Bài thu hoạch tập huấn SGK lớp 2 bộ Cánh diều Bài thu hoạch tập huấn môn Tự nhiên và xã hội 2

Bài thu hoạch tập huấn SGK lớp 2 bộ Cánh diều mang tới bài kiểm tra cuối khóa môn Tự nhiên và xã hội 2 sách Cánh Diều giúp thầy cô tham khảo, để viết bài thu hoạch sau khi học xong lớp tập huấn thay sách giáo khoa lớp 2 mới.

Bên cạnh đó, có thể tham khảo thêm bài thu hoạch tập huấn sách giáo khoa lớp 2 bộ Kết nối tri thức với cuộc sốngChân trời sáng tạo để có thêm kinh nghiệm hoàn thiện bài thu hoạch của mình.

Bài kiểm tra cuối khóa môn Tự nhiên và xã hội 2 sách Cánh diều

Câu 1. Một số điểm mới trong SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 2.

1. Thể hiện được quan điểm dạy học tích hợp

Mỗi chủ đề, mỗi bài học đều hướng đến việc tích hợp với những vấn đề cấp thiết của xã hội một cách phù hợp.

Ví dụ:

- Giáo dục gá trị sống, kĩ năng sống: Chủ điểm: Gia đình: Bài 1: Các thế hệ trong gia đình

- Giáo dục an toàn: Bài 9: An toàn khi đi trên các phương tiện giao thông

- Giáo dục sức khỏe: Bài 4: Giữ gìn nhà ở sạch sẽ

- Ứng phó giảm nhẹ rủi ro thiên tai: Bài 21: Một số cách ứng phó giảm nhẹ rủi ro thiên tai

- Giáo dục bảo vệ môi trường: Bài: Bảo vệ môi trường sống của thực vật và động vật

- Giáo dục tài chính: Bài 10: Mua, bán hàng hóa

2. Điểm mới về cấu trúc cuốn sách, chủ đề, bài học

2.1. Cấu trúc cuốn sách

Ngoài các bìa sách, SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 2 gồm 3 phần chính:

- Hướng dẫn sử dụng sách: Giúp HS, GV nhận biết các kí hiệu, các dạng bài có trong sách. Phần này không chỉ hỗ trợ HS tự học, với cách trình bày kênh hình kết hợp với kênh chữ, tất cả đều có màu sắc tươi vui làm tăng tính hấp dẫn HS ngay khi các em mở ra những trang sách đầu tiên.

- Mục lục: Mỗi chủ đề ứng với một thẻ màu, dưới mỗi chủ đề có tên các bài học, giúp HS dễ dàng tìm được bài học ứng với mỗi chủ đề.

- Nội dung chính: Trong phần này có 6 chủ đề, 21 bài học, 1 bài ôn tập và đánh giá cuối mỗi chủ đề.

- Bảng tra cứu từ ngữ

2.2. Cấu trúc một chủ đề

- Cấu trúc một chủ đề gồm 3 phần: Trang giới thiệu chủ đề; các bài học; bài ôn tập và đánh giá.

- Trang giới thiệu chủ đề

Bao gồm những hình ảnh phản ánh nội dung cốt lõi của chủ đề và các mã màu, các số thứ tự để phân biệt giữa các chủ đề khác nhau. Ngay dưới tên chủ đề là tên các bài học có trong chủ đề đó. Dưới đây là hình ảnh các trang giới thiệu chủ đề.

- Các bài học

Số lượng các bài học trong mỗi chủ đề phụ thuộc vào nội dung và yêu cầu cần đạt của Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 năm 2018. Mỗi chủ đề có từ 3 đến 5 bài học. Các bài học không thiết kế theo từng tiết một như SGK hiện hành mà được thiết kế từ 2 – 4 tiết tuỳ thuộc vào nội dung của chủ đề để có thể tích hợp các nội dung giáo dục phẩm chất, phát triển năng lực cho HS; tạo điều kiện thuận lợi cho GV và HS dạy và học một cách linh hoạt, phù hợp với trình độ của HS từng lớp, từng trường và từng địa phương mà GV có thể áp dụng. Có 21 bài học được dạy trong 58 tiết.

- Bài Ôn tập và đánh giá chủ đề: Cuối mỗi chủ đề đều có bài Ôn tập và đánh giá, các bài này không đánh số thứ tự như các bài học khác. Có 6 bài Ôn tập và đánh giá chủ đề được dạy trong 12 tiết.

