Giáo án Tiếng Việt 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt 2
Link tải Giáo án Tiếng Việt 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm) chính:
Giáo án Tiếng Việt 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống DownloadBài 18: Tớ nhớ cậu
I. MỤC TIÊU
Giúp HS:
- Đọc đúng các tiếng có vần khó, đọc rõ ràng câu chuyện Tớ nhớ cậu, bước đầu biết đọc lời nhân vật với ngữ điệu phù hợp. Nhận biết được các sự việc trong câu chuyện và cách thể hiện tình cảm bạn bè của nhân vật sóc và kiến.
- Nghe – viết đúng chính tả đoạn bài Tớ nhớ cậu (Từ Kiến là ... đến bày tỏ nỗi nhớ nhung); biết trình bày tên bài và đoạn văn; biết viết hoa chữ cái đầu tên truyện, đầu câu.Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt c/ k; iêu/ ươu; en/ eng.
- Phát triển vốn từ chỉ tình cảm bạn bè; Nhận biết câu hỏi, câu kể, câu bộc lộ cảm xúc.
- Viết được 3 – 4 câu kể về một hoạt động em tham gia cùng các bạn.
- Đọc mở rộng bài thơ viết về tình bạn.
- Có tinh thần hợp tác trong hoạt động nhóm. Biết yêu quý bạn bè.
II. CHUẨN BỊ
1. Kiến thức
- Đề tài (câu chuyện viết về điều gì?) và đặc điểm VB tự sự.
- Đoạn văn kể lại một sự việc.
2. Phương tiện dạy học
- GV chuẩn bị clip bài thơ Tình bạn của tác giả Trần Thị Hương hoặc clip về cảnh vui chơi của HS lớp mình trong giờ ra chơi hoặc trong một hoạt động ngoại khoá.
- GV chuẩn bị một số bài thơ về tình bạn để tổ chức tiết dạy Đọc mở rộng như: Rừng sao vui, Bập bênh, Bí mật của thủ môn, Đội lân xóm em, Bông hoa trên bãi biển,...
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1 – 2
ÔN BÀI CŨ
HS đọc 1 đoạn bài Gọi bạn và nói về một số điều thú vị mà HS học được từ bài học đó.
I. ĐỌC
1. Khởi động
- GV có thể cho HS nghe một bài hát về tình bạn của thiếu
- GV yêu cầu HS làm việc nhóm theo câu hỏi gợi ý:
+ Khi chơi cùng với bạn em cảm thấy thế nào? (rất vui, rất thích, cảm thấy thoải mái,...)
+ Khi xa bạn em cảm thấy thế nào? (rất buồn, không muốn xa bạn, rất nhớ bạn, mong được gặp lại bạn,...)
+ Đại diện một số nhóm chia sẻ trước lớp.
– GV giới thiệu bài mới: Tớ nhớ cậu.
Lưu ý: GV cũng có thể cho HS xem clip về cảnh HS lớp mình đang vui chơi cùng nhau. Sau đó yêu cầu HS thảo luận nhóm theo câu hỏi gợi ý: Khi chơi cùng với bạn, em cảm thấy thế nào?
2. Đọc văn bản
– GV hướng dẫn cả lớp:
+ GV giới thiệu: Bài đọc nói về tình bạn thân thiết giữa kiến và sóc nhưng vì kiến chuyển nhà nên hai bạn phải xa nhau. Các em đoán xem hai bạn đã làm thế nào để thể hiện tình cảm nhớ mong dành cho nhau?
+ GV đọc mẫu toàn bài đọc. Chú ý đọc đúng lời người kể chuyện bằng ngữ điệu nhẹ nhàng; Những câu trong thư của sóc gửi kiến và kiến gửi sóc được đọc bằng giọng biểu cảm, thể hiện nỗi nhớ mong; Ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ. HS đọc thầm theo GV.
+ GV hướng dẫn HS luyện đọc một số từ ngữ có thể khó đọc đối với các em như nắn nót, nhận lời,... (miền Bắc); thường xuyên, viết thư,... (miền Nam)
+ GV hướng dẫn HS luyện đọc những câu dài. (VD: Kiến không làm sao / cho sóc biết / nó rất nhớ bạn; Cứ thế / nó cặm cụi viết đi viết lại / trong nhiều giờ liền; Không lâu sau / sóc nhận được một lá thư / do kiến gửi đến;…)
+ GV chia VB thành các đoạn (đoạn 1: từ đầu đến Sóc gật đầu nhận lời, đoạn 2: tiếp theo đến A, thư của sóc; đoạn 3: còn lại).
– HS luyện đọc theo nhóm:
+ HS đọc nối tiếp từng đoạn theo nhóm cho đến hết bài.
+ GV giúp đỡ HS gặp khó khăn khi đọc bài, tuyên dương HS đọc tiến bộ.
