Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt 2 năm 2024 - 2025 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 4 Đề kiểm tra giữa kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2 (Có đáp án, ma trận)

Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt 2 Kết nối tri thức năm 2024 - 2025 gồm 4 đề thi, có đáp án và bảng ma trận kèm theo cho các em ôn tập, nắm chắc cấu trúc đề thi giữa học kì 1 để ôn thi hiệu quả hơn.

Với 4 đề thi giữa kì 1 Tiếng Việt 2 KNTT, còn giúp thầy cô có thêm nhiều kinh nghiệm để xây dựng đề thi giữa học kì 1 năm 2024 - 2025 cho học sinh của mình. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề thi giữa kì 1 môn Toán, Tiếng Anh. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

1. Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt 2 sách Kết nối tri thức - Đề 1

1.1. Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt 2

PHÒNG GD & ĐT .....
TRƯỜNG ……

ĐỀ KHẢO SÁT GIỮA HKI
NĂM HỌC 2024 - 2025
MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 2
Thời gian: 90 phút

A. Đọc.

I. Đọc thành tiếng (5 điểm)

1. Cho HS bốc thăm và đọc một đoạn trong các bài đọc sau :

STT Nội dung đọc Trang
1Làm việc thật là vuiTr 20 - SGK tập 1
2Cây xấu hổTr 31 - SGK tập 1
3Cầu thủ dự bịTr 34 - SGK tập 1
4Cái trống trường emTr 48 - SGK tập 1
5Yêu lắm trường ơiTr 55 - SGK tập 1

2. Giáo viên cho học sinh trả lời 1 câu hỏi liên quan tới nội dung bài đọc.

II. Đọc hiểu: (5 điểm)

1: Đọc văn bản

Những quả đào

Một người ông có ba đứa cháu nhỏ. Một hôm, ông cho mỗi cháu một quả đào. Xuân ăn đào xong, đem hạt trồng vào một cái vò. Vân ăn xong vẫn còn thèm. Còn Việt thì không ăn mà mang đào cho cậu bạn bị ốm. Ông bảo: Xuân thích làm vườn, Vân bé dại, còn Việt là người nhân hậu.

2. Trả lời câu hỏi bằng cách khoanh vào chữ cái trước đáp án đúng.

Câu 1: (M1) Người ông giành những quả đào cho ai?

A. Người vợ
B. Các con
C. Những đứa cháu

Câu 2: (M1) Ông nhận xét gì về bạn Việt?

A. Thích làm vườn
B. Người nhân hậu
C. Bé dại

Câu 3: (M1) Trong 3 đứa trẻ ai là người có lòng tốt?

A. Việt
B. Vân
C. Xuân

Câu 4: (M2) Từ nào chỉ đặc điểm trong câu “Còn Việt là người nhân hậu”:

A. Nhân hậu
B. Người
C. Việt

Câu 5: (M2) Xếp các từ sau đây vào nhóm thích hợp: ông, làm vườn, cậu bạn, trồng, cháu, ăn.

- Từ chỉ người

- Từ chỉ hoạt động

Câu 6: (M3) Em hãy viết 1 câu thể hiện tình cảm của em với ông bà của mình.

B. Viết.

1. Nghe - viết (5 điểm):

Chiếc bút mực

Trong lớp, chỉ còn có Mai và Lan phải viết bút chì. Một hôm, cô giáo cho Lan được viết bút mực. Lan vui lắm, nhưng em bỗng òa lên khóc. Hóa ra, em quên bút ở nhà.

2. Viết đoạn (5 điểm)

Đề bài: Viết 3 – 4 câu kể về một hoạt động thể thao hoặc một trò chơi em đã tham gia ở trường.

Gợi ý:

- Hoạt động thể thao hoặc trò chơi em đã tham gia là gì?

- Em tham gia cùng với ai, ở đâu?

- Em cảm thấy thế nào khi tham gia hoạt động đó?

1.2. Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt 2

Kiến thức

Đáp án

Thang

điểm

I. Kiểm tra đọc

10

1. Đọc thành tiếng.

(5 điểm)

- Đọc to, rõ ràng, đúng các tiếng, từ, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ có dấu câu. Đảm bảo tốc độ đọc khoảng 30- 40 tiếng/phút.

5

- Đọc to, rõ ràng, đúng tiếng, từ, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ có dấu câu. Đảm bảo tốc độ đọc khoảng 30- 40 tiếng/phút; nhưng phát âm 2-3 tiếng còn chưa đúng.

4

- Đọc to, rõ ràng, ngắt nghỉ hơi chưa đúng chỗ có dấu câu. Tốc độ đọc khoảng 30- 40 tiếng/phút; Phát âm một số tiếng còn ngọng, chưa đúng.

3

- Đọc to, rõ ràng, ngắt nghỉ hơi chưa đúng chỗ có dấu câu. Tốc độ đọc chưa đảm bảo; Phát âm một số tiếng còn ngọng, chưa đúng.