2.3. Cấu trúc một bài học

Mỗi bài học trong SGK đều hướng đến sự hình thành phẩm chất, các năng lực chung và năng lực khoa học cho HS với sự kết hợp hài hoà giữa kênh chữ và kênh hình. Các bài học trong SGK Tự nhiên và Xã hội 2 đều có cấu trúc gồm 3 phần:

Tên bài học

Mục “Hãy cùng tìm hiểu về” hoặc “Hãy cùng nhau” (Được viết ngắn gọn, trả lời cho câu hỏi: Học cái gì?)

Nội dung chính của bài (Được viết theo tiến trình hoạt động, trả lời cho câu hỏi: Học như thế nào?)

SGK Tự nhiên và Xã hội 2 có 3 dạng bài học chủ yếu: dạng bài học mới, dạng bài thực hành, dạng bài ôn tập và đánh giá chủ đề. Mỗi dạng bài học có thể bao gồm các hoạt động học tập khác nhau tuỳ thuộc vào mục tiêu, yêu cầu cần đạt của bài học đó.

Dạng bài học mới

Trong phần nội dung chính của bài thường có những nhóm hoạt động sau:

+ Hoạt động Gắn kết dẫn vào bài học được thể hiện bằng bài hát, trò chơi,…

+ Hoạt động Khám phá kiến thức mới và hình thành kĩ năng thông qua Quan sát, Trả lời câu hỏi, Thảo luận,…

+ Hoạt động Thực hành và Vận dụng kiến thức thông qua Xử lí tình huống; Chia sẻ với các bạn và người thân,…

+ Hoạt động Đánh giá được thể hiện trong toàn bộ tiến trình của bài học thông qua các câu hỏi và bài tập từ bước gắn kết, khám phá kiến thức mới, luyện tập, thực hành và củng cố mà không tạo thành một mục riêng trong SGK.

Kết thúc mỗi phần hoặc cả bài học được chốt lại bằng Kiến thức cốt lõi cần nhớ và (hoặc) lời hướng dẫn và nhắc nhở của con ong được rút ra từ bài học, góp phần phát triển phẩm chất của HS.

Ở một số bài có mục Em có biết giúp HS tìm tòi mở rộng hiểu biết về các kiến thức liên quan; gây hứng thú học tập cho HS.

Dạng bài thực hành

Ngoài các yêu cầu HS thực hành để khám phá kiến thức, hình thành kĩ năng được tích hợp, lồng ghép ngay trong các bài học mới, SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 2 có 1 bài thực hành: Tìm hiểu môi trường sống của thực vật, động vật. Phần nội dung chính của các bài học này bao gồm ba nhóm hoạt động:

+ Hoạt động chuẩn bị bao gồm việc yêu cầu HS chuẩn bị các đồ dùng cá nhân cần thiết để đảm bảo an toàn khi đi quan sát ngoài hiện trường và các đồ dùng để phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ quan sát; chỉ dẫn việc thực hiện các nhiệm vụ, yêu cầu quan sát, ghi chép (bằng cách đánh dấu vào phiếu quan sát,…).

+ Hoạt động quan sát ngoài hiện trường: Lưu ý học sinh giữ an toàn và thực hiện các nhiệm vụ, yêu cầu quan sát đã được phân công.

+ Hoạt động báo cáo kết quả: Đưa ra gợi ý các hình thức tổ chức báo cáo và các sản phẩm cần báo cáo.

Dạng bài ôn tập và đánh giá chủ đề

Phần nội dung chính của bài ôn tập và đánh giá chủ đề bao gồm 2 nhóm hoạt động:

+ Hoạt động ôn lại và hệ thống hoá những kiến thức, kĩ năng đã học về chủ đề. Ở hoạt động này, thông qua các câu hỏi ôn tập mang tính tổng quát, yêu cầu HS hoàn thiện tiếp các sơ đồ hoặc biểu bảng trong SGK sẽ giúp HS phát triển tư duy logic, tư duy tổng hợp và khái quát hoá.

+ Hoạt động thực hành vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học vào cuộc sống. Ở nhóm hoạt động này thường đưa ra các tình huống đòi hỏi HS phải vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề,...