+ GV mời 1 – 2 HS đọc lời giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong VB (cặm cụi, nắn nót).
– GV mời 1 HS đọc lại toàn bộ văn bản.
3. Trả lời câu hỏi
Tùy đối tượng HS, GV có thể hướng dẫn HS làm việc cá nhân hoặc theo cặp, nhóm.
Câu 1. Khi chia tay sóc, kiến có cảm xúc thế nào?
– HS làm việc chung cả lớp:
+ Một HS đọc to câu hỏi, cả lớp đọc thầm.
+ GV nhắc HS đọc lại đoạn 1 và tìm câu trả lời.
+ GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. GV và cả lớp nhận xét, chốt đáp án: Khi chia tay sóc, kiến rất buồn.
Câu 2. Sóc đồng ý với kiến điều gì?
- HS làm việc theo cặp:
+ Đọc thầm câu hỏi.
+ Từng em trả lời câu hỏi, sau đó thống nhất câu trả lời. VD: Sóc đồng ý thường xuyên nhớ tới kiến.
- HS làm việc chung cả lớp:
+ GV mới 2 – 3 em trả lời câu hỏi.
+ GV khích lệ HS có cách diễn đạt khác nhau.
- GV có thể nêu 1 câu hỏi để kết nối các sự việc trong câu chuyện: Sóc đã làm gì để giữ lời hứa với kiến?
+ Mời HS xung phong phát biểu.
+ Thống nhất câu trả lời: Sóc đã viết thư cho kiến.
Câu 3. Vì sao kiến phải viết lại nhiều lần lá thư gửi cho sóc ?
- HS làm việc nhóm:
Từng em tự trả lời câu hỏi, sau đó trao đổi nhóm thống nhất đáp án: Kiến phải viết lại nhiều lần lá thư gửi cho sóc vì kiến chưa biết cách diễn tả bằng tình cảm của mình.
- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi trước lớp và nhận xét.
Câu 4. Theo em, hai bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu không nhận được thư của nhau?
- HS làm việc cá nhân và nhóm:
+ Từng em tự trả lời câu hỏi, sau đó trao đổi nhóm.
+ GV mời 2 – 3 HS đại diện nhóm trả lời câu hỏi. GV và cả lớp nhận xét. Vì đây là câu hỏi mở, GV nên khuyến khích HS trình bày theo quan điểm riêng. (Em nghĩ là nếu hai bạn không nhận được thư của nhau thì hai bạn sẽ rất buồn / Hai bạn sẽ rất nhớ nhau / Có thể kiến sẽ giận sóc vì không giữ lời hứa.)
Lưu ý: Sau khi chốt câu trả lời, tùy theo đối tượng HS, GV có thể mở rộng câu hỏi liên hệ thực tế. Chẳng hạn, trong câu chuyện Tớ nhớ cậu, kiến và sóc viết thư cho nhau để thể hiện tình bạn thân thiết. Còn các em thường làm gì để thể hiện tình bạn thân thiết? (em thường rủ bạn đi học cùng, em thường gọi điện trao đổi bài với bạn, em cho bạn mượn những quyển truyện hay,...)
- GV theo dõi các nhóm, hỗ trợ HS gặp khó khăn trong nhóm.
4. Luyện tập sau bài đọc
Câu 1. Đóng vai sóc và kiến để nói lời chào kiến khi chia tay.
HS thảo luận nhóm và thực hành đóng vai:
- GV tổ chức cho HS thảo luận trong nhóm, thay nhau đóng vai sóc nói lời chia tay, đóng vai kiến đáp lời chia
VD:
- Kiến:Tạm biệt cậu! Cậu phải thường xuyên nhớ tớ đấy!
Sóc: Tất nhiên rồi! Tạm biệt cậu nhé!
- Sóc:Chào cậu nhé! Tớ mong được gặp lại cậu.
Kiến: Tạm biệt cậu! Nhớ viết thư cho tớ nhé!
– GV mời một số nhóm lên đóng kịch trước lớp.
Các nhóm khác quan sát và nhận xét bạn về tư thế, tác phong, vẻ mặt cùng lời nói.
Câu 2. Em sẽ nói với bạn thế nào khi: – Bạn chuyển đến một ngôi trường khác; – Tan học, em về trước. Bạn ở lại chờ bố mẹ đến đón.
- HS làm việc cá nhân và thảo luận nhóm:
+ Từng em suy nghĩ về tình huống, sau đó trao đổi nhóm.
+ Trong mỗi nhóm, HS đổi vai cho nhau để nói lời chào tạm biệt và đáp lời chào tạm biệt.
- Ở tình huống thứ nhất, GV nêu câu hỏi gợi ý thảo luận: Hãy tưởng tượng em và bạn học chung một lớp. Sau đó, gia đình bạn chuyển đến nơi khác sinh sống, bạn chuyển đến một trường học mới. Trong tình huống đó, em sẽ nói gì với bạn? Nếu em là bạn, em sẽ đáp lời chào tạm biệt ấy thế nào?
