Văn mẫu lớp 9: Cảm nghĩ về câu chuyện Lục Vân Tiên đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga Những bài văn mẫu lớp 9 hay nhất
Cảm nghĩ về câu chuyện Lục Vân Tiên đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga gồm 2 mẫu hay nhất, giúp các em thấy rõ tính cách hào sảng, không màng danh lợi của chàng Lục Vân Tiên.
Đoạn trích Lục Vân Tiên đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga kể về cuộc gặp gỡ giữa Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga. Lục Vân Tiên là một chàng trai hào hiệp, nghĩa khí, đã ra tay đánh tan bọn cướp Phong Lai, cứu Kiều Nguyệt Nga thoát khỏi nguy hiểm. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Cảm nghĩ về câu chuyện Lục Vân Tiên đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga hay
Cảm nghĩ về câu chuyện Lục Vân Tiên đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga - Mẫu 1
“Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” là một trích đoạn của tác phẩm “Truyện Lục Vân Tiên”, kể về hành động nhân nghĩa, vô tư của Lục Vân Tiên, khi chàng bắt gặp trên đường cảnh bạo tàn, chàng đã không hề né tránh hay e ngại những tai họa sẽ đến mà hết lòng ra tay cứu giúp người bị nạn. Đoạn trích thể hiện được nét đẹp trong phẩm chất cũng như tâm hồn của Lục Vân Tiên, chàng làm việc nghĩa xuất phát từ tấm lòng mà không hề tính toán đến việc thiệt hơn, báo đáp ân nghĩa. Trong quan niệm của Lục Vân Tiên thì những việc nhân nghĩa là tất yếu, và nếu làm ơn mà trông ngóng việc trả ơn thì không phải người anh hùng “Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”. Ngoài ra, Kiều Nguyệt Nga cũng là một nhân vật được xây dựng khá đặc sắc, nàng là một tiểu thư khuê các, khi được cứu giúp bởi Lục Vân Tiên nàng đã thể hiện những phẩm chất tốt đẹp như trọng ân nghĩa, hiền thục đoan trang lại là một người con có hiếu.
Cảm nghĩ về câu chuyện Lục Vân Tiên đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga - Mẫu 2
Lục Vân Tiên đánh bại bọn cướp trong tình huống Kiều Nguyệt Nga trên đường bị bọn cướp chặn xe, Lục Vân Tiên tình cờ đi qua thấy vậy liền đến cứu giúp. Lục Vân Tiên đã “Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô”, kêu rằng: “Bớ đảng hung đồ/Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân” - bản lĩnh của một người quân tử, trước khi ra tay chàng đã nêu rõ lý do là vì chính nghĩa, không phải là hành vi đánh lén. Trận đánh diễn ra gay cấn khi “bốn phía phủ vây bịt bùng” vô cùng nguy hiểm đối với Lục Vân Tiên. Nhưng chàng vẫn “tả xung hữu đột” chẳng khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang. Hình ảnh so sánh Lục Vân Tiên với nhân vật anh hùng Triệu Tử cho thấy sức mạnh, tài năng của nhân vật Lục Vân Tiên. Kết thúc trận chiến, bốn phía vớ tan, quang gươm giáo tìm đường chạy, thủ lĩnh Phong Lai không kịp trở tay bị Lục Vân Tiên tiêu diệt. Khi nghe tiếng khóc ở trong xe, Lục Vân Tiên hỏi: “Ai than khóc ở trong xe này?”. Người bên trong trả lời rõ sự tình: “Tôi thiệt người ngay/Sa cơ nên mới lầm tay hung đồ”. Lục Vân Tiên động lòng trước hoàn cảnh của hai cô gái, khẳng định mình đã dẹp yên bọn cướp. Thậm chí, Lục Vân Tiên ngăn không cho hai cô gái ra ngoài: “Khoan khoan ngồi đó chớ ra/Nàng là phận gái ta là phận trai” để giữ đúng chuẩn mực đạo đức, nam nữ thụ thụ bất thân. Từ ngôn ngữ đến cách nói chuyện thể hiện là một con người có học thức, trọng lễ giáo phong kiến. Lục Vân Tiên khi nghe Kiều Nguyệt Nga ngỏ ý báo đáp ân tình thì đã cười và từ chối: “Làm ơn há dễ trông người trả ơn… Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”. Qua đó, ta thấy được phương châm sống của một đáng nam nhi: thấy việc nghĩa không làm thì không phải là anh hùng.