Bài tập Toán lớp 6: Số nguyên Bài tập rèn luyện chuyên đề Số nguyên
Bài tập Toán lớp 6: Số nguyên bao gồm 91 bài tập số nguyên từ cơ bản tới nâng cao, giúp các em học sinh luyện tập thật thành thạo kiến thức phần Số nguyên để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra sắp tới.
Số nguyên được học trong chương trình môn Toán 6 của cả 3 sách Cánh diều, Chân trời sáng tạo và Kết nối tri thức với cuộc sống. Vậy nên 91 bài tập Số nguyên dưới đây sẽ rất hữu ích cho các em ôn tập. 91 bài tập Số nguyên lớp 6 chưa có đáp án, chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật trong thời gian sớm nhất. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Bài tập Toán lớp 6: Số nguyên
Số nguyên là gì?
Tập hợp số nguyên kí hiệu là Z, bao gồm các số tự nhiên và các số âm. Có nghĩa là bao gồm các số âm + số 0 + các số dương.
Các số nguyên thuộc tập Z sẽ có những tính chất cơ bản sau đây:
- Không có khái niệm số nguyên lớn nhất và số nguyên nhỏ nhất. Khái niệm lớn nhất và nhỏ nhất chỉ mang tính chất tương đối và phụ thuộc vào điều kiện trong từng trường hợp.
- Số nguyên dương nhỏ nhất là 1. Số nguyên âm lớn nhất là -1.
- Số nguyên Z bao gồm vô số tập con hữu hạn. Những tập con đó sẽ có số nguyên nhỏ nhất và lớn nhất xác định.
- Không tồn tại một số nguyên nào nằm giữa hai số nguyên liên tiếp.
Bài tập số nguyên lớp 6
Bài 1: Tính hợp lí
1/ (-37) + 14 + 26 + 37
2/ (-24) + 6 + 10 + 24
3/ 15 + 23 + (-25) + (-23)
4/ 60 + 33 + (-50) + (-33)
5/ (-16) + (-209) + (-14) + 209
6/ (-12) + (-13) + 36 + (-11)
7/ -16 + 24 + 16 – 34
8/ 25 + 37 – 48 – 25 – 37
9/ 2575 + 37 – 2576 – 29
34 + 35 + 36 + 37 – 14 – 15 – 16 – 17
Bài 2: Bỏ ngoặc rồi tính
1/ -7264 + (1543 + 7264)
2/ (144 – 97) – 144
3/ (-145) – (18 – 145)
4/ 111 + (-11 + 27)
5/ (27 + 514) – (486 – 73)
6/ (36 + 79) + (145 – 79 – 36)
7/ 10 – [12 – (- 9 - 1)]
8/ (38 – 29 + 43) – (43 + 38)
9/ 271 – [(-43) + 271 – (-17)]
10/ -144 – [29 – (+144) – (+144)]
Bài 3: Tính tổng các số nguyên x biết:
1/ -20 < x < 21
2/ -18 ≤ x ≤ 17
3/ -27 < x ≤ 27
4/ │x│≤ 3
5. │-x│< 5
Bài 4: Tính tổng
1/ 1 + (-2) + 3 + (-4) + . . . + 19 + (-20)
2/ 1 – 2 + 3 – 4 + . . . + 99 – 100
3/ 2 – 4 + 6 – 8 + . . . + 48 – 50
4/ – 1 + 3 – 5 + 7 - . . . . + 97 – 99
1 + 2 – 3 – 4 + . . . . + 97 + 98 – 99 - 100
Bài 5: Tính giá trị của biểu thức
1/ x + 8 – x – 22 với x = 2010
2/ - x – a + 12 + a với x = - 98 ; a = 99
3/ a – m + 7 – 8 + m với a = 1 ; m = - 123
4/ m – 24 – x + 24 + x với x = 37 ; m = 72
5. (-90) – (y + 10) + 100 với p = -24
Bài 6: Tìm x
1/ -16 + 23 + x = - 16
2/ 2x – 35 = 15
3/ 3x + 17 = 12
4/ │x - 1│= 0
5/ -13 .│x│ = -26
Bài 7: Tính hợp lí