- Ở tình huống thứ hai, GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm bằng gợi ý: Nếu em về trước bạn, em sẽ nói gì với bạn? (Chào cậu nhé, tớ về trước đây./ Hẹn gặp cậu vào sáng mai nhé!/ Cậu ở lại sau nhé! Chắc là bố mẹ cậu sắp đến đón rồi đấy./ Tạm biệt cậu nhé. À tớ có một quyển truyện tranh rất Cậu có thích đọc trong lúc chờ bố mẹ đến đón không? Tớ cho cậu mượn.). Nếu em là người ở lại, em sẽ nói gì với bạn? (Tạm biệt cậu!/ Cậu về trước nhé!,…)
- Một số HS đại diện nhóm nói và đáp lời chào tạm biệt trước lớp. GV và cả lớp nhận xét, chốt lại nội dung trả lời đúng.
Lưu ý: Tuỳ điều kiện thời gian, GV có thể chỉ cho HS thực hiện 1 trong 2 tình huống.
5. Luyện đọc lại
1 HS đọc lại cả bài. Cả lớp đọc thầm theo.
TIẾT 3
VIẾT
1. Nghe – viết:
– GV nêu yêu cầu nghe – viết bài Tớ nhớ cậu: Kiến là bạn thân của sóc. Hằng ngày, hai bạn rủ nhau đi học. Một ngày nọ, nhà kiến chuyển sang một cánh rừng khác. Sóc và kiến rất buồn. Hai bạn tìm cách gửi thư cho nhau để bày tỏ nỗi nhớ.
- GV đọc 1 lần đoạn văn sẽ viết chính tả cho HS
- GV mời 1 – 2 HS đọc lại đoạn văn trước lớp.
- GV hướng dẫn HS:
+ Quan sát những dấu câu có trong đoạn văn sẽ viết (có thể cho HS nhìn trong SGK hoặc GV chiếu đoạn văn trên màn hình), giúp các em biết nêu tên các dấu câu: dấu phẩy (2 lần xuất hiện) và dấu chấm (5 lần xuất hiện).
+ Viết hoa tên bài, viết hoa chữ đầu câu.
+ Viết những tiếng khó hoặc những tiếng dễ viết sai lẫn do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
VD: chuyển, sang,... (miền Bắc); rủ, buồn,... (miền Nam).
- GV đọc tên bài, đọc từng cụm từ hoặc câu ngắn cho HS viết vào vở.
- GV đọc lại đoạn văn cho HS soát lại bài viết. Sau đó, HS đổi vở cho nhau để phát hiện lỗi và góp ý cho nhau theo nhóm.
- GV hướng dẫn chữa một số bài trên lớp, nhận xét, động viên khen ngợi các
2. Tìm từ có tiếng bắt đầu bằng c hoặc k gọi tên mỗi con vật trong hình. Viết các từ tìm được vào vở.
- GV cho HS quan sát tranh con cua, con công, con kì đà, con kiến.
- 1 HS đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm
- HS làm việc cá nhân, tìm và viết vào vở từ bắt đầu bằng c hoặc k con vật được vẽ trong
- GV dán lên bảng 4 tờ phiếu dưới mỗi tranh, phát bút dạ mời 4 HS thi làm bài. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: cua, công, kì đà, kiến.
3. Hoàn thành bài tập a hoặc b
a. Chọn tiếng có vần iêu hoặc ươu thay cho ô vuông.
– HS làm việc theo nhóm:
+ GV chiếu đoạn văn cần hoàn chỉnh lên bảng và mời 1 HS đọc yêu cầu (đọc cả từ trong ngoặc đơn).
+ HS thảo luận, chọn tiếng có vần iêu hoặc ươu trong ngoặc đơn thay cho ô vuông.
Sau đó viết tiếng tìm được vào phiếu học tập hoặc vào vở.
– GV mời 1 – 2 HS lên bảng chữa bài tập. Cả lớp nhận xét. GV chữa bài tập: nhiều, hươu, khướu.
b. Tìm từ ngữ có tiếng chứa en hoặc eng
- HS làm việc theo nhóm:
+ HS thảo luận để tìm tiếng có vần en hoặc eng. VD: dế mèn, thẹn thùng, bẽn lẽn, xen kẽ, len lỏi; xà beng, leng keng, cái xẻng, quên béng,... Viết từ đã hoàn thành vào phiếu học tập hoặc vào vở.
- GV có thể tổ chức hoạt động học tập này dưới hình thức chơi trò chơi hoặc thi tìm từ ngữ.
+ GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi. GV và cả lớp nhận xét, chốt đáp án đúng.
– GV nhận xét tiết học.
