Văn mẫu lớp 9: Nghị luận về tình trạng chặt phá rừng phòng hộ đầu nguồn ở nước ta hiện nay Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết lớp 9 KNTT

Văn mẫu lớp 9: Nghị luận về tình trạng chặt phá rừng phòng hộ đầu nguồn ở nước ta hiện nay hay nhất, kèm theo dàn ý chi tiết, giúp các em học sinh thấy rõ những hậu quả khôn lường của tình trạng chặt phá rừng, để đưa ra các biện pháp ngăn chặn kịp thời.

Tình trạng chặt phá rừng phòng hộ đầu nguồn

Qua đó, các em nhiều ý tưởng mới để hoàn thiện tiết Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (con người trong mối quan hệ với tự nhiên) - Bài 1: Thế giới kì ảo SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức tập 1 trang 27. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn

Dàn ý nghị luận tình trạng chặt phá rừng phòng hộ đầu nguồn ở nước ta

1. Mở bài

Rừng được ví như lá phổi xanh của con người. Tuy nhiên, có không ít kẻ vì lợi nhuận cá nhân mà phá đi những cánh rừng đầu nguồn, gây ra những hậu quả nghiêm trọng không chỉ cho tự nhiên mà còn tác động lớn đến cuộc sống con người. Nạn phá rừng phòng hộ đầu nguồn đã diễn ra từ rất lâu, mức độ của tình trạng này ngày càng tăng cao trong cuộc sống hiện tại, để lại những hậu quả khôn lường.

2. Thân bài

* Triển khai vấn đề nghị luận:

Luận điểm 1: Bản chất của tình trạng chặt phá rừng phòng hộ đầu nguồn

- Rừng phòng hộ đầu nguồn là rừng thuộc lưu vực của sông, hồ đảm bảo các tiêu chí được quy định rõ bởi pháp luật của nhà nước. Đây là nơi khởi nguồn cho cánh rừng của một khu vực nào đó, nơi đó vị trí đất cao, khi mưa nước sẽ chảy thành dòng xuống vùng rừng thấp,xuống đồng bằng sông ngòi rồi mới chảy ra biển lớn.

- Rừng đầu nguồn có vai trò quan trọng trong việc điều hòa nguồn nước, là lá chắn ngăn chặn lũ quét, lũ ống…

- Phá rừng phòng hộ đầu nguồn là hoạt động chặt cây vĩnh viễn để nhằm lấy gỗ hoặc lấy đất sử dụng cho mục đích khác. Thực trạng phá rừng đầu nguồn đã diễn ra từ lâu và ngày càng phức tạp. Theo như thống kê gần đây cho biết độ che phủ rừng chỉ còn nằm trong con số là chưa đầy 40%. Diện tích mặt hệ sinh thái rừng nguyên sinh còn khoảng 10%. Một số điểm

nóng chặt phá rừng đầu nguồn ở nước ta hiện nay như ở Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hòa Bình, Nghệ An, Quảng Trị,...

Luận điểm 2: Hậu quả của việc chặt phá rừng phòng hộ đầu nguồn

Rừng phòng hộ phát huy hiệu quả trong việc chắn gió, cản sức nước và góp phần làm suy yếu sức mạnh của gió tại các vùng mà bão đi qua. Mặt khác, rễ của cây cũng sẽ góp phần hút nước lũ. Việc chặt phá rừng phòng hộ gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, có thể kể đến như sau:

- Làm gián đoạn chu kỳ nước, gây xói mòn đất, có thể dẫn đến sa mạc hóa và mất môi trường sống cho các loài; từ đó dẫn đến mất đa dạng sinh học, có thể dẫn đến sự tuyệt chủng của nhiều loài động thực vật và mất vẻ đẹp tự nhiên.