3. Hỗ trợ học sinh hứng thú, tích cực học tập

Nội dung của các bài học được trình bày tinh giản, không cung cấp quá nhiều kiến thức mô tả cần phải ghi nhớ. Ngôn ngữ được sử dụng trong sáng, diễn đạt một cách dễ hiểu, gần gũi, thân thiện; đảm bảo logic khoa học và sư phạm giúp HS chủ động tìm tòi, phát hiện kiến thức mới. Các hình ảnh sinh động, có màu sắc hấp dẫn, kết hợp với các sơ đồ, biểu bảng là nguồn cung cấp thông tin giúp làm đơn giản hoá những kiến thức khoa học khó hiểu và trừu tượng.

4. Hỗ trợ giáo viên đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học

Sách TN&XH 2 có 3 dạng bài học đòi hỏi GV phải vận dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học một cách linh hoạt.

Hầu hết các bài trong SGK TN&XH 2 đều có các hoạt động thực hành và vận dụng kiến thức, kĩ năng vào đời sống thực tiễn.

5. Thể hiện được yêu cầu đổi mới đánh giá

Hoạt động đánh giá được thể hiện trong toàn bộ tiến trình của bài học thông qua các câu hỏi và bài tập từ hoạt động gắn kết, khám phá kiến thức mới - hình thành kĩ năng, luyện tập và vận dụng.

Đa số các hoạt động học tập trong SGK TN&XH 2 tạo cơ hội cho HS tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau. Đặc biệt, bài Ôn tập và đánh giá chủ đề giúp GV đánh giá được năng lực tư duy logic của HS thông qua sơ đồ hệ thống kiến thức và đánh giá năng lực giải quyết vấn đề thông qua xử lí tình huống.

6. Đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu cần đạt của chương trình môn học

Sách TN&XH 2 đã đáp ứng được mục tiêu chương trình môn học: “Góp phần hình thành và phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung cũng như năng lực khoa học”

  • Về việc hình thành các phẩm chất chủ yếu cho HS:

+ Yêu con người, thiên nhiên, chăm chỉ có nhiều cơ hội hình thành và phát triển ở các bài học trong chủ đề Gia đình và chủ đề Thực vật và động vật.

+ Ý thức bảo vệ sức khoẻ của bản thân, gia đình, cộng đồng được hình thành chủ đạo ở chủ đề Gia đình và chủ đề Con người và sức khoẻ.

+ Ý thức giữ gìn, bảo vệ tài sản bản thân, gia đình, cộng đồng có thế mạnh ở

Chủ đề gia đình và Cộng đồng địa phương.

+ Tinh thần trách nhiệm với môi trường sống được hình thành rõ nét ở chủ đề Trường học, Thực vật và động vật.

- Về việc hình thành các năng lực chung cho HS: tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo

- Về việc hình thành năng lực khoa học cho HS: Thành phần năng lực nhận thức khoa học; Thành phần năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh; Thành phần năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

Câu 2.

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Môn: Tự nhiên và xã hội

Ôn tập và đánh giá : Chủ đề gia đình

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS đạt được:

1. Về nhận thức khoa học:

- Hệ thống được nội dung đã học về chủ đề Gia đình: các thế hệ trong gia đình; nghề nghiệp của người lớn trong gia đình; phòng tránh ngộ độc khi ở nhà và giữ vệ sinh nhà ở.

2. Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh:

- Củng cố kĩ năng quan sát, đặt câu hỏi, thu thập thông tin, trình bày và bảo vệ ý kiến của mình.

3. Về vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:

- Xử lí tình huống để đảm bảo vệ sinh và an toàn cho bản thân và các thành viên trong gia đình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Giáo án ĐT, máy chiếu, SGK Tự nhiên và Xã hội 2.

- HS: SGK, VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

TGNội dungHĐ của GVHĐ của HSĐDDH

5’

A.Khởi động

* Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh khi bước vào bài học.

Giới thiệu bài

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Cánh cụt về nhà

- GV phổ biến luật chơi: Có 3 chú chim cánh cụt bị lạc đàn, giải được một câu đố (gắn với thế hệ trong gia đình và tên các nghề nghiệp) HS sẽ cứu được một chú chim cánh cụt tương ứng.

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài mới: Ở tiết học trước cô và các con đã ôn tập lại các thế hệ và tình cảm giữa các thành viên trong gia đình; nghề nghiệp của người lớn trong gia đình. Tiết học này chúng ta sẽ tiếp tục ôn tập về cách tránh ngộ độc khi ở nhà và giữ vệ sinh nhà ở.

