Nhật ký tự bồi dưỡng sách giáo khoa lớp 4 Chân trời sáng tạo Nhật ký tự bồi dưỡng SGK lớp 4 năm 2023 - 2024

Nhật ký tự bồi dưỡng sách giáo khoa lớp 4 Chân trời sáng tạo năm 2023 - 2024 giúp thầy cô tham khảo, tổng hợp lại những gì tiếp thu, tích lũy được trong quá trình tập huấn sách giáo khoa lớp 4 năm 2023 - 2024 của mình.

Nhật ký tự bồi dưỡng sách giáo khoa lớp 4 Chân trời sáng tạo gồm các môn: Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, Khoa học, Lịch sử - Địa lí, Hoạt động trải nghiệm, Công nghệ, Tin học, Âm nhạc, Mĩ thuật, Giáo dục thể chất. Qua đó, giúp thầy cô có thêm nhiều kinh nghiệm để hoàn thiện bản nhật ký tự bồi dưỡng sách giáo khoa lớp 4 CTST của mình:

Nhật ký tự bồi dưỡng sách giáo khoa lớp 4 Chân trời sáng tạo năm 2023 - 2024

UBND THÀNH PHỐ…..
TRƯỜNG TH ....................

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHẬT KÝ TỰ BỒI DƯỠNG
CHƯƠNG TRÌNH SÁCH GIÁO KHOA LỚP 4
Năm học 2023 - 2024

- Họ và tên: ........................................

- Chức vụ: GIÁO VIÊN

Căn cứ văn bản số 813/GDĐT của Phòng Giáo dục và Đào tạo Thành Phố Thủ Đức ngày 19 tháng 05 năm 2023 về việc hướng dẫn lựa chọn, chuẩn bị bồi dưỡng giáo vien và cung ứng sách giáo khoa năm học; năm học 2023 – 2024;

1. Quá trình tự bồi dưỡng

1.1. Thời gian từ 01/7/2023 đến 10/7/2023

1.2. Cách thực hiện:

+ Đăng nhập tại đường Link: https://taphuan.nxbgd.vn

+ Chọn Thẻ Lớp 4 – chọn Thẻ Chân trời sáng tạo – Chọn Thẻ Xem ngay

+ Giáo viên tự bồi dưỡng lần lượt xem tài liệu bồi dưỡng GV, các bản SGK sách GV và sách bài tập theo kế hoạch tự bồi dưỡng theo Kế hoạch của trưởng, bản thân tôi đã ghi nhận nội dung nghiên cứu như sau:

2. Nội dung tự bồi dưỡng:

Thời gian: Buổi sáng, ngày 01/7/2023

2.1 Môn Tiếng Việt:

Tác giả: Nguyễn Thị Ly Kha, Cam Ly (đồng chủ biên), Vũ Thị Ân, Trần Văn

Chung, Phạm Thị Kim Oanh, Hoàng Thụy Thanh Tâm.

a. Nội dung:

- Nội dung SGK phù hợp với thực tiễn, phù hợp với văn hóa, lịch sử, địa lí của địa phương

- Hình ảnh đẹp, màu sắc đa dạng, phong phú, phù hợp, gần gũi với cuộc sống hàng ngày của HS.

- Các hoạt động học tập được chọn lọc, tổ chức dựa trên phát triển các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe cho học sinh, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và khả năng nhận thức của học sinh; tạo cơ sở để giáo viên chủ động sử dụng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học; giúp học sinh rèn luyện, phát triển các kĩ năng sử dụng tiếng Việt, góp phần giáo dục phẩm chất, đạo đức, phát triển năng lực tư duy và sáng tạo cho học sinh một cách toàn diện.

- Lượng kiến thức truyền thụ phù hợp với HS gắn liền với các hoạt động trong cuộc sống. Bài tập đọc kết hợp với hình ảnh minh họa phù hợp.

- Các yêu cầu của mỗi hoạt động trong SGK tạo điều kiện thuận lợi để GV đánh giá mức độ đạt được về năng lực, phẩm chất của HS.

b. Những điểm mới nổi bật

- Tiếp nối Tiếng Việt 1, 2, 3

- Thiết kế nội dung theo mạch chủ điểm và trình tự

- Thiết kế chủ điểm, bài học theo nguyên tắc liên kết tích hợp

- Thiết kế các kĩ năng theo trình tự hợp lý

- Thiết kế quy trình khép kín cho các hoạt động rèn luyện và phát triển kĩ năng

Thời gian: Buổi chiều, ngày 02/7/2023

2.2 Môn Toán

Tác giả: (Trần Nam Dũng - Tổng Chủ biên, Khúc Thành Chính - Chủ biên, Đinh Thị Xuân Dũng, Nguyễn Kính Đức, Đụa Thị Huế, Đinh Thị Kim Lan, Huỳnh Thị Kim Trang)

Thực hiện tự bồi dưỡng sử dụng SGK các môn học trên hệ thống: https://taphuan.nxbgd.vn

a. Nội dung:

- Nội dung phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế, văn hóa, lịch sử, địa lí của địa phương.

