?

Trả lời:

a) Hình thức bạo lực gia đình trong các trường hợp trên:

  • Trường hợp 1. Bạo lực thể chất và tinh thần (bố bạn P đã thực hiện hành vi đánh, mắng, đuổi mẹ con bạn P ra khỏi nhà)
  • Trường hợp 2. Bạo lực tinh thần (mẹ bạn H thường xuyên cằn nhằn, chê bố bạn H kém cỏi so với hàng xóm, bạn bè).
  • Trường hợp 3. Bạo lực về kinh tế (vợ chồng anh K chiếm đoạt tài sản của bác T)
  • Trường hợp 4. Bạo lực về tình dục (chồng chị Y bắt ép chị Y phải sinh thêm con).

b) Tác hại của bạo lực gia đình

  • Đối với cá nhân: bạo lực gia đình gây nên những thương tích về thân thể, thậm chí gây tử vong; làm tổn thương về tinh thần đối với những người bị bạo lực;...
  • Đối với gia đình: bạo lực gia đình gây ảnh hưởng xấu đến gia đình, là một trong những nguyên nhân khiến hạnh phúc gia đình tan vỡ.
  • Đối với xã hội: bạo lực gia đình gây ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội; là một trong những nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội,…

2. Một số quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình

Trong các trường hợp ở mục 1, em hãy cho biết ai vi phạm, ai là nạn nhân của hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.

Trả lời:

- Trường hợp 1:

  • Người vi phạm pháp luật về bạo lực gia đình là: bố bạn P
  • Nạn nhân của bạo lực gia đình là: mẹ con bạn P

- Trường hợp 2:

  • Người vi phạm pháp luật về bạo lực gia đình là: mẹ bạn H
  • Nạn nhân của bạo lực gia đình là: bố bạn H

- Trường hợp 3:

  • Người vi phạm pháp luật về bạo lực gia đình là: vợ chồng anh K
  • Nạn nhân của bạo lực gia đình là: bác T

- Trường hợp 4:

  • Người vi phạm pháp luật về bạo lực gia đình là: chồng chị Y
  • Nạn nhân của bạo lực gia đình là: chị Y

3. Cách phòng, chống bạo lực gia đình

Em hãy quan sát các bức tranh dưới đây và trả lời các câu hỏi:

* Trước khi xảy ra bạo lực gia đình

a) Các bạn trong những trường hợp trên đã làm gì để phòng tránh bạo lực gia đình?

b) Theo em, còn có cách nào khác để phòng tránh bạo lực gia đình?

Bạo lực gia đình

Trả lời:

a) Các bạn đã làm như sau:

  • Bức tranh số 1: bạn học sinh nữ đã nhận diện được nguy cơ xảy ra bạo lực gia đình nên đã lựa chọn cách: kiềm chế thái độ, lời nói và hành vi tiêu cực.
  • Bức tranh số 2: để phòng tránh bạo lực gia đình, bạn học sinh nam đã nhờ sự can thiệp, giúp đỡ của người thân.
  • Bức tranh số 3: để phòng tránh bạo lực gia đình, bạn học sinh nữ đã nhờ sự trợ giúp, tư vấn của Tổng đài bảo vệ trẻ em 111.

b) Những biện pháp khác để phòng tránh bạo lực gia đình

  • Tôn trọng, bình đẳng, chia sẻ, yêu thương các thành viên trong gia đình;
  • Kiềm chế cảm xúc, lời nói và hành động tiêu cực.
  • Rời khỏi nơi có nguy cơ xảy ra bạo lực gia đình.
  • Nói với người đáng tin cậy để nhờ can thiệp.
  • Không nên dùng lời nói, thái độ tiêu cực để tỏ thái độ thách thức, đối phương hoặc nhờ người khác can thiệp bằng cách thức tiêu cực.

* Khi xảy ra bạo lực gia đình

a) Các bạn trong những bức tranh trên đã làm gì khi xảy ra bạo lực gia đình?

b) Theo em, còn có cách xử lí nào khác khi xảy ra bạo lực gia đình?