TIẾT 4
LUYỆN TẬP VỀ TỪ VÀ CÂU
Bài tập 1. Tìm từ ngữ chỉ tình cảm bạn bè
– HS làm việc theo nhóm:
+ HS nối tiếp nhau tìm từ ngữ chỉ tình cảm bạn bè (Nên viết từ ngữ tìm được vào phiếu học tập của nhóm hoặc viết vào vở. VD: thân thiết, gắn bó, chia sẻ, quý mến,...).
- GV tổ chức chữa bài trước lớp:
+ Đại diện một số nhóm phát biểu kết quả làm việc của nhóm.
+ Cả lớp nhận xét thống nhất đáp án.
- GV khen ngợi các nhóm tìm được nhiều từ ngữ chỉ tình cảm bạn bè.
– Lưu ý: GV cũng có thể thay hình thức trình bày trước lớp bằng các trò chơi.
Bài tập 2. Chọn từ ngữ thích hợp thay cho ô vuông (thân thiết, nhớ, vui đùa)
- GV hướng dẫn HS làm việc theo nhóm.
- GV chiếu từ ngữ cần chọn lên bảng. GV gọi 1 HS đọc yêu cầu. Cả lớp đọc thầm.
- GV chiếu đoạn văn cần hoàn thiện lên bảng. Yêu cầu nhóm thảo luận, tìm trong thẻ từ những từ ngữ phù hợp.
- GV yêu cầu các nhóm giơ cao thẻ từ có từ ngữ tìm được. Sau đó mời đại diện một nhóm lên trước lớp trình bày kết quả thảo luận.
- GV và HS nhận xét đánh giá, thống nhất đáp án.
Để rèn tư duy phản biện, tùy theo đối tượng HS, GV có thể hỏi: Vì sao không chọn từ “vui đùa”? Vì sao “nhớ” không thể đứng ở vị trí ô trống thứ nhất hoặc thứ ba?
- GV mời 1 HS đọc đoạn văn đã hoàn thiện.
Bài tập 3. Chọn câu ở cột A phù hợp với ý ở cột B
– HS làm việc chung cả lớp:
+ GV nêu mục đích của BT3: Bài tập này yêu cầu HS hiểu được từng câu dùng để làm gì, từ đó tìm được câu ở cột A phù hợp với ý ở cột B.
+ GV mời 1 − 2 HS đọc yêu cầu (đọc cả nội dung trong khung). Cả lớp đọc thầm.
+ Từng HS làm bài tập sau đó thảo luận nhóm.
- HS làm việc theo nhóm:
+ Từng HS làm bài tập sau đó thảo luận nhóm.
+ GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm, trao đổi theo gợi ý: Câu 1 cho biết hai bạn thường làm gì? Câu 2 hỏi về điều gì? Câu 3 thể hiện cảm xúc gì của kiến dành cho sóc? Câu 1/2/3/ dùng để làm gì? (kể lại sự việc/ hỏi điều chưa biết/ bộc lộ cảm xúc). Nói tên dấu câu đặt cuối mỗi câu? (dấu chấm, dấu hỏi chấm, dấu chấm than).
- Một số HS trình bày kết quả thảo luận. GV và HS chốt lại nội dung trả lời.
TIẾT 5 – 6
LUYỆN TẬP
1. Nói về việc làm của các bạn trong tranh
– HS làm việc nhóm:
+ GV chiếu từng tranh lên bảng, yêu cầu HS quan sát tranh thảo luận nhóm theo câu hỏi gợi ý: Tranh vẽ cảnh gì? Vì sao em biết?
+ Một số HS trình bày kết quả thảo luận trước lớp. GV và HS chốt lại nội dung tranh:
+ Tranh 1: Trên con đường làng, có ba bạn học sinh đi đến trường. Các bạn vừa đi vừa chuyện trò vui vẻ, vẻ mặt tươi cười. Phía xa, một em nhỏ được mẹ đưa đến trường. Cánh đồng lúa ven đang đang chín rộ.
+ Tranh 2: Ba bạn đang cùng nhau thảo luận nhóm/ trao đổi bài. Trên bàn có mấy quyển sách. Một bạn ngồi giữa đang lấy tay chỉ vào sách. Hai bạn còn lại đang lắng nghe. Một bạn đặt tay lên cằm như đang suy nghĩ. Có lẽ các bạn đang thảo luận về một vấn đề khá thú vị.
+ Tranh 3: Khung cảnh sân trường giờ ra chơi. Một nhóm 3 bạn đang chơi nhảy dây. Bạn nam có vẻ nhảy dây rất khéo, bàn chân của bạn đưa lên nhịp nhàng theo sợi dây. Một nhóm hai bạn khác đang chơi đá cầu. Trái cầu đang bay lên theo bàn chân của bạn nam. Bạn nữ trong tư thế sẵn sàng đón trái cầu. Giờ ra chơi của các bạn thật là vui.