- Hình ảnh đẹp, ngôn ngữ phù hợp, gần gũi với cuộc sống hàng ngày của HS.

- Có nhiều bài tập được thiết kế dưới dạng trò chơi tạo hứng thú, phát triển khả năng tư duy cho HS.

- Các hoạt động học tập được chọn lọc phù hợp với lứa tuổi và khả năng nhận thức của HS, thể hiện tinh thần tích hợp, gắn bó môn Toán với các môn học khác, đáp ứng được nhu cầu của HS tiểu học, hạn chế được những khó khăn trong quá trình dạy học, đồng thời giúp các em hứng thú hơn khi học tập.

- Cung cấp đầy đủ các nội dung, tạo điều kiện thuận lợi cho việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của người học, học sinh thực hành để khám phá kiến thức mới. Không ép buộc học sinh học thuộc lòng, giới thiệu các cách thức giúp học sinh chủ động nắm các kiến thức, kĩ năng cần nhớ. Giúp giáo viên thể hiện tốt các ý tưởng và phương pháp dạy học mới.

- Cách thiết kế sau mỗi bài học có phần liên hệ thực tế liên quan đến dữ kiện bài toán

(VD: Bài 3 trang 68, bài 3 trang 58

* Cấu trúc bài học và sự phát triển hai nhánh Kiến thức, kĩ năng – Phẩm chất, năng lực

+ Dạng Bài mới:

Với dạng Bài mới:

Đầu tiên là phần Khởi động, : xuất hiện một tình huống mang dáng dấp của cuộc sống thực tế hoặc một vấn đề được đề xuất cần giải quyết

Tiếp theo là Cùng học hay còn gọi là Bài mới, phần này chứa đựng những nội dung cơ bản cần chuyển tải.

Phần thực hành: các bài với kí hiệu tam giác màu xanh

Cuối cùng là phần Luyện tập, vận dụng và trải nghiệm: các bài với kí hiệu hình tròn màu đỏ. Như vậy, các bài luyên tập được tích hợp vào nội dung Bài mới, các thầy cô sẽ không thấy các bài với tựa Luyện tập như sách hiện hành.

Cấu trúc này phù hợp với Công văn 2345 của Vụ GD Tiểu học hướng dẫn việc chuẩn bị bài dạy

b. Những điểm mới nổi bật

- Phù hợp với mục tiêu chương trình dạy học mới: PP dạy học tiên tiến

- Phù hợp với đối tượng học sinh

- Nhẹ nhàng: Thường thì mỗi tiết học chỉ có 2 hoặc 3 bài thực hành luyện tập, dành nhiều thời gian cho tìm tòi, khám phá

- Hấp dẫn cả về hình thức và nội dung

Thời gian: Buổi sáng ngày 03/7/2023

2.3 Môn Đạo đức

Tác giả: Huỳnh văn sơn (tổng chủ biên), Mai Mỹ hạnh (chủ biên), Trần Thanh Dư, Nguyễn Thanh Huân, Lâm Thị kim Liên, Giang Thiên Vũ.

a. Nội dung:

- Nội dung giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống và giáo dục pháp luật. Trong mỗi bài học, các em sẽ được trải nghiệm, thực hiện những hoạt động học tập tích cực, sinh động, hấp dẫn thông qua những câu hỏi dẫn dắt, gợi mở, những tình huống gần gũi, thiết thực, những bài thơ, câu chuyện, trò chơi phù hợp với tâm hồn, nhận thức và thực tiễn đời sống của các em.

- Môn học hình thành động cơ đạo đức và thực hiện các hành vi đạo đức cụ thể; giúp cho quá trình dạy học môn Đạo đức thực sự là quá trình chuyển hoá các giá trị đạo đức và kĩ năng sống thành ý thức và hành vi trong mỗi học sinh.

- Tạo điều kiện để giáo viên vận dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực nhằm tích cực hoá hoạt động học tập, phát triển năng lực học sinh; Học sinh được suy nghĩ nhiều hơn, nói nhiều hơn và làm nhiều hơn.

- Mục tiêu hình thành, phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực người học.

- Phần hướng dẫn sử dụng, giới thiệu thuật ngữ ngay từ đầu sách giúp người đọc và học sinh dễ dàng tiếp nhận kiến thức.