1/ 35. 18 – 5. 7. 28
2/ 45 – 5. (12 + 9)
3/ 24. (16 – 5) – 16. (24 - 5)
4/ 29. (19 – 13) – 19. (29 – 13)
5/ 31. (-18) + 31. ( - 81) – 31
6/ (-12).47 + (-12). 52 + (-12)
7/ 13.(23 + 22) – 3.(17 + 28)
8/ -48 + 48. (-78) + 48.(-21)
Bài 8: Tính
1/ (-6 – 2). (-6 + 2)
2/ (7. 3 – 3) : (-6)
3/ (-5 + 9) . (-4)
4/ 72 : (-6. 2 + 4)
5/ -3. 7 – 4. (-5) + 1
6/ 18 – 10 : (+2) – 7
7/ 15 : (-5).(-3) – 8
(6. 8 – 10 : 5) + 3. (-7)
Bài 9: So sánh
1/ (-99). 98 . (-97) với 0
2/ (-5)(-4)(-3)(-2)(-1) với 0
3/ (-245)(-47)(-199) với 123.(+315)
4/ 2987. (-1974). (+243). 0 với 0
(-12).(-45) : (-27) với │-1│
Bài 10: Tính giá trị của biểu thức
1/ (-25). ( -3). x với x = 4
2/ (-1). (-4) . 5 . 8 . y với y = 25
3/ (2ab2) : c với a = 4; b = -6; c = 12
4/ [(-25).(-27).(-x)] : y với x = 4; y = -9
5/ (a2 - b2) : (a + b) (a – b) với a = 5 ; b = -3
Bài 11: Tìm x:
1/ (2x – 5) + 17 = 6
2/ 10 – 2(4 – 3x) = -4
3/ - 12 + 3(-x + 7) = -18
4/ 24 : (3x – 2) = -3
5/ -45 : 5.(-3 – 2x) = 3
Bài 12: Tìm x
1/ x.(x + 7) = 0
2/ (x + 12).(x-3) = 0
3/ (-x + 5).(3 – x ) = 0
4/ x.(2 + x).( 7 – x) = 0
5/ (x - 1).(x +2).(-x -3) = 0
Bài 13: Tìm
1/ Ư(10) và B(10)
2/ Ư(+15) và B(+15)
3/ Ư(-24) và B(-24)
4/ ƯC(12; 18)
5/ ƯC(-15; +20)
Bài 14: Tìm x biết
1/ 8 x và x > 0
2/ 12 x và x < 0
3/ -8 x và 12 x
4/ x 4 ; x (-6) và -20 < x < -10
5/ x (-9) ; x (+12) và 20 < x < 50
Bài 15: Tìm
1/ Ư(10) và B(10)
2/ Ư(+15) và B(+15)
3/ Ư(-24) và B(-24)
4/ ƯC(12; 18)
5/ ƯC(-15; +20)
Bài 16: Tìm x biết
1/ 8 x và x > 0
2/ 12 x và x < 0
3/ -8 x và 12 x
4/ x 4 ; x (-6) và -20 < x < -10
5/ x (-9) ; x (+12) và 20 < x < 50
Bài 17: Viết dưới dạng tích các tổng sau:
1/ ab + ac
2/ ab – ac + ad
3/ ax – bx – cx + dx
4/ a(b + c) – d(b + c)
5/ ac – ad + bc – bd
6/ ax + by + bx + ay
Bài 18: Chứng tỏ
1/ (a – b + c) – (a + c) = -b
2/ (a + b) – (b – a) + c = 2a + c
3/ - (a + b – c) + (a – b – c) = -2b
4/ a(b + c) – a(b + d) = a(c – d)
5/ a(b – c) + a(d + c) = a(b + d)
Bài 19: Tìm a biết
1/ a + b – c = 18 với b = 10 ; c = -9
2/ 2a – 3b + c = 0 với b = -2 ; c = 4
3/ 3a – b – 2c = 2 với b = 6 ; c = -1
4/ 12 – a + b + 5c = -1 với b = -7 ; c = 5
5/ 1 – 2b + c – 3a = -9 với b = -3 ; c = -7
Bài 20: Sắp xếp theo thứ tự
* tăng dần
1/ 7; -12 ; +4 ; 0 ; │-8│; -10; -1
2/ -12; │+4│; -5 ; -3 ; +3 ; 0 ; │-5│
* giảm dần
3/ +9 ; -4 ; │-6│; 0 ; -│-5│; -(-12)
4/ -(-3) ; -(+2) ; │-1│; 0 ; +(-5) ; 4 ; │+7│; -8
Bài 21:
Hai ca nô cùng xuất phát từ A cùng đi về phía B hoặc C (A nằm giữa B, C). Qui ước chiều hướng từ A về phía B là chiều dương, chiều hướng từ A về phía C là chiều âm. Hỏi nếu hai ca nô đi với vận tốc lần lượt là 10km/h và -12km/h thì sau 2 giờ hai ca nô cách nhau bao nhiêu km?