Bạo lực gia đình

Trả lời:

a) Các bạn đã làm như sau:

  • Bức tranh 1: Khi xảy ra bạo lực gia đình, bạn học sinh nam đã nhờ sự trợ giúp, can thiệp của những người lớn đáng tin cậy khác.
  • Bức tranh 2: Bạn học sinh nữ đã khuyên nhủ bố mẹ không nên tranh cãi nữa.
  • Bức tranh 3: Khi xảy ra bạo lực gia đình, bạn học sinh nữ đã nhờ sự trợ giúp, can thiệp của người thân.

b) Những cách xử lí khác khi xảy ra bạo lực gia đình

  • Cần bình tĩnh, kiềm chế cảm xúc, lời nói và hành động tiêu cực.
  • Tìm đường thoát.
  • Chủ động nhờ người giúp đỡ (ví dụ: hàng xóm, người thân, tổ hòa giải của khu phố,…)
  • Không nên dùng lời nói, thái độ tiêu cực, mang tính khiêu khích, thách thức đối phương hoặc sử dụng hành vi bạo lực để đáp trả.

* Sau khi xảy ra bạo lực gia đình

a) Nêu cách xử lí sau khi xảy ra bạo lực gia đình ở các trường hợp trên.

b) Theo em, còn có cách xử lí nào khác sau khi xảy ra bạo lực gia đình?

Bạo lực gia đình

Trả lời:

a) Các bạn đã làm như sau:

  • Bức tranh 1: sau khi xảy ra bạo lực gia đình, bạn học sinh nam đã được người thân đưa tới cơ sở y tế để điều trị.
  • Bức tranh 2: sau khi xảy ra bạo lực gia đình, bạn học sinh nữ đã tìm cách hàn gắn tình cảm gia đình thông qua việc bày tỏ tâm sự, cảm xúc, mong muốn của bản thân.
  • Bức tranh 3: người phụ nữ đã tới cơ quan công an trình báo về việc bị chồng bạo hành.

b) Một số cách xử lí nào khác sau khi xảy ra bạo lực gia đình:

  • Thông báo sự việc với người thân, những người đáng tin cậy;
  • Nhờ sự trợ giúp từ bệnh viện, cơ sở tư vấn tâm lí, tổ hoà giải,...
  • Không giấu giếm, bao che cho đối phương;
  • Không tự tìm cách giải quyết bằng những biện pháp tiêu cực.

Luyện tập GDCD 8 Kết nối tri thức Bài 7

Luyện tập 1

Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

a) Bạo lực gia đình chỉ gây nên đau đớn về thể xác cho nạn nhân.

b) Bạo lực gia đình gây nên những tổn hại về kinh tế cho gia đình và xã hội.

c) Người gây ra hành vi bạo lực gia đình chỉ bị xã hội lên án chứ không bị pháp luật trừng phạt.

d) Kích động người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình là vi phạm pháp luật.

e) Nạn nhân bị bạo lực gia đình có quyền im lặng khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu nói ra sự thật.

g) Cần lên án, tố cáo hành vi bạo lực gia đình dù mình không liên quan tới nạn nhân.

Trả lời:

- Ý kiến a) Không đồng tình. Vì: bạo lực gia đình gây nên những thương tích về thân thể, thậm chí gây tử vong; làm tổn thương về tinh thần đối với những người bị bạo lực;...

- Ý kiến b) Đồng tình. Vì: bên cạnh những tác hại đối với cá nhân; bạo lực gia đình còn gây những ảnh hưởng xấu đến gia đình và xã hội. Ví dụ: làm thiệt hại kinh tế và rạn nứt hạnh phúc gia đình; gây mất trật tự an toàn xã hội,…

- Ý kiến c) Không đồng tình. Vì: người gây bạo lực gia đình sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật (mức phạt tùy theo mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm).

- Ý kiến d) Đồng ý. Vì: khoản 2 Điều 8 Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 đã nghiêm cấm hành vi: cưỡng bức, kích động, xúi giục, giúp sức người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình.

- Ý kiến e) Không đồng tình. Vì: khi cơ quan thẩm quyền tiến hành điều tra, nạn nhân bị bạo lực gia đình có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ thông tin.

- Ý kiến g) Đồng tình. Vì: bạo lực gia đình gây hậu quả nghiêm trọng đến cá nhân, gia đình và xã hội. Đấu tranh phòng, chống bạo lực gia đình là trách nhiệm của mọi công dân.

