Dàn ý thuyết minh về trò chơi dân gian (8 mẫu) Thuyết minh về một phương pháp (cách làm)
Văn mẫu lớp 8: Dàn ý thuyết minh về trò chơi dân gian là tài liệu được chúng tôi giới thiệu với các mẫu dàn ý.
Bạn đọc hãy cùng theo dõi nội dung chi tiết bao gồm 8 mẫu được chúng tôi đăng tải ngay sau đây.
Đề bài: Hãy tự chọn một đồ chơi, trò chơi quen thuộc và lập dàn bài thuyết minh cách làm, cách chơi trò chơi đó. Yêu cầu trình bày rõ ràng, mạch lạc.
Dàn ý thuyết minh về trò chơi dân gian
- Dàn ý thuyết minh trò chơi ô ăn quan
- Dàn ý thuyết minh trò chơi trốn tìm
- Dàn ý thuyết minh trò chơi rồng rắn lên mây
- Dàn ý thuyết minh trò chơi bịt mắt bắt dê
- Dàn ý thuyết minh trò chơi bịt mắt cướp cờ
- Dàn ý thuyết minh trò chơi dân gian
- Dàn ý thuyết minh về trò chơi nhảy dây
- Dàn ý thuyết minh trò chơi kéo co
Dàn ý thuyết minh trò chơi ô ăn quan
1. Mở bài
Giới thiệu khái quát về trò chơi ô ăn quan.
2. Thân bài
- Giới thiệu khái quát: mục đích, bối cảnh, không gian, thời gian diễn ra hoạt động/trò chơi.
- Trình bày lần lượt từng quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động: Nội dung 1, Nội dung 2…
- Đưa ra một vài lưu ý (nếu có).
3. Kết bài
Khẳng định ý nghĩa của việc tuân thủ quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi.
Dàn ý thuyết minh trò chơi trốn tìm
1. Mở bài
Giới thiệu khái quát về trò chơi: trốn tìm.
2. Thân bài
- Giới thiệu khái quát: mục đích, bối cảnh, không gian, thời gian, diễn ra trò chơi.
- Trình bày lần lượt từng quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi: Nội dung 1, Nội dung 2…
- Đưa ra một vài lưu ý (nếu có).
3. Kết bài
Khẳng định ý nghĩa của việc tuân thủ quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi.
Dàn ý thuyết minh trò chơi rồng rắn lên mây
1. Mở bài
Giới thiệu khái quát về trò chơi: rồng rắn lên mây.
2. Thân bài
- Giới thiệu khái quát: mục đích, bối cảnh, không gian, thời gian, diễn ra trò chơi.
- Trình bày lần lượt từng quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi: Nội dung 1, Nội dung 2…
- Đưa ra một vài lưu ý (nếu có).
3. Kết bài
Khẳng định ý nghĩa của việc tuân thủ quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi rồng rắn lên mây.
Dàn ý thuyết minh trò chơi bịt mắt bắt dê
1. Mở bài
Giới thiệu về trò chơi dân gian bịt mắt bắt dê.
2. Thân bài
- Nguồn gốc của trò chơi bịt mắt bắt dê.
- Giải thích cái tên của trò chơi
- Đối tượng tham gia chơi.
- Các dịp tổ chức trò chơi (lễ hội, thi đấu...).
- Cách thức tổ chức và chơi trò chơi
3. Kết bài
Vị trí của trò chơi dân gian này trong truyền thống văn hóa, tâm hồn của con người Việt Nam.
Dàn ý thuyết minh trò chơi bịt mắt cướp cờ
1. Mở bài
Giới thiệu về trò chơi dân gian sẽ thuyết minh: cướp cờ.
2. Thân bài
- Không gian chơi: ở những khu vực rộng rãi
- Số lượng người chơi: từ tám đến mười người được chia làm hai đội
- Thời gian chơi: lễ hội, thi đấu,...
- Chuẩn bị trước khi chơi, luật lệ của trò chơi cướp cờ
- Ý nghĩa, giá trị của trò chơi cướp cờ
3. Kết bài
Vị trí của trò chơi cướp cờ trong truyền thống văn hóa, tâm hồn của con người Việt Nam.
Dàn ý thuyết minh trò chơi dân gian
1. Mở bài
Giới thiệu về trò chơi dân gian bạn sẽ thuyết minh: kéo co, ô ăn quan, nhảy dây, trốn tìm,...
2. Thân bài
a. Giải thích khái niệm
- Trò chơi dân gian là những hoạt động vui chơi giải trí do quần chúng nhân dân sáng tạo ra và được lưu truyền tự nhiên qua nhiều thế hệ, phản ánh đời sống tinh thần, văn hóa của dân tộc.
- Trò chơi dân gian là hình thức sinh hoạt cộng đồng được nhân dân tiếp cận và gắn bó nhiều nhất, diễn ra mọi lúc, mọi nơi, không hạn định về mặt thời gian, không gian.
b. Thuyết minh về một trò chơi cụ thể
- Tìm hiểu về nguồn gốc của trò chơi:
- Trò chơi ra đời khi nào, lấy cảm hứng từ đâu?
- Ngày nay trò chơi có còn phổ biến không hay được lưu giữ tại bảo tàng?
- Nêu những đặc điểm đặc trưng của trò chơi:
- Số lượng người chơi
- Độ tuổi thường chơi
- Thời gian chuẩn bị
- Thời gian chơi
- Các kỹ năng cần thiết
- Các dịp tổ chức trò chơi (lễ hội, thi đấu...)
- Đối tượng tham gia trò chơi: độ tuổi, giới tính, ...
- Giới thiệu về cách thức chơi và luật chơi
- Ý nghĩa của trò chơi dân gian:
- Giải trí, tạo niềm vui cho con người
- Nét văn hóa truyền thống của dân tộc.
3. Kết bài
Khẳng định lại ý nghĩa của trò chơi dân gian trong đời sống tinh thần của con người.
Dàn ý thuyết minh về trò chơi nhảy dây
1. Mở bài
Giới thiệu chung: Nhảy dây là trò chơi mà các bạn gái ở lứa tuổi thiếu niên nhi đồng rất thích. Trò chơi nhảy dây được chơi trong lúc rảnh rỗi ở nhà hoặc vào giờ ra chơi ở trường.
2. Thân bài
a. Giới thiệu chung về trò chơi
- Đối tượng chơi thường là các bạn gái ở tuổi thiếu nhi.
- Trò chơi cần một khoảng đất vừa đủ rộng cho vòng dây quay.
- Dây dùng để nhảy có thể là dây thừng, dây cao su, dây thun,...
b. Cách chơi
- Cách thứ nhất (nhảy một người):
- Dùng một sợi dây đủ dài. Hai đầu dây cuốn vài vòng vào bàn tay để giữ cho chắc. Đặt chân lên chính giữa sợi dây, kéo cao cho vừa tầm người là được.
- Người nhảy đứng thẳng, hai cổ tay quay đều dây về phía trước cho qua đầu, khi dây chạm sát đất thì nhảy lên. Vừa nhảy vừa đếm, để dây vướng chân là mắc lỗi, là phải dừng lại. Người thắng là người có số lần nhảy nhiều nhất.
- Cách chơi thứ hai (nhảy nhiều người):
- Hai người quay dây đứng cách nhau một khoảng cách đủ để dây chùng vừa chạm đất là được.
- Quay dây đều tay. Lần lượt từng người hoặc hai, ba người cùng nhảy. Trò chơi này cần sự khéo léo. Nếu để dây chạm trúng chân thì phải ra quay dây cho các bạn khác vào nhảy.
3. Kết bài
- Trò chơi nhảy dây vừa vui vừa bổ ích, rèn luyện sự nhanh mắt, nhanh chân và sức khỏe dẻo dai, có ích cho quá trình phát triển cơ thể của tuổi thiếu nhi.
- Trò chơi gắn liền với tuổi thơ.
Dàn ý thuyết minh trò chơi kéo co
1. Mở bài
Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại, thì cuộc sống con người trở nên tiện nghi và hiện đại hơn. Tuy nhiên, việc gì cũng có mặt lợi và mặt hại có nó, bất kỳ việc gì cũng thế. Nhất là khi các trò chơi hiện đại ra đời thì các trò chơi dân gian bị lãng quên, không ai nhắc tới hay chơi nó. Trò chơi dân gian rất thú vị và có tính giải trí rất cao nhưng bị lãng quên. Một trò chơi dân gian ngày xưa nhiều người chơi như trò chơi kéo co, một trò chơi rất thú vị.
2. Thân bài
a. Lịch sử trò chơi kéo co
- Trò chơi kéo co đã xuất hiện từ thời cổ đại
- Thời Ai Cập người ta không dung dây thừng để chơi
- Kéo co được sử dụng phổ biến ở Trung Quốc vào thời Đường
- Tại Hy Lạp, khoảng 500 năm trước Công nguyên, kéo co được xem như là một môn thi đấu và bài tập thể lực cho các môn thể thao khác.
b. Luật chơi trò kéo co
- Luật kéo co ở mỗi nơi khác nhau
- Kéo co có 2 đội, mỗi đội dùng sức của mình giành chiến thắng
- Kéo đến khi nào bên kia ngã về phía mình, giữa sợi dây có buộc một cái khăn đỏ,bên nào kéo đoạn dây có buộc khăn đỏ qua vạch của mình trước là thắng.
- Có khi cả hai bên đều là nam, có khi bên nam, bên nữ.
3. Kết bài
- Đây là một trò chơi thú vị và vui vẻ
- Chúng ta nên giữ gìn các trò chơi gian dân như thế này.