- Làm gia tăng tình trạng biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính, làm trái đất ấm dần lên, hạn hán, nước biển dâng cao, ô nhiễm môi sinh, đói kém…. Thời tiết cực đoan, mưa lớn, mưa kéo dài là nguyên nhân kích hoạt lũ quét và sạt lở đất, cuốn theo cây cối, đất đá, thậm chí tính mạng, tài sản của con người. Mưa bão lũ xảy ra ở nước ta ngày càng tăng; trở thành mối đe dọa nguy hại đến cuộc sống con người và nền kinh tế đất nước.

- Gây ra sự suy giảm thảm thực vật ở lưu vực; khả năng cản trở dòng chảy khi mưa lũ giảm, khiến tốc độ di chuyển của mưa lũ nhanh hơn, nghiêm trọng và khốc liệt hơn.

* Ý kiến trái chiều: Nhiều người cho rằng việc bảo vệ rừng phòng hộ là trách nhiệm của các cơ quan chức năng. Tuy nhiên, việc nhận thức như vậy là chưa đúng, bởi hậu quả của nạn phá rừng đầu nguồn không phải chỉ một vài cá nhân phải gánh chịu mà tất thảy mọi người. Do đó, vì sự bền vững của cuộc sống, tất cả chúng ta đều cần phải ý thức được trách nhiệm của cá nhân trong việc bảo vệ rừng đầu nguồn.

* Giải pháp cho sự việc: Vậy cần làm gì để ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng phòng hộ đầu nguồn?

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức, trách nhiệm của người dân về việc bảo vệ rừng phòng hộ và rừng nói chung. Người dân cần báo tin, tố giác tội phạm với cơ quan chức năng khi phát hiện các vụ việc, hoặc nghi có hành vi phá rừng nhằm ngăn chặn kịp thời.

Đây là việc làm có ý nghĩa vô cùng quan trọng với cuộc sống con người.

- Xử lí nghiêm những hành vi chặt phá rừng, tiếp tay cho việc chặt phá rừng.

- Tuyên truyền mọi người trồng rừng thay thế; có những dự án “trồng cây gây rừng”.

- Xây dựng những khu bảo tồn.

3. Kết bài: Khẳng định tầm quan trọng của nhận thức được tình trạng chặt phá rừng phòng hộ đầu nguồn là hành động sai trái, đáng lên án và cần thực hiện các giải pháp để bảo vệ rừng đầu nguồn.

Nghị luận tình trạng chặt phá rừng phòng hộ đầu nguồn ở nước ta

Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu làm giàu của con người ngày càng cao, họ có thể bất chấp tất cả mọi điều để đạt được những gì mà mình mong muốn, chính vì vậy rừng là một nguồn tài nguyên mà đem lại cho họ nhiều lợi lộc nhất, chính vì thế mặc dù rừng là nguồn sống, là tài nguyên vô giá của đất nước ta, nhưng nó cũng đang đứng trước nguy cơ bị tàn phá một cách nghiêm trọng và đáng báo động nhất.

Rừng không chỉ là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa của dân tộc, nó còn là lá phổi xanh của cả đất nước, nhưng lá phổi xanh đó lại dần bị mất đi, đang dần bị con người chúng ta tần phá một cách nghiêm trọng nhất, đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng và xóa sổ rừng. Liệu rằng lá phổi xanh mà bị phá hủy đi thì con người chúng ta sẽ ra sao, cuộc sống sẽ đến bước đường nào, khi không khí ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng, nước ngày càng khan hiếm và nguy cơ nhiễm các nguồn kim loại nặng ngày càng cao. Chính con người đang dần hủy hoại cuộc sống của họ chứ không phải ai khác.

Khi thấy hiện tượng chặt phá rừng ngày càng gia tăng thì bản thân là một người sống trong xã hội đó, tôi luôn cảm thấy cuộc sống của mình ngày càng bị đe dọa, và nguy cơ mất trắng rừng là ngày càng cao. Lợi ích trước mắt đã làm lu mờ đi ý chí và những quyết định đúng đắn của mỗi con người, họ sẽ làm tất cả những gì mà họ cần, đó là lợi ích, chứ không phải một lợi ích lâu dài, đó là gìn giữ được giá trị của dân tộc, gìn giữ được bản sắc, cũng như tinh hoa văn hóa của đất nước Việt Nam, mỗi con người chúng ta đều có thể thấy được điều đó.