2. Viết 3 – 4 câu kể về một hoạt động em tham gia cùng bạn
– HS làm việc chung cả lớp:
+ 1 HS đọc yêu cầu của bài, cả lớp đọc thầm.
+ GV mời 2 − 3 HS hỏi đáp cùng GV theo từng câu hỏi gợi ý:
+ Em đã tham gia hoạt động gì cùng bạn?( học tập/ vui chơi/ sinh hoạt câu lạc bộ võ thuật, sinh hoạt câu lạc bộ nghệ thuật, câu lạc bộ cờ vua...).
+ Hoạt động đó diễn ra ở đâu? (trong lớp học, trên sân trường, trong thư viện, trong vườn trường,...)
+ Em và các bạn đã làm những gì? (cùng học toán, học tiếng Việt, học vẽ, thảo luận nhóm, chơi trò chơi trong giờ ra chơi, đọc sách, sinh hoạt sao Nhi đồng, cùng em chơi trốn tìm, cùng chia quà bánh cho nhau,…)
+ Em cảm thấy thế nào khi tham gia hoạt động đó? (vui, thoải mái, thích, luôn muốn được vui chơi/ học tập cùng bạn).
- HS hoạt động cặp đôi, cùng nói về hoạt động tham gia cùng bạn.
- HS làm việc cá nhân:
+ Từng HS viết đoạn văn vào vở. Viết xong, đổi bài cho bạn cùng soát và sửa lỗi diễn đạt.
- HS làm việc chung cả lớp: Một số HS đọc bài trước lớp. HS nghe nhận xét của thầy cô và các bạn.
- GV thu vở, đánh giá bài làm của
TIẾT 6
ĐỌC MỞ RỘNG
1. Tìm đọc một bài thơ về tình bạn
– GV cho HS nghe một bài thơ viết về tình bạn, chẳng hạn bài Tình bạn của tác giả Trần Thị Hương. GV hỏi HS: Việc các bạn đến thăm thỏ nâu bị ốm thể hiện điều gì?
(tình bạn thân thiết/ tình cảm của các bạn trong lớp dành cho thỏ nâu/ các bạn mong thỏ nâu khỏi ốm để đi học).
- GV giới thiệu nội dung đọc mở rộng: Thơ về tình bạn.
- HS làm việc cá nhân và thảo luận nhóm:
+ Mỗi HS chọn đọc một bài thơ. Khi đọc, chú ý đến những điều sau: Tên của bài thơ, tên của tác giả, nội dung bài thơ viết về ai, về việc gì?
+ Viết vào vở những điều em đã tìm hiểu được về bài thơ
+ Trao đổi với bạn về bài thơ em chọn đọc.
- GV tổ chức đánh giá hoạt động đọc của cá nhân, nhóm:
+ GV gọi 3 – 4 HS giới thiệu bài thơ mình đã chuẩn bị.
+ GV và HS nhận xét, góp ý.
2. Nói về những điều em thích trong bài thơ đó.
- HS làm việc cá nhân và theo nhóm:
+ Từng HS suy nghĩ về những điều mình thích trong bài thơ. Đó có thể là câu thơ, hình ảnh thơ HS cho là thú vị hoặc nhân vật trong bài thơ, cách gieo vần trong bài thơ,...
+ Trao đổi với bạn điều mình thích trong bài thơ.
- GV tổ chức đánh giá hoạt động đọc của cá nhân, nhóm:
+ GV gọi 3 – 4 HS chia sẻ điều em thích trong bài thơ.
+ GV và HS nhận xét góp ý.
- HS viết một câu thơ vào sổ
CỦNG CỐ
- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. GV tóm tắt lại những nội dung chính. Sau bài 18 – Tớ nhớ cậu, các em đã:
+ Hiểu được tình bạn gắn bó thân thiết. Biết cách nói và đáp lời chào lúc chia tay
+ Viết bài chính tả và làm bài tập chính tả.
+ Nhận biết từ ngữ chỉ tình cảm bạn bè.
+ Viết được 3 – 4 câu kể về một hoạt động em tham gia cùng các bạn.
- HS nêu ý kiến về bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích, cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào). GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên
- Khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà.
Bài 19 Chữ A và những người bạn (4 tiết)
I. MỤC TIÊU
Giúp HS:
- Đọc đúng, rõ ràng câu chuyện Chữ A và những người bạn. Biết ngắt hơi ở chỗ có dấu câu. Nhận biết được nhân vật chữ A là người kể chuyện (xưng “tôi”) và những suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật. Quan sát tranh và hiểu được các chi tiết trong tranh (Bức tranh vẽ chữ A và những người bạn trên trang sách mở và khi chỉ có một mình).
