-
Tất cả
-
Học tập
-
Lớp 1
-
Lớp 2
-
Lớp 3
-
Lớp 4
-
Lớp 5
-
Thi vào 6
-
Lớp 6
-
Lớp 7
-
Lớp 8
-
Lớp 9
-
Thi vào 10
-
Lớp 10
-
Lớp 11
-
Lớp 12
-
Thi THPT QG
-
Thi ĐGNL
-
Đề thi
-
Thi IOE
-
Thi Violympic
-
Trạng nguyên Tiếng Việt
-
Văn học
-
Sách điện tử
-
Học tiếng Anh
-
Tiếng Nhật
-
Mầm non
-
Cao đẳng - Đại học
-
Giáo án
-
Bài giảng điện tử
-
Cao học
-
Tài liệu Giáo viên
-
Công thức toán
-
-
Tài liệu
-
Hướng dẫn
-
Văn mẫu lớp 9: Phân tích Nỗi niềm chinh phụ Trích Chinh phụ ngâm - Đặng Trần Côn
Phân tích Nỗi niềm chinh phụ gồm 2 mẫu hay nhất, giúp các em có thêm nhiều ý tưởng mới, thấy rõ không khí chia ly nhuốm màu buồn bã, cô đơn của vợ chồng người chinh phụ trong đoạn trích Nỗi niềm chinh phụ.
“Nỗi niềm chinh phụ” trích trong tập “Chinh phụ ngâm”, nguyên tác của Đặng Trần Côn, bản dịch của Đoàn Thị Điểm, thuộc thể loại thơ song thất lục bát, thể hiện những tình cảm đầy lưu luyến của người chinh phụ khi phải xa cách. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn:
Phân tích Nỗi niềm chinh phụ hay nhất
Trong xã hội phong kiến người phụ nữ phải chịu rất nhiều bất hạnh, khổ cực. Người phụ nữ lúc bấy giờ chưa được xã hội công nhận, họ không có quyền quyết định cuộc đời mình, phải phụ thuộc vào người chồng, người cha. Có rất nhiều tác phẩm nói về số phận người phụ nữ trong giai đoạn này, trong đó phải kể đến đoạn trích Sau phút chia ly trích trong tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn.
Đoạn trích bày tỏ nỗi lòng sầu thương, nhớ nhung với sự mong mỏi, da diết của người vợ có chồng ra trận. Bài thơ với thể thơ cổ song thất lục bát. Toàn bài là nỗi nhớ thương ngày một tăng tiến, nâng cao của đôi vợ chồng trẻ, đặc biệt là người vợ - một phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Văn bản "Nỗi niềm chinh phụ" là đoạn trích sau khi người vợ ngậm ngùi tiễn chồng ra miền biên ải, nàng trở về đơn chiếc xót xa.
"Chàng thì đi cõi xa mưa gió
Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn
Đoái trông theo đã cách ngăn
Tuôn màu mây biếc trải ngàn núi xanh".
Rồi lại:
"Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai".
Tác giả đã sử dụng nghệ thuật đối giữa các câu thất và sử dụng điệp từ ngữ với những tính từ miêu tả độc đáo, đặc sắc đã toát lên nội dung chính là lên án chiến tranh, đặc biệt là khát vọng hòa bình, được yêu thương của người phụ nữ thời phong kiến.
"Chàng thì đi cõi xa mưa gió
Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn".
Vì điều kiện đất nước xảy ra chiến tranh người chồng đã phải chia tay người vợ trẻ yêu quý của mình để ra chiến trường. Đó là cuộc chia li buồn và cô đơn của cả hai người. Trong "cõi xa mưa gió" của chàng ẩn chứa bao hiểm nguy, gian nan của hòn tên mũi đạn, của đời sống chốn sa trường. Trong nỗi lòng "buồn cũ chiếu chăn" của thiếp lại đau đớn bao đơn côi phiền muộn, bao khắc khoải đợi chờ. Hai cặp đối "Chàng thì" - "Thiếp thì" ẩn chứa bao chán nản, buồn phiền. Nghĩ đến nhau, họ chỉ còn biết:
"Đoái trông theo đã cách ngăn
Tuôn màu mây biếc trải ngàn núi xanh".
Khi đã tiễn chồng ra trận, người vợ quay trở về chỉ biết chôn chặt nỗi buồn trong lòng. "Đoái" nghĩa là ngoảnh lại, ngoái lại nhưng dùng từ "đoái" còn hàm ẩn được cái đau đớn, mệt mỏi của tâm trạng người vợ. Nhưng càng đoái theo trông ngóng chỉ càng thấy cách xa nghìn trùng, giữa họ "đã cách ngăn" "mây biếc" "núi xanh" "tuôn màu" "trải ngàn" cách trở. Nỗi buồn của người phụ nữ như đã âm thầm lan thấm vào thiên nhiên cảnh vật. Đoàn Thị Điểm đã dùng cảnh vật thiên nhiên để nói lên tâm trạng người phụ nữ khi xa chồng:
"Chốn Hàm Dương chàng còn ngoảnh lại
Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang
Bến Tiêu Tương cách Hàm Dương
Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu".