Bài 22:
Trong một cuộc thi “Hành trình văn hóa”, mỗi người tham dự cuộc thi được tặng trước 500 điểm. Sau đó mỗi câu trả lười đúng người đó được 500 điểm, mỗi câu trả lời sai ngđười đó được -200 điểm. Sau 8 câu hỏi anh An trả lời đúng 5 câu, sai 3 câu, chị Lan trả lời đúng 3 câu, sai 5 câu, chị Trang trả lời đúng 6 câu, sai 2 câu. Hỏi số điểm của mỗi người sau cuộc thi?
Bài 23:
Tìm số nguyên n sao cho n + 2 chia hết cho n – 3
..............
Bài 24: (2đ) Điền đúng (Đ), sai (S) vào các ô vuông sau:
a. Số đối của số nguyên –a là – (-a).
b. Số nguyên a lớn hơn -1. Số nguyên a chắc chắn là số nguyên dương.
c. Mọi số nguyên âm đều nhỏ hơn hoặc bằng 0.
d. Tổng của một số nguyên âm và một số nguyên âm là một số nguyên âm.
Bài 25: (0,5đ) Khoanh tròn vào chữ cái có kết quả đúng.
Khi bỏ dấu ngoặc của biểu thức (95 - 4) - (12 + 3) ta được:
A. 95 - 4 - 12 + 3
B. 94 - 4 + 12 + 3
C. 95 - 4- 12 - 3
D. 95 - 4 + 12 - 3
Bài 26: (1đ) Khoanh tròn vào chữ cái có kết quả đúng.
Trong tập hợp Z các ước của -12 là:
A. {1; 3; 4; 6; 12}
B. {-1; -2; -3; -4; -6; -12; 1; 2; 3; 4; 6; 12}
C. {-2; -3; -4 ; -6; -12}
D. {-1; -2; -3; -4; -6}
Bài 27: (1đ) Điền số thích hợp vào ô vuông:
a/ 2 . □ - 15 = 35
b/ (12 + 28) + □ = -6
Bài 28: (1đ) Sắp xếp các số nguyên theo thứ tự tăng dần: -43; -100; -15; 105; 0; -1000; 1000.
Bài 29: (1,5 đ) Tính:
a/ 30 - 4. (12 + 15)
b/ 126 – (- 4) + 7 - 20
c/ 8. 12 - 8. 5
Bài 30: (2đ) Tìm số nguyên x biết:
a/ 2x – (-17) = 15
b/ |x - 2| = 8
Bài 31: (1đ) Tính tổng các số nguyên x, biết rằng - 5 < x < 8.
Bài 32: Cho độ cao của một số địa điểm như sau: Tam Đảo: 2591m, Biển chết: -392m.
Các câu sau đúng hay sai?
a) Đỉnh núi Tam Đảo cao hơn mực nước biển là 2591m
b) Biển chết có độ cao trung bình thấp hơn mực nước biển là -392m
Bài 33: Cho trục số sau:
Các câu sau đúng hay sai?