- Biết viết chữ hoa I, K cỡ vừa và cỡ nhỏ; viết được câu ứng dụng: Kiến tha lâu cũng đầy tổ.
- Biết trao đổi với các bạn về niềm vui của các nhân vật trong tranh và niềm vui của mình.
- Có tinh thần hợp tác và kết nối với bạn bè, có khả năng làm việc nhóm.
II. CHUẨN BỊ
1. Kiến thức
- Đặc điểm của VB tự sự, ngôi kể trong VB tự sự, cách thể hiện đặc điểm và cảm xúc của nhân vật trong
- Phương pháp dạy học phát huy trải nghiệm, tăng cường hoạt động thực hành giao tiếp.
2. Phương tiện dạy học
- Sưu tầm tranh ảnh về các chữ cái hoặc bảng chữ cái phóng
- Mẫu chữ viết hoa I, K, vở Tập viết 2 tập một.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1 – 2
ÔN BÀI CŨ
HS đọc lại một đoạn trong bài Tớ nhớ cậu và nêu nội dung của đoạn vừa đọc (hoặc nêu một vài chi tiết thú vị trong bài đọc).
ĐỌC
1. Khởi động
- HS làm việc chung cả lớp: Quan sát tranh minh hoạ các chữ cái trên một trang sách mở.
- HS làm việc theo nhóm:
+ HS thảo luận nhóm, cùng nói tên từng chữ cái trong tranh (chữ A, chữ Bê, chữ Xê, chữ Đê, chữ E, chữ Giê).
+ Đoán nội dung bài đọc dựa vào tên bài và tranh minh hoạ.
- GV gọi 1 – 3 HS nói tên từng chữ cái có trong
- GV dẫn dắt và giới thiệu về bài đọc (câu chuyện của chữ A).
2. Đọc văn bản
- GV hướng dẫn cả lớp:
+ GV đọc mẫu toàn bài, rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng, dừng hơi lâu hơn sau mỗi đoạn, HS đọc thầm theo.
+ GV nêu một số từ khó như nổi tiếng, vui sướng, sửng sốt, trân trọng để HS đọc.
+ GV hướng dẫn cách đọc lời tự sự (tự kể chuyện mình) của chữ A (GV đọc giọng chậm rãi, thể hiện rõ giọng nói/ ngữ điệu của người kể chuyện).
+ GV mời 2 HS đọc nối tiếp bài đọc (HS1 đọc từ đầu đến với tôi trước tiên; HS2 đọc phần còn lại) để HS biết cách luyện đọc theo nhóm đôi.
+ GV hướng dẫn HS hiểu nghĩa của từ ngữ đã chú giải ở mục Từ ngữ trong SGK hoặc đưa thêm những từ ngữ còn khó hiểu đối với HS.
HS luyện đọc theo nhóm:
+ GV hướng dẫn HS đọc nối tiếp từng đoạn theo nhóm, đọc lần 2, lần 3 nếu còn thời gian. HS góp ý cho nhau.
+ GV giúp đỡ HS trong các nhóm gặp khó khăn khi đọc bài, tuyên dương HS đọc tiến bộ.
GV mời 1 HS đọc lại toàn bộ văn bản.
3. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Trong bảng chữ cái tiếng Việt, chữ A đứng ở vị trí nào?
- HS làm việc nhóm, cùng đọc lại đoạn 1 của bài đọc, thảo luận nhóm; từng em nêu câu trả lời.
- Từng nhóm trao đổi và tìm câu trả lời.
- GV gọi đại diện các nhóm trả lời câu hỏi. Cả lớp và GV nhận xét câu trả lời của các nhóm và chốt đáp án: Trong bảng chữ cái tiếng Việt, chữ A đứng ở vị trí đầu tiên.
Câu 2, Câu 3. Chữ A mơ ước điều gì? Chữ A nhận ra điều gì?
- HS làm việc nhóm:
+ Từng HS lần lượt trả lời cho từng câu hỏi.
+ GV theo dõi các nhóm, hỗ trợ HS gặp khó khăn trong nhóm.
− HS làm việc chung cả lớp:
+ GV gọi đại diện các nhóm trả lời câu hỏi.
+ Cả lớp và GV nhận xét câu trả lời của các nhóm và chốt đáp án: Chữ A mơ ước một mình nó làm ra một cuốn sách; Chữ A nhận ra rằng nếu chỉ có một mình, chữ A chẳng thể nói được với ai điều gì.
Câu 4. Chữ A muốn nhắn nhủ điều gì với các bạn?
− HS làm việc cá nhân và theo nhóm:
+ Mỗi HS đọc thầm các phương án trả lời trắc nghiệm.
+ Từng em nêu ý kiến của mình, cả nhóm góp ý và thống nhất câu trả lời.
− HS làm việc chung cả lớp:
+ GV gọi đại diện các nhóm trả lời câu hỏi.
