Phân tích đoạn trích Người thầy đầu tiên (Dàn ý + 3 mẫu) Phân tích bài Người thầy đầu tiên
Văn bản Người thầy đầu tiên sẽ được giới thiệu đến các bạn học sinh trong chương trình môn Ngữ văn. Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Phân tích đoạn trích Người thầy đầu tiên.
Hãy cùng theo dõi nội dung chi tiết được đăng tải ngay sau đây. Hy vọng có thể giúp ích cho bạn đọc.
Phân tích đoạn trích Người thầy đầu tiên
Dàn ý phân tích đoạn trích Người thầy đầu tiên
(1) Mở bài
Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và đoạn trích Người thầy đầu tiên.
(2) Thân bài
a. Người họa sĩ kể về bức thư của bà viện sĩ Xu-lai-ma-nô-va
- Nhân vật tôi nhận được bức thư của dân làng mời về dự lễ khánh thành ngôi trường mới do nông trường xây dựng.
- Trong số những người được mờ có cả bà viện sĩ Xu-lai-ma-nô-va.
- Sau khi trở về Mát-xcơ-va, nhân vật tôi đã nhận được thư của bà viện sĩ.
- Trong thư, bà kể về tuổi thơ bất hạnh và về người thầy đầu tiên của mình.
b. Cuộc trò chuyện của An-tư-nai và thầy Đuy-sen
- Hoàn cảnh của An-tư-nai: mồ côi cha mẹ từ nhỏ; sống với chú thím, thiếu thốn cả về vật chất lẫn tình cảm.
- Thầy Đuy-sen: yêu cầu An-tư-nai không được về nhà nữa, an ủi An-tư-nai không phải sợ hãi, tìm cách lo cho An-tư-nai tiếp tục được đi học,...
c. Sự quan tâm của thầy Đuy-sen dành cho học trò
- Giúp các em học sinh có một ngôi trường để đến học, khơi dậy trong lòng các em nhỏ người miền núi niềm khao khát được đi học.
- Khi thấy học sinh phải lội qua suối giữa mùa đông lạnh giá, thầy đã bế hoặc cõng các em qua suối.
- Lấy đá và những tảng đất cỏ đắp thành các ụ nhỏ trên lòng suốt để bước qua cho khỏi bị ướt chân.
- Khi An-tư-nai bị ngã ở suối, thầy đỡ An-tư-nai lên, đỡ lên bờ, lót chiếc áo choàng cho An-tư-nai ngồi và chăm sóc, sau đó một mình làm hết việc lấy đá và những tảng đất cỏ đắp thành các ụ.
d. Người họa sĩ mong muốn vẽ một bức tranh về thầy Đuy-sen và An-tư-nai
- Vẽ hai cây phong của Đuy-sen và An-tư-nai.
- Vẽ một đứa bé đi chân không, da rám nắng.
- Vẽ thầy Đuy-sen bế trẻ con qua con suối và cạnh đấy, trên những con ngựa no nê hung dữ, những con người đần độn, mũ lông cáo đỏ đi qua đang chế giễu ông.
- Vẽ người thầy giáo tiễn An-tư-nai lên tỉnh.
(3) Kết bài
Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.
Phân tích văn bản Người thầy đầu tiên - Mẫu 1
Một trong những tác phẩm tiêu biểu của Ai-tơ-ma-tốp là Người thầy đầu tiên. Tác phẩm đã gửi gắm nhiều bài học nhân văn sâu sắc, đặc biệt là đoạn trích cùng tên được tìm hiểu trong sách giáo khoa.