a) Điểm M biểu diễn số |-4|
b) Điểm N biểu diễn số -3
Bài 34: Chọn chữ cái đứng trước đáp án đúng trong mỗi câu sau:
a) – [7 + 8 - 9]=
A. -7 – 8 + 9 B. -7 – 8 – 9
C. 7 – 8 + 9
D. 7 – 8 – 9
b) Tổng các số nguyên x sao cho -5 < x < 4 là:
A. 0
B. -5
C. -4
D. -9
c) Giá trị của (-2)3 là:
A. 8
B. -8
C. 6
D. -6
d) -54 – 18 =
A. 36
B. -36
C. 72
D. -72
Bài 35: Sắp xếp các số trên theo thứ tự tăng dần: -11 ; 12 ; -10 ; |-9| ; 23 ; 0; 150; 10
Bài 36: Tính hợp lý (nếu có thể):
-23 . 63 + 23 . 21 – 58 . 23
Bài 37: Tìm số nguyên x biết:
a) 3x + 27 = 9
b) 2x + 12 = 3(x – 7)
c) 2x2 – 1 = 49
Bài 38 (1 điểm): Cho biểu thức: A = (-a - b + c) – (-a – b – c)
a) Rút gọn A
b) Tính giá trị của A khi a = 1; b = -1; c = -2
Bài 39. (0,5 điểm): Tìm tất cả các số nguyên a biết: (6a +1) ( 3a -1)
Bài 40. Khoanh tròn ký tự đầu câu em cho là đúng nhất trong các câu từ 1 – 4 sau :
1/ Khi bỏ dấu ngoặc của biểu thức (95 - 4) - (12 + 3) ta được:
a.. 95 - 4 - 12 + 3
b. 94 - 4 + 12 + 3
c. 95 - 4- 12 - 3
d. 95 - 4 + 12 - 3
2/ Trong tập hợp Z các ước của -12 là:
a. {1, 3, 4, 6, 12}
b. {-1; -2; -3; -4; -6; -12; 1; 2; 3; 4; 6; 12}
c. {-1; -2; -3; -4; -6}
d. {-2; -3; -4 ; -6; -12}
3/ Giá trị x thoả mãn x + 4 = -12 là:
a. 8
b. -8
c. -16
d. 16
4/ Số đối của (–18) là :
a. 81
b. 18
c. (–18)
d. (–81)
Bài 41: (1 điểm) Điền dấu (<, =, >) thích hợp vào mỗi chỗ trống sau:
a) 5 ….. -9
b) -8 ….. -3
c) -12 ….. 13
d) 25 …..
Bài 42. Đánh dấu “X” vào ô thích hợp :
Khẳng định | Đúng | Sai |
a. Tích của hai số nguyên âm là một số nguyên dương | ||
b. Tổng của hai số nguyên âm là một số nguyên dương | ||
c. Tích của hai số nguyên dương là một số nguyên dương | ||
d. Số 0 là số nguyên dương nhỏ nhất. |
Bài 43. (1 điểm) Sắp xếp lại các số sau theo thứ tự từ nhỏ đến lớn :
(–43) ; (–100) ; (–15) ; 105 ; 0 ; (–1000) ; 1000
Bài 44. (3 điểm) Thực hiện phép tính :
a/ 210 + [46 + (–210) + (–26)] ; b) (-8)-[(-5) + 8]; c) 25.134 + 25.(-34)
Bài 45 (2 điểm) Tìm các số nguyên x biết:
a) x + (-35)= 18
b) -2x - (-17) = 15
Bài 46 (1 điểm) Tìm hai số nguyên a , b biết : a > 0 và a . (b – 2) = 3
Bài 47: Tập hợp các số nguyên âm gồm
A. các số nguyên âm, số 0 và các số nguyên dương.
B. số 0 và các số nguyên âm.
C. các số nguyên âm và các số nguyên dương.
D. số 0 và các số nguyên dương.
Bài 48: Sắp sếp các số nguyên: 2; -17; 5; 1; -2; 0 theo thứ tự giảm dần là:
A. 5; 2; 1; 0; -2; -17
B. -17; -2; 0; 1; 2; 5
C. -17; 5; 2; -2; 1; 0
D. 0; 1; -2; 2; 5; -17
Bài 49: Khi bỏ dấu ngoặc trong biểu thức: 2009 – (5 – 9 + 2008) ta được:
A. 2009 + 5 – 9 – 2008
B. 2009 – 5 – 9 + 2008
C. 2009 – 5 + 9 – 2008
D. 2009 – 5 + 9 + 2008
Bài 50: Tập hợp các số nguyên là ước của 6 là:
A. {1; 2; 3; 6}
B. {-1; -2; -3; -6}
C. {-6; -3; -2; -1; 1; 2; 3; 6}
D. { -6; -3; -2; -1; 0}
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết
Link Download chính thức:
Các phiên bản khác và liên quan:
- Huynh XaThích · Phản hồi · 10 · 01/12/22
- Nguyễn Kim AnhThích · Phản hồi · 2 · 19:21 29/06