GV ghi tên bài:

- Ôn tập và đánh giá: Chủ đề gia đình (Tiết 2)

- HS lắng nghe luật chơi

- HS chơi trò chơi

- HS lắng nghe

- HS ghi tên bài

12’

B. Ôn tập

1. Em đã học được gì về chủ đề Gia đình?

1.1.Hoạt động 1: Giới thiệu về gia đình em

* Mục tiêu: HS: - Hệ thống được nội dung đã học về các thế hệ trong gia đình và nghề nghiệp của người lớn trong gia đình.

- Biết trình bày ý kiến của mình trong nhóm và trước lớp.

a) Bước 1. Làm việc cá nhân

- GV nêu yêu cầu

* Yêu cầu: Giới thiệu với các bạn trong nhóm về gia đình em theo gợi ý dưới đây:

+) Theo sơ đồ

+) Qua tập ảnh gia đình (dặn dò HS chuẩn bị tiết học trước)

- GV hướng dẫn HS làm câu 1 chọn một trong hai cách để giới thiệu về gia đình mình vào VBT

b) Bước 2: Làm việc nhóm 4

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4 lần lượt các thành viên giới thiệu về gia đình mình cho nhau nghe.

+ Phương án 1: Từng HS giới thiệu với các bạn trong nhóm về gia đình mình theo sơ đồ trang 23.

+ Phương án 2: HS giới thiệu với các bạn trong nhóm về gia đình mình qua tập ảnh gia đình (HS đã được yêu cầu chuẩn bị từ tiết trước).

- GV quan sát, giúp đỡ HS nếu cần

c) Bước 3: Làm việc cả lớp

- GV mời đại diện các nhóm lên giới thiệu

- GV đặt câu hỏi, nhận xét.

- GV tổ chức bình chọn những bạn giới thiệu ấn tượng về gia đình mình

* Tiêu chí: chia sẻ được thông tin về gia đình mình, nói rõ ràng, lưu loát, truyền cảm.

- GV tuyên dương, động viên HS giới thiệu ấn tượng về gia đình mình.

à GV chuyến ý sang HĐ 2: Ở hoạt động này các con đã biết giới thiệu về các thế hệ và nghề nghiệp của người lớn trong gia đình. Qua đó các con cũng nêu được những việc làm thể hiện tình cảm gắn kết mọi người trong đình với nhau nữa. Cô khen cả lớp mình nào. Bây giờ cô và các con cùng chuyển qua Hoạt động 2: Chia sẻ thông tin và tranh ảnh.

- HS đọc yêu cầu

- HS lắng nghe và làm bài vào VBT theo hướng dẫn.

- HS lắng nghe hướng dẫn và làm việc nhóm 4 giới thiệu về gia đình mình.

- HS trong nhóm đặt câu hỏi cho bạn giới thiệu.

- Đại diện 3- 4 nhóm lên giới thiệu

- HS khác đặt câu hỏi, nhận xét

- HS nếu ý kiến cá nhân và bình chọn

- HS lắng nghe.

14’

1.2. Hoạt động 2: Chia sẻ thông tin và tranh ảnh.

* Mục tiêu: HS: - Thu thập được thông tin và tranh ảnh về công việc, nghề nghiệp có thu nhập và công việc tình nguyện. - Chia sẻ được với các bạn những thông tin và tranh ảnh đã thu thập.

a) Bước 1. Làm việc theo nhóm

- GV đưa ra yêu cầu: Chia sẻ với các bạn thông tin và tranh ảnh về công việc nghề nghiệp có thu nhập và công việc tình nguyện

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4 chia sẻ với các bạn ảnh về công việc có thu nhập và công việc tình nguyện- - GV khuyến khích HS sáng tạo trong trình bày sản phẩm, có thể trình bày theo bảng nhóm / sơ đồ tư duy /… và treo bảng nhóm sau khi hoàn thành

- GV theo dõi, giúp đỡ HS

b) Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV tổ chức cho HS xem các bảng nhóm của các nhóm khác.

- GV yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày.

- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết gia đình có bốn thế hệ gồm những ai và xưng hô với nhau như thế nào?

c) Bước 3: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV hoàn thiện kết quả trình bày của các nhóm; Tuyên dương nhóm chia sẻ nhiều thông tin, tranh ảnh và có cách trình bày sáng tạo.

- 1 HS đọc yêu cầu thảo luận

- HS làm việc theo nhóm 4

+ Từng HS chia sẻ thông tin và tranh ảnh đã thu thập về công việc, nghề nghiệp có thu nhập và công việc tình nguyện.

+ Nhóm trao đổi cách trình bày các thông tin và tranh ảnh của nhóm

- HS xem tranh của các nhóm khác

- Đại diện một số nhóm lên trình bày kết quả làm việc.