Vào mùa thu năm ngoái, người họa sĩ nhận đã nhận được bức thư gửi từ làng Ku-ku-rêu. Bà con trong làng mời ông về dự buổi khánh thành ngôi trường mới do nông trường xây dựng. Người họa sĩ đồng ý, dự định sẽ dạo quanh, ngắm cảnh và vẽ ít bức kí họa. Một trong những người được mời về có bà viện sĩ An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va. Bà về làng ít hôm rồi lên thẳng Mát-xcơ-va. Bà đã viết cho người họa sĩ một bức thư. Bà An-tư-nai đã nhờ người họa sĩ kể lại câu chuyện cuộc về cuộc đời của bà. Câu chuyện của bà viện sĩ Xu-lai-ma-nô-va đã thôi thúc nhân vật tôi vẽ một bức tranh về “Người thầy đầu tiên”.
Nhân vật thầy Đuy-sen được hiện lên qua lời kể của nhân vật “tôi”, một con người nhiệt huyết, trách nhiệm với công việc. Thầy đã giúp các em học sinh có một ngôi trường để học, khơi gợi khao khát đi học của các em. Không chỉ vậy, thầy còn là một người giàu lòng yêu thương, luôn thấu hiểu trái tim trẻ thơ. Để giúp học sinh có thể đến lớp, thầy Đuy-sen đã bế các em qua suối, lưng thì cõng, tay thì bế để các em nhỏ có thể an toàn tới trường học. Ngay cả khi bọn nhà giàu ngu xuẩn, bộ mặt láo xược lên mặt chế giễu, cười cợt, thầy vẫn lạc quan kể chuyện vui cho học sinh quên đi mọi sự. Những lúc rảnh rỗi, thầy còn lấy đá và những tảng đất cỏ đắp thành các ụ nhỏ trên lòng suốt để bước qua cho khỏi bị ướt chân. Khi An-tư-nai bị ngã ở suối, thầy đỡ An-tư-nai lên lên bờ, lót chiếc áo choàng cho An-tư-nai ngồi, còn mình thì vẫn tiếp tục công việc.
Nhân vật An-tư-nai cũng rất nổi bật trong đoạn trích. Một cô bé có hoàn cảnh bất hạnh, mồ côi cha mẹ từ nhỏ nhưng giàu nghị lực. An-tư-nai vẫn luôn khao khát được sống hạnh phúc, được có cơ hội được học tập, sau này trở thành một viện sĩ nổi tiếng.
Đoạn trích Người thầy đầu tiên gửi gắm bài học nhân văn trong cuộc sống. Qua đó, tác giả cũng gửi gắm nhiều thông điệp cuộc sống vô cùng ý nghĩa.
Phân tích văn bản Người thầy đầu tiên - Mẫu 2
Ai-tơ-ma-tốp là nhà văn người Cư-rơ-gư-dơ-xtan. Tác phẩm của Ai-tơ-ma-tốp chủ yếu viết về cuộc sống khắc nghiệt mà cũng rất giàu chất thơ ở quê hương ông. Một trong số đó phải kể đến tác phẩm Người thầy đầu tiên. Tôi đặc biệt ấn tượng với đoạn trích “Người thầy đầu tiên” được học trong chương trình.
Nội dung đoạn trích kể về việc nhân vật tôi nhận được bức thư của dân làng mời về dự lễ khánh thành ngôi trường mới do nông trường xây dựng. Trong số những người được mờ có cả bà viện sĩ Xu-lai-ma-nô-va. Sau khi trở về Mát-xcơ-va, nhân vật tôi đã nhận được thư của bà viện sĩ. Trong thư, bà kể về tuổi thơ bất hạnh và về người thầy đầu tiên của mình. An-tư-nai mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Cô phải sống với chú thím, thiếu thốn cả về vật chất lẫn tình cảm. Thầy Đuy-sen đã giúp đỡ để An-tư-nai có thể đi học. Trong kí ức của cô, thầy Đuy-sen là một người có tấm lòng nhân hậu, bao dung và giàu tình yêu thương. Khi thấy học sinh phải lội qua suối giữa mùa đông lạnh giá, thầy đã bế hoặc cõng các em qua suối. Thầy còn lấy đá và những tảng đất cỏ đắp thành các ụ nhỏ trên lòng suốt để bước qua cho khỏi bị ướt chân. Học sinh trong làng đều rất yêu mến thầy Đuy-sen. Riêng An-tư-nai lại thầm ước có một người anh trai như thầy. Câu chuyện của bà viện sĩ Xu-lai-ma-nô-va đã thôi thúc nhân vật tôi vẽ một bức tranh về “Người thầy đầu tiên”.