Trong đoạn thơ tiếp, nỗi sầu chia li và lưu luyến chẳng muốn rời của đôi vợ chồng trẻ đã được thể hiện bằng những điển tích cổ, thủ pháp đối, phép điệp ngữ rất độc đáo.
Những địa danh Tiêu Tương, Hàm Dương tác giả mượn trong điển tích Trung Quốc gợi đến sự cách xa, chia lìa: "cách... mấy trùng". Phép đối vừa thể hiện tấm lòng sâu nặng dành cho nhau của đôi vợ chồng người chinh phụ vừa như thể hiện sự rời xa nhau từng giờ từng khắc của họ: "Chốn Hàm Dương chàng còn ngoảnh lại" - "Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang", "Bến Tiêu Tương cách Hàm Dương" - "Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương". Đặc biệt, phép điệp ngữ khiến những câu chữ như muốn đan quyện vào nhau chẳng muốn rời: Tiêu Tương - Tiêu Tương, Hàm Dương - Hàm Dương, thấy - thấy, xanh xanh - xanh, ngàn dâu - ngàn dâu. Nét đặc sắc đó đã thể hiện thành công tấm lòng lưu luyến chẳng muốn rời xa nhau của hai vợ chồng nàng. Thể thơ song thất lục bát thiết tha đã góp phần thể hiện tâm trạng u sầu nhung nhớ khôn nguôi trong lòng người chinh phụ. Nhưng dầu thế, đất trời như đang đẩy họ xa nhau hơn. Trong hai câu thơ:
"Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu"
Tác giả đã mượn ý câu thành ngữ "Thương hải tang điền" - biển rộng đã biến thành ruộng dâu tít tắp, ý chỉ những dâu bể cuộc đời. Chẳng những vậy, những sắc thái khác nhau của màu xanh được sử dụng trong hai câu thơ này cũng góp phần diễn tả sâu sắc nỗi lòng người chinh phụ. "Xanh xanh" là màu xanh nhẹ, xanh nhạt. "Xanh ngắt" lại là màu xanh đậm. Từ "xanh xanh" đến "xanh ngắt" là sự tăng tiến, màu xanh thể hiện sự chia li, li biệt; sự tăng tiến đó như thể hiện nỗi buồn ngày càng đậm nét, ngày càng quằn quại xót xa.
Đoạn trích đã sử dụng thể thơ song thất lục bát ngắn ngủi cùng khá nhiều những thủ pháp nghệ thuật được sử dụng thành công, tác giả đã thể hiện sâu sắc nỗi lòng của người vợ "sau phút chia li" tiễn chồng đi chinh chiến. Đó là nỗi buồn tê tái, nỗi nhung nhớ vơi đầy, sự lưu luyến khôn nguôi... Và như thế, văn bản "Nỗi niềm chinh phụ" (trích "Chinh phụ ngâm" của Đặng Trần Côn - Đoàn Thị Điểm) đã thể hiện tinh thần nhân đạo rất nhân bản, nhân văn.
Người phụ nữ trong xã hội cũ phải chịu quá nhiều đắng cay tủi nhục, chỉ có người chồng là chỗ dựa tinh thần rồi cũng phải ra đi, chưa biết khi nào mới gặp lại. Sự ác liệt của chiến tranh làm cho nỗi nhớ chồng của người phụ nữ càng nhân ên gấp bội, bởi giữa cái sông và cái chết của con người trong hoàn cảnh đó là quá mong manh.