2

- Đọc rõ ràng. Tốc độ đọc chưa đảm bảo còn đánh vần. Phát âm còn ngọng, sai một số tiếng.

1

- Trả lời được các câu hỏi liên quan đến bài đọc

0,5

- Các trường hợp còn lại

( Không chấm điểm đối với học sinh không biết đọc)

2. Kiểm tra đọc hiểu.

(5 điểm)

Câu 1. (M1)

C. Những đứa cháu

Câu 2. (M1).

B. Người nhân hậu

Câu 3. (M1)

A. Việt

Câu 4. (M2)

A: Nhân hậu

Câu 5. (M2)

Từ chỉ người: ông, cháu, cậu bạn.

Từ chỉ hoạt động: Trồng, ăn, làm vườn.

Câu 6. (M3)

HS viết 1 câu thể hiện tình cảm của em với ông bà của mình.

1

1

0,5

0,5

1

1

II. Kiểm tra viết

1. Nghe viết

(5 điểm)

- Nghe viết đúng chính tả đoạn văn. Tốc độ viết khoảng 35- 40 chữ/15 phút. Trình bày đúng hình thức đoạn văn; chữ viết sạch sẽ, rõ ràng, đúng quy định.

5

- Nghe viết đúng đoạn văn. Tốc độ viết khoảng 35 - 40 chữ/15 phút. Trình bày đúng hình thức đoạn văn; Chữ viết còn ẩu, sai không quá 6 lỗi chính tả.

4

- Nghe viết đúng đoạn văn. Tốc độ viết khoảng 35 - 40 chữ/15 phút. Trình bày đúng hình thức đoạn văn; Chữ viết còn ẩu, sai không quá 12 lỗi chính tả.

3

- Nghe viết còn chậm, chưa đảm bảo tốc độ. Trình bày còn ẩu, chưa đúng hình thức đoạn văn. Sai không quá 18 lỗi chính tả.

2

- Nghe viết còn chậm, chưa đảm bảo tốc độ. Trình bày còn ẩu, chưa đúng hình thức đoạn văn. Sai không quá 24 lỗi chính tả.

1

- Không chấm điểm đối với học sinh không biết viết.

0

2. Viết đoạn

(5 điểm)

- Viết được 4 câu kể về một hoạt động thể thao hoặc một trò chơi em đã tham gia ở trường theo các gợi ý. Diễn đạt mạch lạc, rõ ý. Trình bày đúng hình thức một đoạn văn. Chữ viết rõ ràng, đúng chính tả.

5

- Viết được 3-4 câu kể về một hoạt động thể thao hoặc một trò chơi em đã tham gia ở trường theo các gợi ý. Diễn đạt mạch lạc, rõ ý. Trình bày đúng hình thức một đoạn văn. Chữ viết còn ẩu, sai chính tả.

4

- Viết được 3 câu kể về một hoạt động thể thao hoặc một trò chơi em đã tham gia ở trường theo các gợi ý. Diễn đạt còn chưa rõ ý. Trình bày đúng hình thức một đoạn văn. Chữ viết còn ẩu, sai chính tả.

3

- Viết được 2 câu kể về một hoạt động thể thao hoặc một trò chơi em đã tham gia ở trường theo các gợi ý. Diễn đạt chưa rõ ý. Trình bày đúng hình thức một đoạn văn. Chữ viết còn ẩu, sai chính tả.

2

- Viết được 1-2 câu kể về một hoạt động thể thao hoặc một trò chơi em đã tham gia ở trường theo các gợi ý. Diễn đạt còn lủng củng, chưa rõ ý. Trình bày chưa đúng hình thức một đoạn văn. Chữ viết còn ẩu, sai lỗi chính tả.

1

- Không chấm đối với học sinh không viết được hoàn chỉnh câu.

1.3. Ma trận đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt 2

PHÒNG GD&ĐT……..
TRƯỜNG PTDTBT TH….

MA TRẬN MÔN TIẾNG VIỆT GIỮA HỌC KÌ I, LỚP 2 
Năm học 2024 - 2025

Chủ đề (Mạch kiến thức, kĩ năng)Mức 1Mức 2Mức 3Tổng
TNTLTNTLTNTLTNTL

Đọc hiểu văn bản: Đọc và hiểu được nội dung của văn bản, trả lời được các câu hỏi có liên quan đến bài học.

Số câu

4

4

Câu số

1,2,3

1,2,3

Số điểm

2.5

2.5

Kiến thức tiếng việt - Nhận biết câu chỉ người, hoạt động.
- Nhận biết từ chỉ đặc điểm
- Viết được 1 câu thể hiện tình cảm của em với ông bà của mình.

Số câu

1

1

1

1

2

Câu số

4

5

6

4

5,6

Số điểm

0,5

1

1

0,5

1

Tổng

Số câu

3

1

1

1

6

1

Số điểm

2.5

0.5

1

1

4

1

2. Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt 2 sách Kết nối tri thức - Đề 2

PHÒNG GD& ĐT …….
TRƯỜNG TIỂU HỌC ………..

BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ I
Năm học: 2024 – 2025
Môn : Tiếng Việt – Lớp 2

I. TRẮC NGHIỆM

Đọc thầm bài đọc sau:

Em học sinh mới

Đang giờ học Toán, một phụ nữ dắt bé gái nhỏ nhắn đến cửa lớp, nói với cô giáo : “ Thưa cô, con gái tôi được chuyển đến học lớp cô”.

Nhìn em học sinh nhỏ bé, lưng bị gù, cô giáo hồi hộp nghĩ: “Liệu cả lớp sẽ đón bạn mới với thái độ thế nào?”. Cô nhìn học trò như muốn nói lời tha thiết: “Hãy đừng để người bạn mới thấy trong đôi mắt các em sự ngạc nhiên và chế nhạo!”. . Đáp lại là những nụ cười âu yếm và niềm vui lóe lên trong ánh mắt các em.

Cô nhẹ nhàng nói:

- Tên bạn là Ô-li-a. Bạn từ xa chuyển đến, người nhỏ yếu. Em nào ngồi bàn đầu xung phong chuyển chỗ khác để nhường chỗ cho Ô-li-a. ?

Cả sáu em ngồi bàn đầu đều giơ tay xin chuyển. Ô-li-a ngồi vào chỗ một bạn được chuyển đi. Em nhìn cả lớp với ánh mắt dịu dàng, tin cậy.

(Theo Xu-khôm-lin-xki)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng (A, B hoặc C) từ câu 1 đến câu 10.

Câu 1: Khi nhận Ô-li-a vào lớp, cô giáo nhìn học sinh như muốn nói điều gì?

A. Hãy nhường chỗ ngồi tốt nhất cho bạn mới.
B. Đừng chế nhạo và trêu chọc người bạn mới.
C. Đừng tỏ thái độ ngạc nhiên và chế nhạo bạn.

Câu 2: Đáp lại ánh mắt của cô, các bạn đã có biểu hiện như thế nào?

A. Cười âu yếm, ánh mắt lóe lên niềm vui
B. Cười âu yếm, ánh mắt dịu dàng, tin cậy
C. Cười chế nhạo, ánh mắt lộ vẻ ngạc nhiên.

Câu 3: Trước thái độ thân thiện của bạn bè trong lớp, Ô-li-a đã làm gì?

A. Nhìn cả lớp với ánh mắt vui vẻ, lạc quan
B. Nhìn cả lớp với ánh mắt dịu dàng, tin cậy
C. Nhìn cả lớp với ánh mắt biết ơn sâu nặng

Câu 4: Câu chuyện ca ngợi điều gì là chủ yếu?

A. Lòng yêu quý
B. Lòng tin cậy
C. Lòng nhân ái

Câu 5: Lớp học hôm nay thêm bạn nào?

A. Ô –li –a
B. Linh
C. Ô –li-vi –a

Câu 6: Các bạn bàn đầu đã làm gì khi cô giáo đề nghị chuyển chỗ khác để nhường chỗ cho Ô – li – a?

A. Tất cả im lặng không trả lời.
B. Cả sáu em ngồi bàn đầu đều giơ tay xin chuyển
C. Tất cả phản đối không nhường chỗ cho Ô–li-a

Câu 7: Từ “dịu dàng” là từ chỉ gì?

A. Chỉ sự vật
B. Chỉ hoạt động
C. Chỉ đặc điểm

Câu 8: “Tên bạn là Ô-li-a.” đây là kiểu câu gì?

A. Câu giới thiệu.
B. Câu hỏi
C. Câu cảm

Câu 9: Điền dấu thích hợp vào” Em nào ngồi bàn đầu xung phong chuyển chỗ khác để nhường chỗ cho Ô-li-a”

A. Dấu chấm
B. Dấu phảy
C. Dấu chấm hỏi.

Câu 10: Trong bài đọc có mấy câu hỏi?

A. Một câu
B. Hai câu
C. Ba câu

II. TỰ LUẬN

Câu 1: Điền vào chỗ trống

a) s hoặc x

……ấm sét     nhận ……ét     ….uất cơm      ….ách túi

b) ng hay ngh

con …an        suy ….. ĩ       lắng ……e

Câu 2. Đặt 3 câu theo các mẫu câu

- Nói về bố em:

1. Câu giới thiệu:

………………………………………………………………………………………………………………

2. Câu nêu hoạt động:

………………………………………………………………………………………………………………

3. Câu nêu đặc điểm:

………………………………………………………………………………………………………………

Câu 3: Viết đoạn văn ngắn (3 - 4 câu) tả một đồ dùng học tập của em.

Gợi ý:

  • Em chọn tả đồ dùng học tập nào?
  • Nó có đặc điểm gì? ( về hình dáng, màu sắc,…)
  • Nó giúp ích gì cho em trong học tập?
  • Em có nhận xét hay suy nghĩ gì về đồ dùng học tập đó?

....

>> Tải file để tham khảo toàn bộ đề thi!

Chia sẻ bởi: 👨 Thảo Nhi
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