+ Cả lớp và GV nhận xét câu trả lời của các nhóm và chốt đáp án: Chữ A muốn nhắn nhủ các bạn chăm đọc sách. (chăm viết chữ cái/ chăm đọc sách/ chăm xếp các chữ cái)
4. Luyện tập sau bài đọc
Câu 1. Nói tiếp để có lời cảm ơn của chữ A với các bạn: Cảm ơn các bạn, nhờ có các bạn, chúng ta đã (…)
– HS làm việc cá nhân và theo nhóm:
+ Mỗi HS tưởng tượng mình là chữ A, suy nghĩ, tìm từ ngữ để nói lời cảm ơn với các bạn.
+ Từng HS nói lời cảm ơn, cả nhóm góp ý.
− HS làm việc chung cả lớp:
+ Các nhóm cử đại diện nói lời cảm ơn trước lớp.
+ Cả lớp và GV nhận xét câu trả lời của các nhóm và chốt đáp án (VD: Cảm ơn các bạn, nhờ có các bạn, chúng ta đã làm nên những cuốn sách hay.). GV gợi mở để HS có thể nói thêm nhiều phương án khác sao cho phù hợp với tinh thần bài đọc.
Câu 2. Tìm những từ ngữ chỉ cảm xúc.
– HS làm việc cá nhân và theo nhóm:
+ Mỗi HS đọc thầm các từ ngữ cho trước rồi tìm những từ ngữ chỉ cảm xúc.
+ Từng HS nêu từ ngữ mà mình tìm được.
+ Cả nhóm thống nhất phương án trả lời.
− HS làm việc chung cả lớp:
+ Các nhóm cử đại diện nêu các từ ngữ chỉ cảm xúc trước lớp.
+ Cả lớp và GV nhận xét câu trả lời của các nhóm và chốt đáp án (vui sướng, ngạc nhiên).
– GV nhận xét chung.
5. Luyện đọc lại
– HS lắng nghe GV đọc diễn cảm cả bài.
– HS tập đọc lời đối thoại dựa theo cách đọc của GV.
TIẾT 3
VIẾT
1. Viết chữ hoa
– GV giới thiệu mẫu chữ I, K và hướng dẫn HS:
+ Quan sát mẫu chữ I, K: độ cao, độ rộng, các nét và quy trình viết chữ hoa I, K (đặc biệt là cấu tạo của chữ hoa I như phần đầu của chữ hoa K).
+ Quan sát GV viết mẫu trên bảng lớp (hoặc cho HS quan sát cách viết chữ hoa I, K trên màn hình, nếu có).
- HS tập viết chữ hoa I, K (trên bảng con hoặc vở ô li, giấy nháp) theo hướng dẫn (HS có thể chỉ cần viết chữ hoa K vì chữ này đã bao gồm chữ hoa I).
- GV hướng dẫn HS tự nhận xét và nhận xét lẫn
- HS viết chữ hoa I, K vào vở Tập viết.
- HS góp ý cho nhau theo nhóm đôi.
2. Viết ứng dụng
- GV yêu cầu HS đọc câu câu ứng dụng trong SGK: Kiến tha lâu cũng đầy tổ.
- HS quan sát GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng lớp (hoặc cho HS quan sát cách viết mẫu trên màn hình, nếu có).
- GV hướng dẫn viết chữ hoa K đầu câu, cách nối chữ viết hoa với chữ viết thường, khoảng cách giữa các tiếng trong câu, vị trí đặt dấu chấm cuối câu.
- Học sinh viết vào vở Tập viết 2 tập một.
- HS đổi vở cho nhau để phát hiện lỗi và góp ý cho nhau theo nhóm.
- GV hướng dẫn chữa một số bài trên lớp, nhận xét, động viên khen ngợi các
TIẾT 4
NÓI VÀ NGHE
1. Quan sát tranh và nói về niềm vui của các nhân vật trong mỗi tranh.
Tranh 1
- GV hướng dẫn chung cả lớp: Các em quan sát kĩ bức tranh thứ nhất để biết: Tranh vẽ cảnh ở đâu? Trong tranh có những con vật gì? Lời nói trong tranh là của con vật nào? Con vật đó nói gì?
- HS làm việc cá nhân theo hướng dẫn của
- Làm việc chung cả lớp: GV nêu lần lượt các câu hỏi và mời HS trả lời (mỗi HS trả lời 1 câu hỏi).
VD: – Tranh vẽ cảnh ở trong rừng./ –Tranh vẽ 2 con sóc trên cây và con nai bên suối./ – Lời nói trong tranh là của nai./ – Nai nói niềm vui của nai là được đi dạo trong rừng vào mùa xuân.
