Phân biệt pha sáng và pha tối trong quang hợp Ôn tập Sinh học 10
Phân biệt pha sáng và pha tối trong quang hợp mang đến câu trả lời hay, chính xác nhất. Đây là tư liệu học tập cực kì hữu ích, giúp các bạn học sinh lớp 10 dễ dàng tìm kiếm câu trả lời chính xác, chi tiết nhất.
So sánh pha sáng và pha tối để tìm ra điểm giống và khác nhau của 2 quá trình này trong quang hợp. Từ đó giúp các bạn nắm vững kiến thức, biết cách giải các bài tập Sinh học 10. Bên cạnh đó các bạn xem thêm phân biệt lưới nội chất hạt và lưới nội chất trơn.
Phân biệt pha sáng và pha tối trong quang hợp
1. Bảng phân biệt pha sáng và pha tối
Tiêu chí | Pha sáng | Pha tối |
Nơi diễn ra | Màng thylakoid của lục lạp | Chất nền của lục lạp |
Điều kiện ánh sáng | Cần ánh sáng | Không cần ánh sáng |
Nguyên liệu tham gia | H2O, NADP+, ADP | ATP, CO2, NADPH |
Sản phẩm tạo thành | NADPH, ATP, O2 | Chất hữu cơ (C6H12O6), ADP, NADP+ |
2. Phân biệt pha sáng và pha tối trong quang hợp
1. Pha sáng: xảy ra ở cấu trúc hạt grana của lục lạp (diễn ra trong túi tilacoit)
- Nguyên liệu: H2O, Năng lượng ánh sáng, {ADP, P}, NADP+
- Sản phẩm: Oxi, ATP, NADPH
2. Pha tối: Xảy ra ở chất nền stôma của lục lạp
- Nguyên liệu: CO2, ATP, NẠDPH
- Sản phẩm: Hợp chất hữu cơ (C6H12O6).
– Pha sáng cung cấp năng lượng ATP và lực khử NADPH cho pha tối.
– Pha tối cung cấp nguyên liệu đầu vào ADP và NADP+ cho pha sáng.
* Vai trò quang hợp:
- Cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của mọi loài sinh vật trên trái đất
- Làm giảm hiệu ứng nhà kính
- Cung cấp oxi cho khí quyển.
3. Pha sáng là gì?
Pha sáng là pha chuyển hóa năng lượng ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH.
Trong pha sáng, năng lượng ánh sáng được hấp thụ và chuyển thành dạng năng lượng trong các liên kết hóa học của ATP và NADPH. Vì vậy, pha này còn được gọi là giai đoạn chuyển hóa năng lượng ánh sáng.
Quá trình hấp thụ năng lượng ánh sáng thực hiện được nhờ hoạt động của các phân tử sắc tố quang hợp.
Sau khi được các sắc tố quang hợp hấp thụ, năng lượng sẽ được chuyển vào một loạt các phản ứng ôxi hoá khử của chuỗi chuyền êlectron quang hợp. Chính nhờ hoạt động của chuỗi chuyển êlectron quang hợp mà NADPH và ATP sẽ được tổng hợp.
Tóm lại: Pha sáng của quang hợp là pha chuyển hóa năng lượng ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH
4. Pha tối là gì?
Pha tối là pha sử dụng ATP và NADPH của pha sáng để khử CO2 tạo ra các hợp chất hữu cơ (C6H12O6). Còn CO2, ATP là nguyên liệu của pha tối; O2 là sản phẩm của pha sáng.
Nguyên liệu cần cho pha tối của quang hợp là ATP, NADPH, CO2, pha tối là một phản ứng diễn ra cả ngày và cả đêm trong các cấu trúc được gọi là lục lạp, pha tối là pha cố định CO2 sử dụng ATP và NADPH của pha sáng.
Pha tối là pha sử dụng ATP và NADPH của pha sáng để khử CO2 tạo ra các hợp chất hữu cơ (C6H12O6). Còn CO2, ATP là nguyên liệu của pha tối; O2 là sản phẩm của pha sáng.
Nguyên liệu cần cho pha tối của quang hợp là ATP, NADPH, CO2, pha tối là một phản ứng diễn ra cả ngày và cả đêm trong các cấu trúc được gọi là lục lạp, pha tối là pha cố định CO2 sử dụng ATP và NADPH của pha sáng.
Chất kết hợp với CO2, đầu tiên là một phân tử hữu cơ có 5 cacbon là ribulôzôđiphôtphat (RiDP). Sản phẩm ổn định đầu tiên của chu trình là hợp chất có 3 cacbon. Đây chính là lí do dẫn đến cái tên C3 của chu trình. Hợp chất này được biến đổi thành Anđêhit phôtphoglixêric (A/PG). Một phần A/PG sẽ được sử dụng để tái tạo RiDP. Phần còn lại biến đổi thành tinh bột và saccarôzơ. Thông qua các con đường chuyển hoá vật chất khác nhau, từ cacbohiđrat tạo ra trong quang hợp sẽ hình thành nhiều loại hợp chất hữu cơ khác.
5. Một số câu hỏi ứng dụng
Câu 1: Giai đoạn quang hợp thực vật tạo nên C6H1206 ở cây mía là giai đoạn nào sau đây?
A. quang phân li nước
B. chu trình canvin
C. pha sáng
D. pha tối.
Câu 2: Pha sáng quang hợp cung cấp cho pha tối sản phẩm nào sau đây?
A. CO2 + ATP
B. năng lượng ánh sáng
C. nước và O2
D. ATP và NADPH
Câu 3: Quang hợp là quá trình
A. biến đổi năng lượng mặt trời thành năng lượng hóa học
B. biến đổi các chất đơn giản thành các chất phức tạp
C. tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ ( CO2 và H2O ) với sự tham gia của ánh sáng và diệp lục
D. cả A, B và C.
Link Download chính thức:
Các phiên bản khác và liên quan:
- Trần Thị DiểmThích · Phản hồi · 0 · 04/10/23
- Trịnh Thị ThanhThích · Phản hồi · 0 · 05/10/23
-