-
Tất cả
-
Học tập
-
Lớp 1
-
Lớp 2
-
Lớp 3
-
Lớp 4
-
Lớp 5
-
Thi vào 6
-
Lớp 6
-
Lớp 7
-
Lớp 8
-
Lớp 9
-
Thi vào 10
-
Lớp 10
-
Lớp 11
-
Lớp 12
-
Thi THPT QG
-
Thi ĐGNL
-
Đề thi
-
Thi IOE
-
Thi Violympic
-
Trạng nguyên Tiếng Việt
-
Văn học
-
Sách điện tử
-
Học tiếng Anh
-
Tiếng Nhật
-
Mầm non
-
Cao đẳng - Đại học
-
Giáo án
-
Bài giảng điện tử
-
Cao học
-
Tài liệu Giáo viên
-
Công thức toán
-
-
Tài liệu
-
Hướng dẫn
-
Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Mời trầu (2 mẫu) Văn mẫu lớp 8
Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Mời trầu là tài liệu tham khảo hữu ích được giới thiệu đến bạn đọc cùng tham khảo.

Nội dung gồm 2 đoạn văn mẫu lớp 8. Hãy cùng theo dõi nội dung chi tiết được giới thiệu ngay sau đây.
Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Mời trầu
Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Mời trầu - Mẫu 1
“Mời trầu” là một trong những bài thơ mà tôi yêu thích của tác giả Hồ Xuân Hương. Bài thơ được sáng tác theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, với hình ảnh gần gũi nhưng rất độc đáo. Tác giả đã thể hiện niềm khao khát hạnh phúc lứa đôi của một trái tim nồng nàn, đằm thắm nhưng cũng rất cá tính. Mời trầu vốn là một phong tục trong lễ nghi của người Việt. Có câu “miếng trầu là đầu câu chuyện”, mời trầu giống như là để bắt đầu câu chuyện. Còn ở bài thơ, mời trầu kỳ thực là mời tình. Trong xã hội phong kiến, người phụ nữ chịu nhiều định kiến, phải tuân theo lễ giáo. Họ không có quyền được quyết định số phận, không được tự quyết cho chuyện lứa đôi. Hồ Xuân Hương đã vượt qua lễ giáo phong kiến, bộc lộ niềm khao khát tình cảm lứa đôi. Đó giống như một tín hiệu đẹp cho sự đâm chồi của một ý thức cá nhân, của tinh thần đấu tranh đòi hạnh phúc cho người phụ nữ. Bài thơ thể hiện được cái tôi của Hồ Xuân Hương, gửi gắm thông điệp giá trị.
Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Mời trầu - Mẫu 2
Mời trầu của Hồ Xuân Hương là một bài thơ giàu ý nghĩa. Người xưa có câu “miếng trầu là đầu câu chuyện” - người xưa có phong tục ăn trầu, mời trầu như một cách để gợi mở cuộc trò chuyện. Mượn câu chuyện mời trầu, nhà thơ muốn ẩn dụ về chuyện tình cảm và số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Họ phải chịu nhiều thiệt thòi, không được làm chủ cuộc đời của mình, không được tự do yêu thương và mà còn phải chịu kiếp chồng chung. Chính vì thế, bài thơ giống như một tiếng nói chung, thể hiện khát vọng về một tình yêu hạnh phúc, chung thủy và vẹn toàn của người phụ nữ. Trong bài thơ, tác giả sử dụng hình ảnh gần gũi, cùng với các câu thành ngữ quen thuộc. Giọng thơ đầy khao khát hạnh phúc, băn khoăn về tình yêu cũng như nguyện ước thủy chung. Qua đó, tác giả cũng thể hiện khát vọng hướng tới hạnh phúc và được làm chủ cuộc đời mình của tác giả trong bối cảnh xã hội xưa.

Chọn file cần tải:
-
Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Mời trầu 181 KB Tải về
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Tài liệu tham khảo khác
Lớp 8 tải nhiều
Có thể bạn quan tâm
-
Tổng hợp công thức Hóa học lớp 11 - Tài liệu ôn tập môn Hóa lớp 11
10.000+ -
Bộ đề kiểm tra tiếng Anh lớp 2 cả năm theo Chương trình mới của Bộ GD&ĐT
10.000+ -
Bản kiểm điểm cá nhân không giữ chức lãnh đạo, quản lý
10.000+ -
Bộ đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 7 năm 2023 - 2024 sách Chân trời sáng tạo
10.000+ -
Bộ đề thi học kì 2 môn Tiếng Anh 10 năm 2023 - 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
10.000+ -
Bộ đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 10 năm 2023 - 2024 (Sách mới)
50.000+ -
Bài văn tả mẹ - 2 Dàn ý & 53 bài văn Tả người lớp 5 hay nhất
1M+ 61 -
Bộ đề thi học kì 2 môn tiếng Anh lớp 10 năm 2023 - 2024 (Sách mới)
50.000+ -
Dàn ý phân tích Dưới bóng hoàng lan (4 Mẫu)
10.000+ -
Bộ đề thi học kì 2 môn Hóa học 10 năm 2023 - 2024 (Sách mới)
100.000+