Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 có bảng ma trận đề thi Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7

Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu phục vụ nhu cầu học tập và ôn thi môn Ngữ văn, mời các bạn cùng tham khảo Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 có bảng ma trận đề thi và đáp án kèm theo. Chúc các bạn học sinh ôn thi và học tập tốt!

Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm học 2016 - 2017

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7


Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)

Chọn câu trả lời đúng bằng cách ghi ra giấy thi đáp án đúng. VD: 2.c

Câu 1: Ai là tác giả bài thơ “Tiếng gà trưa”?

a. Xuân Quỳnh b. Nguyễn Khuyến

c. Hồ Xuân Hương d. Bà Huyện Thanh Quan

Câu 2: Văn bản nào dưới đây không phải là tác phẩm thơ Trung đại Việt Nam?

a. Bánh trôi nước b. Bạn đến chơi nhà

c. Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh d. Phò giá về kinh.

Câu 3: Bài thơ nào sau đây có thể thơ giống bài “Qua Đèo Ngang”?

a. Bài ca nhà tranh bị gió thu phá b. Côn Sơn ca

c. Bạn đến chơi nhà d. Bánh trôi nước.

Câu 4: Thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt là thể thơ:

a. Mỗi bài có bốn câu, mỗi câu có bảy tiếng, gieo vần vào tiếng cuối các câu 1,2,4

b. Mỗi bài có tám câu mỗi câu có bảy tiếng, gieo vần vào tiếng cuối các câu 1,2,4

c. Mỗi bài có bảy câu mỗi câu có tám tiếng, gieo vần vào tiếng cuối các câu 1,2,4

d. Mỗi bài có bốn câu, mỗi câu có 5 tiếng, gieo vần vào tiếng cuối các câu 1,2,4

Câu 5: Dòng nào nêu đúng ý nghĩa của văn bản “Tĩnh dạ tứ”?

a. Bài thơ thể hiện tâm trạng cô đơn, nỗi niềm hoài cổ của nhà thơ.

b. Bài thơ thể hiên nỗi lòng đối với quê hương da diết , sâu nặng trong tâm hồn của người xa quê.

c. Tình quê hương là tình cảm lâu bền và thiêng liêng nhất trong cuộc đời mỗi con người.

d. Bài thơ cho thấy sự giao hòa trọn vẹn giữa con người với thiên nhiên.

Câu 6: Tâm trạng của tác giả trong bài “Hồi hương ngẫu thư” là:

a. Vui mừng, háo hức khi trở về quê

b. Buồn trước cảnh quê hương nhiều thay đổi

c. Ngậm ngùi, hụt hẫng khi trở thành khách lạ giữa quê hương

d. Đau đớn, luyến tiếc khi phải xa chốn kinh thành

Câu 7: Điểm giống nhau về hình thức diễn đạt của hai bài thơ “Sông núi nước Nam”“Phò giá về kinh” là:

a. Tinh thần yêu nước

b. Khát vọng thái bình thịnh trị

c. Nhịp thơ phù hợp với những chiến thắng.

d. Hình thức diễn đạt cô đúc, dồn nén cảm xúc vào bên trong ý tưởng.

Câu 8: Từ nào trong các từ sau đây không phải là từ láy?

a. lác đác b. mặt mày c. lom khom d. nức nở

Câu 9: Trong 2 câu thơ sau có sử dụng biện pháp tu từ nào sau đây?

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa.

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa”

a. Chơi chữ b. Ẩn dụ c. Nhân hoá d. Điệp ngữ

Câu 10: Tại sao gọi Nguyễn Khuyến là “Tam nguyên Yên Ðỗ”?

a. Yên Ðỗ - quê hương tác giả Nguyễn Khuyến.

b. Ông đã đỗ đầu cả 3 kỳ thi: Hương, Hội, Ðình.

c. Cả a,b sai.

d. Cả a,b đúng.

Câu 11: Trong bài “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” (Bản dịch thơ) của Hạ Tri Chương có mấy cặp từ trái nghĩa?

a. Ba cặp b. Hai cặp c. Một cặp d. Không có cặp nào

Câu 12: Trong các câu sau,câu nào sử dụng quan hệ từ không đúng?

a. Nhờ siêng năng luyện tập nên nó đạt thành tích cao.

b. Đừng nên nhìn hình thức mà đánh giá người khác.

c. Nếu trời mưa con đường này sẽ rất trơn.

d. Nhà em ở xa trường và bao giờ em cũng đến trường đúng giờ.

