Sinh học 10 Bài 24: Quá trình tổng hợp và phân giải ở vi sinh vật Giải Sinh 10 trang 114 sách Chân trời sáng tạo
Giải bài tập Sinh 10 Bài 24: Quá trình tổng hợp và phân giải ở vi sinh vật sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 10 hiểu được kiến thức về quá trình phân giải và vai trò của vi sinh vật. Đồng thời biết cách trả lời được các bài tập Sinh 10 trang 114 đến 118.
Giải Sinh 10 Bài 24 Chân trời sáng tạo là tài liệu vô cùng hữu ích dành cho giáo viên và các em học sinh tham khảo, đối chiếu với lời giải hay, chính xác nhằm nâng cao kết quả học tập của các em. Nội dung chi tiết bài Soạn Sinh 10 Bài 24, mời các bạn tải tại đây.
Sinh học 10 Bài 24: Quá trình tổng hợp và phân giải ở vi sinh vật
Lý thuyết Quá trình tổng hợp và phân giải ở vi sinh vật
1. Đặc điểm của quá trình tổng hợp ở vi sinh vật
- Diễn ra với tốc độ nhanh, phương thức tổng hợp đa dạng đảm bảo cho sự sinh trưởng nhanh chóng của vi sinh vật.
- Vi sinh vật có khả năng tổng hợp các chất là thành phần chủ yếu của tế bào như axit nuclêic, prôtêin, pôlisaccarit,… nhờ sử dụng năng lượng và các enzim nội bào.
2. Một số quá trình tổng hợp ở vi sinh vật
- Tổng hợp prôtêin: do các axit amin liên kết với nhau bằng liên kết peptit.
n(axit amin) → Prôtêin
- Tổng hợp pôlisaccarit: sử dụng chất khởi đầu là ADP - glucôzơ.
(Glucôzơ)n + ADP – glucôzơ → (Glucôzơ)n+1 + ADP
- Tổng hợp lipit: do sự kết hợp glixêrol và các axit béo bằng liên kết este.
Glixêrol + Các axit béo → Lipit
- Tổng hợp axit nuclêic: các bazơ nitơ kết hợp với đường 5 cacbon và axit phôtphoric để tạo ra các nuclêôtit, sự liên kết các nuclêôtit tạo ra các axit nuclêic.
Bazơ nitơ + Đường 5C + Axit phôtphoric → Nuclêôtit → Axit nuclêic
Giải bài tập Sinh học 10 Bài 24 trang 118
Bài 1
Nêu một số ví dụ thực tiễn về quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật.
Lời giải
Một số ví dụ thực tiễn về quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật:
- Nấm men có thể tổng hợp protein.
- Vi khuẩn lam tạo sinh khối polysaccharide.
- Nhiều vi sinh vật tiết vào môi trường một số loại polysaccharide gọi là gôm, gôm có vai trò bảo vệ tế bào vi sinh vật.
- Vi sinh vật tiết enzyme ngoại bào để phân giải các chất như: amylase thủy phân tinh bột, protease thủy phân protein, cellulase thủy phân cellulose, lipase thủy phân lipid,…
Bài 2
Trình bày vai trò của vi sinh vật trong đời sống con người và trong tự nhiên thông qua các hoạt động tổng hợp và phân giải các chất (carbohydrate, protein, lipid).
Lời giải
Vai trò của vi sinh vật trong tự nhiên:
- Chuyển hóa vật chất trong tự nhiên: Vi sinh vật là một mắt xích quan trong trong lưới thức ăn của hệ sinh thái, góp phần tạo nên vòng tuần hoàn vật chất trong tự nhiên.
- Làm sạch môi trường: Vi sinh vật phân giải các chất hữu cơ từ xác chết của động, thực vật, rác thải, các chất hữu cơ lơ lửng trong nước làm cho môi trường sạch hơn, hạn chế ô nhiễm.
- Cải thiện chất lượng đất: Các vi sinh vật phân giải các chất hữu cơ, một số vi sinh vật có khả năng cố định đạm góp phần cải tạo đất.
• Vai trò của vi sinh vật trong đời sống con người:
- Trong trồng trọt: ứng dụng vi sinh vật để sản xuất phân bón vi sinh, thuốc trừ sâu sinh học,… thay thế phân bón và thuốc trừ sâu hóa học, mang lại năng suất cho cây trồng, bảo vệ môi trường.
- Trong chăn nuôi: ứng dụng vi sinh vật để ủ thức ăn cho vật nuôi, sản xuất các chế phẩm sinh học giúp vật nuôi tăng cường sức đề kháng, cho năng suất cao.
- Trong bảo quản và chế biến thực phẩm: ứng dụng vi sinh vật để sản xuất rượu, bia, muối chua rau củ,…
- Trng sản xuất dược phẩm: ứng dụng vi sinh vật để sản xuất thuốc kháng sinh, vaccine, men tiêu hóa,…
Bài 3
Cho ví dụ cụ thể để phân biệt lên men lactic đồng hình và dị hình ở vi sinh vật.
Lời giải
Ví dụ: Lên men lactic đồng hình tạo ra lactic acid, không có hiện tượng sủi bọt còn lên men lactic dị hình tạo ra hỗn hợp lactic acid, ethanol, acetic acid và CO2 (làm xuất hiện hiện tượng sủi bọt khí).