- HS khác đặt câu hỏi, nhận xét và bổ sung thông tin.

- HS lắng nghe

TIẾT 2

2.Xử lí tình huống.

Hoạt động 3: Xử lí tình huống.

Mục tiêu: Xử lí tình huống để đảm bảo vệ sinh và an toàn cho bản thân và các thành viên trong gia đình.

a) Bước 1: Làm việc nhóm 4

- GV gọi HS đọc yêu cầu thảo luận

+) Câu 1: Nếu là Hà hoặc bạn An, em sẽ làm gì trong hai tình huống dưới đây? Vì sao?

+) Câu 2: Hãy trao đổi trong nhóm và đóng vai thể hiện cách xử lí tình huống đã chọn?

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 xử lí tình huống và đóng vai.

+) Nhóm lẻ: Từng cá nhân đọc tình huống 1 trong SGK, nhóm thảo luận tìm cách xử lí tình huống và đóng vai thể hiện cách xử lí của nhóm.

+) Nhóm chẵn: Từng cá nhân đọc tình huống 2 trong SGK, nhóm thảo luận tìm cách xử lí tình huống và đóng vai thể hiện cách xử lí của nhóm.

- GV theo dõi, giúp đỡ HS (nếu cần)

b) Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV mời các nhóm đóng vai, xử lí tình huống của nhóm mình

+) TH1: Nhà bạn Hà đồ đạc chưa gọn gàng, bừa bãi

+) TH2: Em bạn An uống phải chai sữa (nước hoa quả) đã hỏng, quá hạn sử dụng nên bị đau bụng.

- GV nhận xét, tuyên dương nhóm đóng vai tự tin, xử lí tốt tình huống

+) Tình huống 1: Em sẽ quét dọn nhà cửa cho sạch sẽ và sắp xếp đồ ngăn nắp, gọn gàng.

+) Tình huống 2: Em sẽ gọi điện hoặc báo cho người lớn đưa em bé đi bệnh viện để cấp cứu kịp thời.

à GV chuyển ý: Qua hai tình huống trên cô thấy rằng các con đã biết xử lí tính huống khi nhà cửa chưa sạch sẽ hay TH có người bị ngộ độc, đau bụng khi ăn, uống phải đồ ăn hỏng. Và ở trong bài học hôm nay cô muốn các con cam kết với cô cùng gia đình thực hiện những việc làm để giữ nhà ở sạch sẽ và an toàn nhé!
c) Bước 3: Làm việc cá nhân

- GV nêu yêu cầu: Em hãy viết cam kết và cùng gia đình thực hiện để giữ nhà cửa sạch sẽ và an toàn.

- GV chiếu mẫu cam kết và phát cho HS tờ cam kết.

- GV yêu cầu HS tự viết cam kết những việc làm cùng gia đình thực hiện để giữ nhà cửa sạch sẽ và an toàn.

- GV yêu cầu HS đọc cam kết

- GV nhận xét, đánh giá.

à GV kết luận: Nhà ở sạch sẽ, thoáng mát, ngăn nắp, gọn gàng sẽ mang lại cảm giác thoải mái,…Đồng thời chúng ta cũng cần bảo quản, cất giữ đồ dùng, thức ăn, đồ uống đúng cách để phòng tránh ngộ độc. Qua đó chúng ta cần tuyên truyền và hướng dẫn mọi người biết cách phòng chống ngộ độc thức ăn và giữ gìn nhà cửa sạch sẽ để mọi người cùng có một môi trường sống và sức khỏe tốt.

- HS đọc yêu cầu thảo luận

- HS thảo luận theo nhóm 4 đọc tình huống trong SGK, tìm cách xử lí tình huống và đóng vai thể hiện cách xử lí của nhóm.

- Đại diện nhóm lẻ và nhóm chẵn lên bảng đọc tình huống và đóng vai thể hiện cách xử lí tình huống.

- HS khác nhận xét, hoàn thiện cách xử lí tình huống của từng nhóm.

- HS lắng nghe

- HS đọc yêu cầu

- HS quan sát và lắng nghe GV hướng dẫn

- HS viết cam kết

- 3- 4 HS đọc cam kết

C. Đánh giá

- Con hãy nhắc lại những nội dung chúng ta đã học ở chủ đề Gia đình?

- Con thích nhất nội dung nào trong chủ đề Gia đình? Tại sao con lại thích nội dung đó?