B. TỰ LUẬN: (7 điểm)

Câu 1: Thế nào là từ trái nghĩa? Cho ví dụ một cặp từ trái nghĩa. (1 đ)

Câu 2: Nêu nghệ thuật và ý nghĩa bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương. (1 đ)

Câu 3: Phát biểu cảm nghĩ về một người thân yêu nhất của em. (5 đ)

-Hết-

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 ĐIỂM) Mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp

án

a

c

c

a

b

c

d

b

d

d

b

d

A. PHẦN TỰ LUẬN: (7 ĐIỂM)

Câu1: (1 điểm)

- Nêu đúng khái niệm từ trái nghĩa 0,5 điểm

- Cho ví dụ đúng: 0.5 điểm

Câu 2: (1 điểm)

- Nêu đúng ý nghĩa văn bản: Bánh trôi nước là bài thơ thể hiện cảm hứng nhân đạo trong văn học viết Việt Nam dưới thời phong kiến, ca ngợi vẻ đẹp, phẩm chất của người phụ nữ đồng thời thể hiện niềm cảm thương sâu sắc đối với thân phận chìm nổi của họ.(0,5 điểm)

Nêu đúng nghệ thuật: -Vận dụng điêu luyện những nguyên tắc của thơ Đường.Sử dụng ngôn ngữ thơ bình dị, gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày, với thành ngữ, với mô típ dân gian, sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh nhiều tầng ý nghĩa. (0,5 điểm)

Câu 3: (5 điểm)

Học sinh viết bài văn biểu cảm về người thân đảm bảo các yêu cầu về nội dung và hình thức sau đây:

1. Hình thức:

- Đảm bảo bố cục bài văn biểu cảm về người thân. Bố cục rõ ràng, đạt mạch lạc.

- Đúng chính tả, ngữ pháp. Trình bày sáng rõ.

- Phải biết diễn cách lập ý cho bài văn biểu cảm. Biết quan sát, hồi tưởng, liên tưởng, tưởng tượng ra tình huống để hứa hẹn, ước mong.

2. Nội dung:

- Có tình cảm chân thật, sâu sắc. Đó là tình yêu thương, lòng kính trọng, biết ơn, hay khâm phục đối với người thân của mình.

3. Yêu cầu cụ thể:

A. Mở bài:

- Giới thiệu người thân yêu nhất và tình cảm, mối quan hệ với người ấy.

B. Thân bài:

- Hồi tưởng lại những kỉ niệm, ấn tượng của mình với người đó trong quá khứ

- Nêu sự gắn bó của mình với nguời đó trong niềm vui, nỗi buồn, trong sinh hoạt, trong vui chơi

- Nghĩ đến hiện tại và tương lai của người đó mà bày tỏ tình cảm. sự quan tâm, lòng mong muốn…

C. Kết bài:

- Khẳng định lại tình cảm của em đối với người ấy.

4. Biểu điểm:

- Điểm 5: dành cho bài viết có tình cảm chân thật, sâu sắc. Văn trong sáng, biết liên hệ, liên tưởng tốt.Mắc lỗi về diễn đạt, ngữ pháp không đáng kể.

- Điểm 4: Nắm phương pháp, biết cách lập ý. Bố cục rõ ràng. Thể hiện rõ tình cảm đối với đối tượng. Mắc lỗi về diễn đạt, ngữ pháp không đáng kể.

- Điểm 3: Bài viết đúng phương pháp.Song ý chưa phong phú. Cách gợi cảm còn vụng. Văn còn mắc lỗi ngữ pháp, chính tả.

- Điểm 1,2: Chưa thật nắm phương pháp, còn sa vào kể hoặc tả. Văn còn mắc lỗi ngữ pháp, chính tả nhiều. Bố cục chưa rõ ràng, ý chưa liền mạch.

- Điểm 0 dành cho những bài làm Học sinh bỏ giấy trắng. Hoặc diễn đạt không thể theo dõi. Bài viết chỉ có một đoạn ngắn.

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Lương
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 1.622
  • Lượt xem: 22.558
  • Dung lượng: 434 KB
Sắp xếp theo