- Sách có 8 chủ đề với 12 bài học, mỗi bài học có các phần khởi động, kiến tạo tri thức mới, luyện tập, vận dụng.

b. Những điểm mới nổi bật

- Hệ thống nhân vật gần gũi với học sinh, các bạn nhỏ có những nét riêng về tính cách, thay đổi và phát triển dần theo từng lớp

- Nội dung, hình ảnh đảm bảo tính vùng miền

- Bài học đạo đức xuất phát từ những tình huống, những câu chuyện HS thường gặp trong thực tế được thiết kế hấp dẫn sinh động, thích hợp cho PP dạy học tích cực hóa hoạt động của HS.

Thời gian: Buổi chiều ngày 04/7/2023

2.4 Môn Nghệ thuật (Âm nhạc- Mĩ thuật)

Ø Âm nhạc

Tác giả: HỒ NGỌC KHẢI- LÊ ANH TUẤN – Đồng Tổng Chủ biên, ĐẶNG CHÂU ANH – Chủ biên

a. Nội dung:

- Sách có hình thức đẹp, nội dung phù hợp với lứa tuổi học sinh lớp 4. Sách được chia làm 8 chủ đề, mỗi chủ đề 4 tiết học, chú trọng giáo dục âm nhạc dân tộc, phát triển thẩm mĩ âm nhạc, đa dạng về nội dung và hình thức

b. Những điểm mới nổi bật

- Hình thức trình bày, thiết kế mỹ thuật mang đậm tính dân tộc, giáo dục văn hóa âm nhạc dân tộc. Đây là điểm mấu chốt gắn kết HS với đời sống tinh thần và văn hóa VN

Phù hợp với HS tiểu học về đặc điểm sinh lí, nhận thức cũng như năng lực thị giác của HS ở 9-10 tuổi.

- Hình ảnh sinh động, rõ nét, hài hòa giữa kênh hình và kênh chữ, giảm bớt phần mô tả bằng chữ viết.

Ø Mĩ thuật

+ Nguyễn Thị Nhung (Tổng Chủ biên), Nguyễn Tuấn Cường (Chủ biên)

Lương Thanh Khiết, Nguyễn Ánh Phương Nam, Phạm Văn Thuận – Bản 1.

a. Nội dung:

- Hình ảnh minh hoạ đẹp, ngộ nghĩnh, màu sắc tươi sáng, hài hòa có đánh số rõ ràng cho từng tranh, ảnh, hình minh họa học sinh dễ theo dõi. Phần chữ to, rõ ràng phù hợp với học sinh lớp 4.

- Sách thể hiện rõ tên chủ đề, bài, số tiết, trang.

- Phần hướng dẫn sử dụng sách cụ thể, rõ ràng gồm 5 hoạt động. Mỗi phần đều có logo hướng dẫn các hoạt động.

- Sách thể hiện đầy đủ, chính xác nội dung cốt lõi và các yêu cầu cần đạt về năng lực, phẩm chất đảm bảo tính khoa học, thiết thực phù hợp với thực tiễn.

- Nội dung kiến thức vừa phải.Câu hỏi, câu lệnh phù hợp với nhiệm vụ học tập đảm bảo mục tiêu, tiến hành nhịp nhàng theo mạch kiến thức từ dễ đến khó.

- Cấu trúc tên các chủ đề gần gũi và gắn liền với thực tế, giúp hs dễ tiếp cận bài học

- Hình thức tổ chức các hoạt động đa dạng có vẽ, xé dán, nặn, sử dụng vật liệu,…

- Nội dung bài học bám sát hoạt động thực tế giúp học sinh dễ tiếp cận và phát huy năng lực hơn.

- Học sinh được trải nghiệm nhiều hình thức thể hiện sản phẩm khác nhau.

Một số lưu ý khi lập kế hoạch bài dạy là:

Khi lập kế hoạch và tổ chức một quy trình mĩ thuật, GV cần lưu ý mục đích lớn nhất là phải khuyến khích và tạo cơ hội để HS học được cách tự học:

- Bắt đầu từ những cái đã biết.

- Thiết kế và tìm câu trả lời cho những câu hỏi mở.

- Điều chỉnh linh hoạt các hình thức thể hiện phù hợp với kiến thức và trải nghiệm mới.

- Tổng kết và đánh giá những gì HS đã làm.

b. Những điểm mới nổi bật

- Bài học theo chủ đề, có tính liên kết, hệ thống, giúp HS mở rộng sáng tạo, nội dung bài học có tính giáo dục cao, gần gũi, phù hợp HS, phát triển năng lực thẩm mĩ

- Các hoạt động được thiết kế nhằm tác động đến 8 loại trí thông minh giúp HS đều có cơ hội phát huy khả năng và trí thông minh.

....

>> Tải file để tham khảo trọn bộ Nhật ký tự bồi dưỡng sách giáo khoa lớp 4 Chân trời sáng tạo

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 21
  • Lượt xem: 351
  • Dung lượng: 291,3 KB
Sắp xếp theo