Luyện tập 2

Em hãy xếp các hành vi bạo lực gia đình dưới đây vào hình thức tương ứng:

a) Mỗi khi làm gì sai, bạn Y lại bị bố đánh.

b) Chị X ngăn cản chồng cũ không được đến thăm con.

c) Đặt kì vọng quá lớn vào con trai, bố mẹ bạn C bắt con học quá nhiều, không có thời gian nghỉ ngơi, khiến bạn bị trầm cảm.

d) Mặc dù mới 14 tuổi, bạn Q đã bị bố mẹ bắt làm nhiều việc nặng nhọc, quá sức.

e) Mỗi lần tức giận, ông M lại đập phá đồ đạc trong nhà.

Bạo lực gia đình

Trả lời:

Hành vi

Hình thức bạo lực gia đình

a) Mỗi khi làm gì sai, bạn Y lại bị bố đánh.

Bạo lực về thể chất

b) Chị X ngăn cản chồng cũ không được đến thăm con.

Bạo lực về tinh thần

c) Đặt kì vọng quá lớn vào con trai, bố mẹ bạn C bắt con học quá nhiều, không có thời gian nghỉ ngơi, khiến bạn bị trầm cảm.

Bạo lực về tinh thần

d) Mặc dù mới 14 tuổi, bạn Q đã bị bố mẹ bắt làm nhiều việc nặng nhọc, quá sức.

Bạo lực về kinh tế

e) Mỗi lần tức giận, ông M lại đập phá đồ đạc trong nhà.

Bạo lực về kinh tế

Luyện tập 3

Em đồng tình hay không đồng tình với cách xử lí nào dưới đây? Vì sao?

a) Biết bố đang rất tức giận, bạn X vội vàng chạy sang nhà hàng xóm để đợi bố bình tĩnh trở lại.

b) Thường xuyên bị chồng hành hạ nhưng chị H vẫn nín nhịn vì sợ người ngoài chê cười.

c) Bạn Q ghi lại số điện thoại của ông bà, thầy giáo chủ nhiệm để gọi điện nhờ sự trợ giúp nếu bị bạo hành gia đình.

d) Chị T bị chồng coi thường vì không có việc làm và thu nhập ổn định nên chị đã cố gắng tự học và xin được việc làm ở một công ty.

Trả lời:

- Tình huống a) Đồng tình. Vì: khi nhận diện được nguy cơ xảy ra bạo lực gia đình, bạn X đã chủ động rời khỏi nơi đó để đảm bảo an toàn cho bản thân.

- Tình huống b) Không đồng tình. Vì: việc chị H nín nhịn khi bị chồng hành hạ là biện pháp giải quyết tiêu cực; hành động này đã gián tiếp tiếp tay cho hành vi bạo lực của chồng chị H; đồng thời, cũng gia tăng tổn thương và nguy hiểm đối với bản thân chị H.

- Tình huống c) Đồng tình. Vì: bạn Q đã có biện pháp ứng phó tích cực để phòng, chống bạo lực gia đình.

- Tình huống d) Đồng tình. Vì: chị T đã có biện pháp ứng phó tích cực để phòng, chống bạo lực gia đình.

Luyện tập 4

Em sẽ làm gì nếu ở trong những tình huống dưới đây?

a) Đang học ở trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh, chị H bị bố mẹ ép nghỉ học để lấy chồng.

b) Nhiều lần chứng kiến chú hàng xóm đánh con nhỏ, bạn B rất thương em bé nhưng chưa biết làm thế nào để giúp em.

c) Bố mẹ li hôn. Bạn C sống cùng với bố và mẹ kế. Trước mặt bố, mẹ kế luôn ngọt ngào, nhưng khi bố vừa đi khỏi nhà, bạn đã bị mắng chửi, thậm chí bị đánh đập.

d) Bạn T ở cùng với bác họ. Hằng ngày, bác bắt bạn phải thức khuya dậy sớm, lao động nặng nhọc. Vì vậy, đã 14 tuổi mà T còi cọc chỉ như đứa trẻ lên mười.

Vận dụng GDCD 8 Kết nối tri thức Bài 7

Vận dụng 1

Thiết kế một áp phích với nội dung “Nói không với bạo lực gia đình”.

Vận dụng 2

Em hãy cùng các bạn trong nhóm xây dựng và biểu diễn một tiểu phẩm về chủ đề "Phòng, chống bạo lực gia đình".

>> Tham khảo: Tiểu phẩm Phòng, chống bạo lực gia đình

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 10
  • Lượt xem: 1.457
  • Dung lượng: 386 KB
Liên kết tải về
Sắp xếp theo