- GV có thể hỏi thêm (Theo các em, vì sao chú nai thích đi dạo trong cảnh rừng mùa xuân?) và mời 2 – 3 HS trả lời. Sau đó GV nói cho HS hiểu: Nai thích đi dạo vào mùa xuân chắc là vì mùa xuân trời ấm áp (không lạnh giá như mùa đông). Cây cối đâm chồi nảy lộc, muôn hoa đua nở. Nai lại thích ăn lá cây, uống nước suối trong,...
Tranh 2 và 3
– GV có thể hướng dẫn chung cả lớp cách thực hiện như sau:
+ Làm việc cá nhân: Quan sát kĩ các bức tranh, đọc các bóng nói.
+ Làm việc theo cặp: Hỏi – đáp về nhân vật và niềm vui của các nhân vật trong mỗi tranh. HS tự nêu các câu hỏi về từng bức tranh
VD, bức tranh thứ hai:
- HS 1: Đây là con gì?
- HS 2: Đây là con nhím?
- HS 1: Trên lưng nhím có gì?
- HS 2: Có các quả chín.
- HS 1: Nhím nói gì?
- HS2: Nhím nói niềm vui của nhím là được cây rừng tặng cho nhiều quả chín. Chắc là nhím thích ăn quả chín.
VD: bức tranh thứ ba:
- HS 1: Tranh thứ ba vẽ những ai?
- HS 2: Tranh vẽ 3 bạn HS
- HS 1: Các bạn đang làm gì?
- HS2: Chắc các bạn đang nghe 1 bạn đọc truyện?/ ....
- HS1: Niềm vui của các bạn là gì?
– HS 2: .....
- GV mời 2 – 3 HS xung phong nói 2– 3 câu về mỗi bức tranh, khích lệ các em có lời giới thiệu khác
VD, về bức tranh thứ hai: Tranh vẽ chú nhím con. Trên lưng nhím có rất nhiều trái cây. Nhím nói niềm vui của nhím là được cây rừng cho nhiều quả chín.
- Sau khi HS đã giới thiệu về từng bức tranh, GV nói thêm cho HS hiểu về nội dung tranh.
VD: Loài nhím rất thích ăn lá cây, rễ cây là các loại củ quả. Có lẽ vì thế mà nhím rất vui khi quả chín trên cây rụng vào lưng mình, tha hồ ăn.
2. Niềm vui của em là gì? Điều gì làm em không vui? Hãy chia sẻ cùng các bạn.
- GV khích lệ HS mạnh dạn chia sẻ ý kiến của mình, VD: Các em đã được biết ý kiến của nai, của nhím và ý kiến của 3 bạn HS nói về niềm vui của mình. Vậy niềm vui của các em là gì? Hãy mạnh dạn phát biểu ý kiến của mình cùng các bạn trong nhóm.
- HS làm việc theo nhóm: Nhóm trưởng mời các bạn lần lượt từng bạn phát biểu ý kiến.HS nói theo đúng suy nghĩ của các
- HS làm việc chung cả lớp:
+ GV khích lệ HS xung phong chia sẻ trước lớp niềm vui của mình là gì.
+ GV hỏi: Có điều gì làm các em không vui? Nếu có, hãy chia sẻ cùng cả lớp.
+ HS xung phong phát biểu. Các bạn trong lớp và GV có những phản hồi theo từng ý kiến của HS.
– GV tổng kết tiết học, khích lệ các em tạo niềm vui cho mình và cho bạn bè, người thân,... Khen ngợi các em tích cực chia sẻ ý kiến.
VẬN DỤNG
Nói chuyện với người thân về niềm vui của từng thành viên trong gia đình em.
GV hướng dẫn HS cách thực hiện HĐ vận dụng:
- Bước 1: Trước khi nói chuyện với người thân về niềm vui của từng thành viên trong gia đình (ông, bà, bố, mẹ,…), mỗi HS hãy thử đoán niềm vui của các thành viên đó là gì dựa vào sự gần gũi và những gì mỗi HS biết được về những người đó.
- Bước 2: HS nói chuyện với người thân để kiểm tra xem điều em đoán có đúng không.
CỦNG CỐ
- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. GV tóm tắt lại những nội dung chính.
Sau bài học Chữ A và những người bạn, các em đã:
- Đọc – hiểu bài Chữ A và những người bạn.
- Viết đúng chữ hoa I, K, câu ứng dụng: Kiến tha lâu cũng đầy tổ.
- Nói được về niềm vui của mình, về điều làm mình không
- HS nêu ý kiến về bài học (Em thích hoạt động nào? Vì sao? Em không thích hoạt động nào? Vì sao?). GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên
Link tải Giáo án Tiếng Việt 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm) chính:
Giáo án Tiếng Việt 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm) DownloadBạn có thể tải các phiên bản thích hợp khác dưới đây.
Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng soạn giáo án lớp 2. Xem thêm các thông tin về Giáo án Tiếng Việt 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm) tại đây