Chọn file cần tải:
-
Văn mẫu lớp 9: Phân tích Nỗi niềm chinh phụ Tải về
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Tài liệu tham khảo khác
Lớp 9 tải nhiều
Có thể bạn quan tâm
-
Dẫn chứng về sự tử tế trong cuộc sống
50.000+ -
Đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 5 có bảng ma trận đề thi
50.000+ 3 -
Văn mẫu lớp 11: Phân tích nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ (2 Dàn ý + 12 mẫu)
100.000+ -
Bộ đề thi học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí lớp 5 theo Thông tư 22
50.000+ 4 -
Phân tích tác phẩm Người ở của Thái Chí Thanh
1.000+ -
Văn mẫu lớp 12: Phân tích tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi
100.000+ -
Mẫu giấy 5 ô ly - Mẫu giấy luyện viết chữ
100.000+ -
Văn mẫu lớp 12: Phân tích tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành
100.000+ -
Tổng hợp 272 bài ôn tập các dạng Toán lớp 1
100.000+ 3 -
Văn mẫu lớp 12: Phân tích nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu
100.000+ 2
Mới nhất trong tuần
-
Bài 1: Thế giới kì ảo
- Viết đoạn văn suy nghĩ về chi tiết “cái bóng” trong Chuyện người con gái Nam Xương
- Viết đoạn văn nêu nhận xét của em về tính chất kì ảo của truyện Dế chọi
- Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (con người trong mối quan hệ với tự nhiên)
- Nghị luận về khai thác và bảo vệ nguồn lợi hải sản trong phát triển kinh tế biển
- Viết bài văn nghị luận về vấn đề khai thác và bảo vệ rừng hiện nay
- Nghị luận về tình trạng chặt phá rừng phòng hộ đầu nguồn ở nước ta hiện nay
- Nghị luận về vấn đề khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên phục vụ sản xuất
- Nghị luận về quan điểm sống xanh và ý nghĩa của nó
- Nghị luận về một vụ xả nước thải chưa qua xử lý
- Nghị luận về việc triển khai dự án trồng cây, phủ xanh đất trống đồi trọc
- Nghị luận Người dân ở một địa phương ứng phó thành công một trận lũ lớn
- Nghị luận về vấn đề xây dựng khu bảo tồn các loài động vật hoang dã quý hiếm
- Nghị luận về tình trạng ô nhiễm nguồn nước hiện nay
- Tóm tắt Dế chọi
- Phân tích Dế chọi của Bồ Tùng Linh
- Phân tích Sơn Tinh - Thủy Tinh
- Phân tích nhân vật Sơn Tinh
- Tóm tắt Sơn Tinh - Thủy Tinh
-
Bài 2: Những cung bậc tâm trạng
- Viết đoạn văn phân tích tâm trạng của người chinh phụ
- Phân tích Nỗi niềm chinh phụ
- Dàn ý phân tích Nỗi niềm chinh phụ
- Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về bài thơ Tiếng đàn mưa
- Phân tích bài thơ Tiếng đàn mưa của Bích Khê
- Dàn ý phân tích bài thơ Tiếng đàn mưa
- Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học
- Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học (thơ song thất lục bát)
- Viết bài văn nghị luận phân tích Ai tư vãn
- Viết bài văn nghị luận phân tích Hai chữ nước nhà
- Viết bài văn nghị luận phân tích Đêm khuya tự tình với sông Hương
-
Bài 3: Hồn nước nằm trong tiếng mẹ cha
- Đoạn văn phân tích 2-4 dòng thơ miêu tả thiên nhiên đặc sắc trong Kim - Kiều gặp gỡ
- Đoạn văn phân tích nét tính cách của một nhân vật trong Lục Vân Tiên đánh cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga
- Cảm nghĩ về câu chuyện Lục Vân Tiên đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga
- Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (trong đời sống của học sinh hiện nay)
- Nghị luận Cách ứng xử khi xảy ra xung đột giữa các thế hệ trong gia đình
- Nghị luận Tình bạn khác giới ở tuổi học trò
- Nghị luận Cách giải quyết mâu thuẫn, xung đột ở lứa tuổi học trò
- Nghị luận về cách giải quyết khi bị tổn thương vì những thông tin sai lệch trên mạng xã hội
- Nghị luận về sử dụng ngôn ngữ dung tục trong giao tiếp với bạn bè
- Nghị luận về làm thế nào để vượt qua căng thẳng và áp lực học tập
- Trình bày ý kiến về một vấn đề có tính thời sự trong đời sống của lứa tuổi học sinh hiện nay
-
Bài 4: Khám phá vẻ đẹp văn chương
- Viết đoạn văn Em có đồng tình với những phân tích về chi tiết chiếc bóng trên vách không
- Viết đoạn văn phân tích vẻ đẹp ngôn từ của một đoạn trích truyện thơ Nôm
- Viết đoạn văn nghị luận Cái tài của Nguyễn Dữ là ông đã dung hòa được hiện thực với ước mơ
- Viết đoạn văn nghị luận "Không nên biến những nhân vật trong các tác phẩm văn học thiếu nhi trở thành những nhân vật hoàn hảo"
- Phân tích Ngày xưa của Vũ Cao
- Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học (truyện)
- Thảo luận về vấn đề Làm thế nào để học tốt môn Ngữ văn?