- GV đánh giá sản phẩm của HS

- HS trả lời
+ Bài 1: Các thế hệ trong gia đình

+ Bài 2: Nghề nghiệp

+ Bài3: Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà

+ Bài 4: Giữ vệ sinh nhà ở

- 3- 4 HS nêu ý kiến

-

4’

D. Củng cố, dặn dò

- GV nhắc nhở HS thực hành theo cam kết giữ nhà cửa sạch sẽ và an toàn.

- GV nhận xét tiết học, dặn dò chuẩn bị tiết sau.

- HS trả lời

- HS lắng nghe, ghi nhớ

* Rút kinh nghiệm, bổ sung:

…………………………………………………………………………………………………

Câu 3. Các phương pháp, kĩ thật và hình thức tổ chức dạy học, cách đánh giá HS dự kiến sẽ SD trong kế hoạch bài học đã thực hiện ở câu 2 như sau

Để HS nắm được hệ thống kiến thức và vận dụng tốt vào thực tế Chủ đề : Gia đình, giáo viên cần vận dụng linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực. Khuyến khích sử dụng các phương tiện nghe nhìn, phương tiện kĩ thuật hiện đại hỗ trợ quá trình dạy học, đồng thời coi trọng việc sử dụng các phương tiện truyền thống giúp học sinh hứng thú, tích cực học tập

Tổ chức quá trình dạy học theo hướng hệ thống, ôn tập kiến thức, phù hợp với tiến trình nhận thức, năng lực nhận thức, cách thức học tập khác nhau của từng cá nhân HS, tạo điều kiện giúp người học phát huy tính tích cực, độc lập, phát triển các năng lực chung và năng lực cá nhân của từng HS.

Đối với bài dạy Ôn tập và đánh giá – Chủ đề: Gia đình, GV sử dụng phương pháp quan sát tranh, đóng vai xử lí tình huống, thảo luận, phỏng vấn qua các hoạt động. Ngoài ra GV còn sử dụng phương pháp vấn đáp, thảo luận nhóm để khắc sâu kiến thức cho các em.

Hình thức, kĩ thuật dạy học: GV sử dụng kĩ thuật phòng tranh: GV cho HS quan sát, xem tranh các nhóm khác sưu tầm được và biết đặt câu hỏi khi nhóm bạn trình bày sản phẩm; GV tổ chức cho HS đóng vai tạo ra tình huống để HS biết cách xử lí tình huống khi nhà cửa chưa sạch sẽ, khi có người hay bản thân bị ngộ độc thực phẩm à Từ đó các con có ý thức giữ gìn nhà ở sạch sẽ, phòng tránh ngộ đọc thực phẩm, biết cách bảo quản thức ăn, ăn uống an toàn.

Đánh giá học sinh dự kiến sẽ sử dụng trong kế hoạch bài học như sau:

Trong bài này, giáo viên kết hợp đánh giá quá trình và đánh giá kết quả học tập của học sinh qua các hoạt động. Cụ thể:

- Giáo viên đánh giá học sinh: GV quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra, nhận xét bằng lời quá trình học tập của HS thông qua việc học sinh trả lời câu hỏi hoặc học sinh chia sẻ những điều em biết, em hiểu trong các hoạt động. Khen ngợi, động viên HS; nhận xét định tính về các câu trả lời cũng như việc hình thành và phát triển một số năng lực, phẩm chất của HS trong quá trình học tập.

- Tổ chức cho học sinh đánh giá lẫn nhau. GV tổ chức cho HS được tham gia đánh giá và nhận xét lẫn nhau trong quá trình học nhóm nhằm hình thành và phát triển năng lực tự học, bồi dưỡng hứng thú học tập cho HS trong quá trình học môn Tự nhiên và Xã hội.

- Học sinh tự đánh giá bản thân mình qua việc nghe giáo viên và các bạn trình bày chia sẻ kết quả, học sinh tự đánh giá được kết quả của mình, để tự điều chỉnh cách học của bản thân.

Như vậy thông qua đánh giá GV rút kinh nghiệm, điều chỉnh HĐ dạy học ngay trong quá trình và kết thúc mỗi giai đoạn dạy học; kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của HS để động viên, khích lệ; phát hiện những khó khăn của HS để hướng dẫn, giúp đỡ; đưa ra nhận định phù hợp về những ưu điểm nổi bật và những hạn chế của mỗi HS để có biện pháp khắc phục kịp thời nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập của học sinh.

Chia sẻ bởi: 👨 Thu Thảo
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm