Văn mẫu lớp 12: Dàn ý so sánh hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến và Đồng chí So sánh Tây Tiến và Đồng chí

Văn mẫu lớp 12: Dàn ý so sánh hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến và Đồng chí mang đến mẫu chi tiết đầy đủ nhất. Qua đó giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo, trau dồi kiến thức để viết cách viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm hay.

So sánh hình tượng người lính trong Tây Tiến và Đồng chí để tìm ra điểm tương đồng và khác biệt trong hai tác phẩm. Vậy sau đây là mẫu dàn ý chi tiết nhất, mời các bạn theo dõi. Bên cạnh đó các bạn xem thêm kết bài so sánh hai tác phẩm văn học, cách làm bài so sánh hai tác phẩm văn học.

Dàn ý so sánh hình tượng người lính trong Tây Tiến và Đồng chí

I. Mở bài

- Giới thiệu sơ lược về văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975.

- Dẫn vào hình tượng người lính trong Tây Tiến và Đồng Chí.

II. Thân bài

1*) Điểm giống:

  • Tây Tiến và Đồng Chí cùng ra đời năm 1948.
  • Hai tác giả Quang Dũng và Chính Hữu đều cùng trong quân ngũ (nhà thơ quân đội). Cả hai sáng tác cùng nói về vẻ đẹp của người chiến sĩ thời chống Pháp.

2*) Điểm khác:

Người lính trong Tây Tiến.

a) Xuất thân: Từ đô thành, chiến sĩ Tây Tiến (trong đó có tác giả) số đông ra đi từ Hà Nội thanh lịch. Họ là những thanh niên có học. Và vì vậy họ mới có lúc “Đêm mơ Hà Nội”.

b) Bối cảnh hoạt động: Người lính Tây Tiến hiện ra trong khung cảnh rừng núi miền Tây Tổ quốc vừa hùng vĩ, vừa hiểm trở, hoang dại khác thường. Đó là những “Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm” , “Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống”; Đó là còn nơi “thác gầm thét, cọp trêu người” khiến cho có khi cả “đoàn quân mỏi” trong sương lấp, có lúc người lính “không bước nữa”…

c) Đặc điểm: Chiến binh Tây Tiến mang vẻ đẹp khác thường. Hình tượng các anh nổi lên vừa hào hùng, dữ dội lại vừa hào hoa, mơ mộng.

- Hào hùng, dữ dội trong dáng vẻ ngoại hình: Cả đoàn binh “không mọc tóc”, “dữ oai hùm” lại còn “mắt trừng “ nữa. Các anh trở nên khác lạ sau những cơn sốt rét rừng ác liệt, sau những cuộc hành quân “vượt cồn mây”, “súng ngửi trời”. Đầu không còn tóc, người xanh xao nhưng người lính vẫn rất oai phong, vẫn như mang cả hồn thiêng của rừng thẳm.

- Hào hùng trong ý chí: “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”. Các anh hiến dâng tuổi thanh xuân cho đất nước không ngại ngần, tiếc nuối. Cái chết rình rập và “rải rác biên cương mồ viễn xứ” cũng không cản bước ra chiến trường giữ vững vùng đất biên giới Việt Lào.

- Hào hùng ngay trong cái chết:

Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành..

Người chiến sĩ về với đất trong hoàn cảnh có thể nói là rất buồn. Theo tác giả cho biết thì đồng đội ông ngã xuống, ngay manh chiếu bó thân cũng không có, nhưng sự ra đi vĩnh viễn đó thật anh hùng. Con sông Mã thay lời núi sông cất lên lời ai điếu hùng tráng tiễn đưa người chiến sĩ.

- Hào hoa, mơ mộng ở tâm hồn, lãng mạn:

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Tâm hồn phải hết sức hào hoa mới “gửi mộng qua biên giới” và mơ về dáng kiều thơm. Người chiến sĩ đẹp trong giấc mơ đep, mơ dáng kiều diễm, thanh lịch, quyến rũ của người phụ nữ thủ đô. Đối đầu với nhọc nhằn, chết chóc, anh vẫn không quên một dáng hình thanh thú, toả hương. Chính dáng hình này tiếp sức cho anh bộ đội đi tới.

Người lính trong Đồng chí:

a) Xuất thân: Đó là những người nông dân mặc áo lính. Các anh ra đi từ những làng quê nghèo:

Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.

b) Bối cảnh hoạt động: Các anh cầm súng chờ đợi giặc nơi rừng hoang sương muối. Cảnh ở đây không rõ nét hiểm trở, hoang vu như vùng núi người lính Tây tiến hiện diện (với dốc, thác, nước lũ, cọp trêu người…)

III. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận.

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Dung lượng: 112,7 KB
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Tìm thêm: Văn mẫu lơp 12
Sắp xếp theo
👨