-
Bài 5: Đối diện với nỗi đau
- Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về khát vọng tình yêu của con người
- Viết đoạn văn phân tích một chi tiết mà em thích trong đoạn trích vở kịch Lơ Xít
- Phân tích Lơ xít
- Tóm tắt Bí ẩn của làn nước
- Phân tích truyện ngắn Bí ẩn của làn nước
- Phân tích nghệ thuật kể chuyện trong Bí ẩn của làn nước
- Tóm tắt Âm mưu và tình yêu
- Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học (kịch)
- Thảo luận về Vẻ đẹp của tình yêu trong Rô-mê-ô và Giu-li-ét
- Thảo luận về Danh dự và bổn phận của mỗi người trong Lơ Xít
- Thảo luận về cách ứng xử của con người trước những tai họa, mất mát, nghịch cảnh trong Bí ẩn của làn nước
-
Ôn tập học kì I
-
Bài 6: Giải mã những bí mật
- Viết đoạn văn suy nghĩ về nhân vật Ben-ni-xtơ hoặc Ghi-crít trong truyện Ba chàng sinh viên
- Phân tích Ba chàng sinh viên của A-thơ Cô nan Đoi-lơ
- Tóm tắt Ba chàng sinh viên
- Vào vai nhân vật Méc-đơ-lân, viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về luật sư Ét-uốt
- Phân tích Bài hát đồng sáu xu của A-ga-thơ Crit- xti
- Tóm tắt Bài hát đồng sáu xu
- Tóm tắt Phạm Xuân Ẩn - tên người như cuộc đời
- Viết đoạn văn cảm nghĩ của em về nhà tình báo Phạm Xuân Ẩn
- Tóm tắt Ba viên ngọc bích
- Viết truyện kể sáng tạo
- Viết truyện kể sáng tạo về tình bạn
- Viết truyện kể sáng tạo về tình cảm gia đình
- Viết truyện kể sáng tạo về tình thầy trò
- Viết truyện kể sáng tạo về lòng nhân hậu
- Kể một câu chuyện tưởng tượng
- Kể chuyện tưởng tượng về việc em sống ở thế giới tương lai trong thế kỉ tiếp theo
- Kể chuyện tưởng tượng Em gặp gỡ một nhân vật văn học
- Kể chuyện tưởng tượng về cuộc trò chuyện của em với một sự vật
- Kể chuyện tưởng tượng về Sáng tạo một kết thúc khác cho truyện ngắn đã đọc
-
Bài 7: Hồn thơ muôn điệu
- Đoạn văn cảm nghĩ về vẻ đẹp của tiếng Việt được thể hiện ở các khổ thơ 5, 6, 7
- Phân tích bài thơ Tiếng Việt của Lưu Quang Vũ
- Viết đoạn văn cảm nhận về không gian mùa xuân của làng quê Bắc Bộ
- Phân tích bài thơ Mưa Xuân của Nguyễn Bính
- Tập làm một bài thơ tám chữ
- Thảo luận về Tiếng Việt trên các vùng miền của đất nước
- Thảo luận về những hiện tượng ảnh hưởng tiêu cực đến tiếng Việt
- Thảo luận về Vai trò của thế hệ trẻ đối với sự phát triển của tiếng Việt
- Thảo luận về Ý nghĩa của thơ ca đối với đời sống con người
- Viết đoạn văn quan niệm về thơ ca của Thế Lữ qua Cây đàn muôn điệu
-
Bài 8: Tiếng nói của lương tri
- Viết đoạn văn Vũ khí hạt nhân đang là hiểm họa đe dọa sự tồn vong của nhân loại
- Phân tích Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
- Đoạn văn Phải chăng nhân loại không còn cách gì để đối phó với tình trạng Trái Đất ngày càng nóng lên?
- Phân tích Bài ca chúc Tết thanh niên của Phan Bội Châu
- Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (trong đời sống xã hội)
- Nghị luận Bảo vệ, khôi phục rừng và trồng cây phủ xanh đồi trọc
- Nghị luận về Công cuộc chuyển đổi số và vai trò của mỗi người
- Nghị luận về Giữ gìn nguồn nước cho hôm nay và mai sau
- Nghị luận về Vai trò của thực phẩm sạch trong cuộc sống hằng ngày
- Trình bày ý kiến về Việc xả chất thải chưa qua xử lí của một đơn vị sản xuất công nghiệp
- Trình bày ý kiến về sự xuất hiện các sản phẩm trí tuệ nhân tạo và tác động của chúng
- Trình bày ý kiến về việc phát hiện ra những hang động mới ở Quảng Bình
- Trình bày ý kiến về một dự án nhằm phát triển kinh tế, xã hội ở vùng sâu, vùng xa
- Trình bày ý kiến về việc thay thế hình thức dạy học trực tiếp bằng hình thức trực tuyến
- Trình bày ý kiến về đề tài Chỉ có con người mới cải thiện được tình trạng biến đổi khí hậu trên Trái Đất
-
Bài 9: Đi và suy ngẫm
-
Bài 10: Văn học - lịch sử tâm hồn
-
Ôn tập học kì 2
- Không tìm thấy