Mặc dù báo chí và các phương tiện truyền thông khác cũng phản ánh một cách chân thực hiện tượng hiện nay, nhưng nó cũng chỉ làm giảm thiểu được đi phần nào sự phá rừng của mỗi người. Cách khai thác trái phép rừng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ cuộc sống cũng như vận mệnh của đất nước.

Mỗi chúng ta đang dần bị ảnh hưởng bởi những hành động chưa đúng của con người, cuộc sống đang ngày bị đe dọa, khi nhiệt độ trái đất ngày càng tăng, con người đổ xô chặt phá rừng để xây dựng những khu công nghiệp, hay là để thu lợi từ bán gỗ, tất cả những điều đó hậu quả nghiêm trọng cũng đều là con người phải gánh phải.

Hiện nay nhiều cánh rừng còn bị phá đi để thực hiện mục đích canh tác, làm nương, làm rẫy… tất cả những hành động đó đều xuất phát từ việc, con người chưa ý thức được vai trò cũng như tầm quan trọng của rừng đối với cuộc sống, những cái nhìn khách quan, thiếu suy nghĩ có thể làm cho con người đưa ra những quyết định chưa đúng đắn, và nó để lại hậu quả vô cùng to lớn, phá rừng là một nhân tố làm cho trái đất ngày càng nóng lên, hiệu ứng nhà kính cũng tăng. Tất cả những điều đó làm suy thoái đi cuộc sống cũng như chất lượng sống của tất cả mọi người.

Mỗi chúng ta cần phải có ý thức và trách nhiệm đối với tài nguyên của đất nước, cần gìn giữ và bảo vệ cuộc sống của mỗi chúng ta, chỉ có những điều đó mới giúp cho chúng ta sống tốt và chất lượng cuộc sống của mình cũng ngày càng được nâng cao, và tốt hơn.

Nhà nước cũng cần phải có trách nhiệm trong việc bảo vệ và gìn giữ đối với tài nguyên của dân tộc, phải có nhiều chính sách để bảo vệ nguồn sống của mỗi quốc gia, đó là trách nhiệm và nghĩa vụ mà nhà nước cần phải làm để bảo vệ cuộc sống của dân chúng.

Nhưng bên cạnh đó mỗi chúng ta cũng cần phải có những ý thức, và trách nhiệm gìn giữ lá phổi xanh của dân tộc, muốn giảm thiểu tình trạng ô nhiễm, bảo vệ căn cước của dân tộc thì điều tất yếu đó là biết bảo vệ nguồn tài nguyên quý báu của dân tộc Việt Nam.

Trong cuộc sống có rất nhiều người luôn luôn ý thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng, họ luôn ra sức tuyên truyền và bảo vệ đến cùng nguồn tài nguyên đó, nhưng bên cạnh đó lại có những người không ý thức được vai trò và tầm ý nghĩa to lớn mà lá phổi xanh đem lại. Mỗi chúng ta cần phải có ý thức hơn nữa trong việc gìn giữ và phát triển hơn nữa lá phổi xanh của đất nước.

Trước nguy cơ rừng bị tàn phá nghiêm trọng mỗi chúng ta cần có ý thức và trách nhiệm bảo vệ cánh rừng nguyên sinh, bởi nó là một yếu tố quan trọng để duy trì của cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt hơn, chất lượng cuộc sống được nâng cao, không khí sẽ bớt đi ô nhiễm bụi bẩn, con người được sống một cuộc sống trong lành và thân thiện nhất.

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt xem: 06
  • Dung lượng: 156,3 KB
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