Nhân vật trung tâm truyện là t hầy Đuy-sen. Qua lời kể của nhân vật “tôi”, thầy Đuy-sen hiện lên là một con người nhiệt huyết, trách nhiệm với công việc. Thầy đã giúp các em học sinh có một ngôi trường để học. Không chỉ vậy, thầy còn là một người giàu lòng yêu thương, luôn thấu hiểu trái tim trẻ thơ. Ở lần gặp gỡ đầu tiên, thầy đã khơi dậy trong lòng các em nhỏ người miền núi niềm khao khát được đi học. Để giúp học sinh có thể đến lớp, thầy Đuy-sen đã bế các em qua suối, lưng thì cõng, tay thì bế để các em nhỏ có thể an toàn tới trường học. Ngay cả khi bọn nhà giàu ngu xuẩn, bộ mặt láo xược lên mặt chế giễu, cười cợt, thầy vẫn lạc quan kể chuyện vui cho học sinh quên đi mọi sự. Những lúc rảnh rỗi, thầy còn lấy đá và những tảng đất cỏ đắp thành các ụ nhỏ trên lòng suốt để bước qua cho khỏi bị ướt chân. Khi An-tư-nai bị ngã ở suối, thầy đỡ An-tư-nai lên lên bờ, lót chiếc áo choàng cho An-tư-nai ngồi, còn mình thì vẫn tiếp tục công việc.
Bên cạnh đó, nhân vật An-tư-nai cũng được khắc họa khá chi tiết. An-tư-nai có hoàn cảnh bất hạnh, mồ côi cha mẹ từ nhỏ và phải sống cùng với chú thím. Cô bé thường xuyên bị ngược đãi, sống thiếu thốn cả về vật chất lẫn tình cảm. Nhưng An-tư-nai vẫn luôn khao khát được sống hạnh phúc. Khi thầy Đuy-sen xuất hiện, chính thầy đã khơi dậy ở An-tư-nai niềm khao khát học tập. Cô bé đã có cơ hội được học tập, sau này trở thành một viện sĩ nổi tiếng. Nhân vật An-tư-nai là một tấm gương cho tôi về sự hiếu học, giàu khát vọng và lí tưởng.
Như vậy đoạn trích Người thầy đầu tiên thật giá trị. Qua đó, tác giả cũng gửi gắm nhiều thông điệp cuộc sống vô cùng ý nghĩa.
Phân tích văn bản Người thầy đầu tiên - Mẫu 3
Người thầy đầu tiên là một bài thơ hay của Ai-tơ-ma-tốp. Người thầy đầu tiên là truyện vừa lấy bối cảnh cuộc sống ở một vùng quê còn lạc hậu ở Cư-rơ-gư-dơ-xtan vào những năm đầu thế kỉ XX. Nhân vật chính trong truyện là An-tư-nai, một cô bé mồ côi, phải sống với gia đình chú thím, bị đối xử tàn nhẫn. Thầy Đuy-sen đã kiên trì dạy An-tư-nai học chữ, hết lòng bảo vệ và giúp đỡ để cô bé có cơ hội lên thành phố học. An-tư-nai rất yêu mến và kính trọng thầy Đuy-sen nhưng do hoàn cảnh, thầy trò phải xa cách rồi bặt tin nhau. Mấy chục năm sau, An-tư-nai trở thành một viện sĩ, trở về thăm làng và gặp người thầy đầu tiên trong một tình huống éo le. Bà đã viết thư nhờ người họa sĩ đồng hương kể lại câu chuyện như một hành động để chuộc lỗi.