Mẫu phiếu dự giờ Mầm non Phiếu đánh giá tiết dạy cấp Mầm non
Phiếu dự giờ giáo viên Mầm non là biểu mẫu vô cùng quan trọng được lập ra để kiểm tra năng lực chuyên môn của thầy cô đang đứng lớp.
Mẫu phiếu dự giờ giáo viên Mầm non hay còn gọi là phiếu dự giờ giúp thầy cô đang đứng lớp thấy rõ hơn thế mạnh, điểm hạn chế của mình nhằm cải thiện và góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Nội dung trong mẫu phiếu dự giờ cần nêu lên các thông tin về giáo viên trong tiến trình hoạt động dạy và học, chỉ rõ những ưu và khuyết điểm của tiết học cũng như các nhận xét cụ thể đối với tiết dự giờ và xếp loại riêng cho tiết học đó. Vậy sau đây là mẫu phiếu dự giờ giáo viên Mầm non mời các bạn cùng theo dõi.
Mẫu phiếu dự giờ Mầm non
Phiếu đánh giá tiết dạy của giáo viên Mầm non
- Họ và tên người dạy: ........................................
- Đơn vị :.......................................................
- Lĩnh vực : .......................................................
- Hoạt động :.......................................................
- Đề tài:...............................................................
- Họ tên Kiểm tra viên: :................: HP chuyên môn
..................................................... : Hiệu trưởng
Các lĩnh vực | Nội dung đánh giá | Điểm chuẩn | Điểm đánh giá |
1. Chuẩn bị (10 điểm) | 1.1 Giáo án đầy đủ, rõ ràng, đúng nội dung phương pháp đảm bảo yêu cầu giáo dục | 4 | 4 |
1.2. Đồ dùng cho cô và cháu đầy đủ, đảm bảo tính sư phạm, thuận tiện trong việc sử dụng | 3 | 3 | |
1.3. Tổ chức giờ dạy hợplý về: thời gian,sắp xếp bàn ghế, ánh sáng, chổ ngồi học v.v. | 3 | 3 | |
II. Nội dung (10 điểm) | 2.1. Năm chắc yêu cầu của tiết học, các kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu của tiết học. | 3 | 2 |
2.2. Đảm bảo yêu cầu tiết dạy về kiến thức, kỹ năng theo đặc điểm của môn học, tiết học. | 3 | 3 | |
2.3. Hình thành kiến thức cho trẻ có hệ thống, chính xác, đáp ứng yêu cầu chăm sóc giáo dục trẻ phù hợp với sự phát triển của trẻ và thực tiễn của địa phương | 4 | 4 | |
III. Phươngpháp ( 20 điểm)
| 3.1. Thể hiện đúng phương pháp đặc trưng của bộ môn | 4 | 4 |
3.2. Lựa chọn và sử dụng các phương pháp khác phù hợp với đặc điểm môn học, phù hợp với độ tuổi, phát huy được tính tích cực cho trẻ, tận dụng được mọi cơ hội để trẻ phát triển về ngôn ngữ, trí tuệ tình cảm. | 4 | 4 | |
3.3 Bao quát lớp, tổ chức tiến trình tiết học hợp lý, giải quyết tốt các tình huống sư phạm trong tiết học | 4 | 3 | |
3.4 Sử dụng đồ dùng và các phương tiện trực quan đúng lúc, có hiệu quả | 4 | 3 | |
3.5. Phong cách của giáo viên đảm bảo tính sư phạm: giọng nói, điệu bộ hấp dẫn, lôi cuốn sự tập trung chú ý của trẻ, thái độ nhẹ nhàng, gần gũi thương yêu tôn trọng trẻ | 4 | 4 | |
IV. Kết quả (10 điểm) | 4.1. Trẻ hứng thú tham gia giờ học | 5 | 5 |
4.2. Đạt yêu cầu của tiết học về kiến thức, kỹ năng thể hiện qua việc thực hành trả lời của trẻ | 5 | 4 |
Tổng số điểm: …..........…xếp loại
Chữ ký của giáo viên | .......ngày ...tháng .....năm ..... Người đánh giá |
Thời gian | Diễn biến hoạt động của giáo viên và trẻ | Nhận xét |
8giờ 53
8 giờ 58
9 giờ 7
9 giờ 23 | HĐ1 : Ổn định- giới thiệu Hát “cả nhà thương nhau”. Hỏi cháu: Bài hát nói về ai, gia đình con có những ai? Cho lớp xem hình ảnh về gia đình. Hỏi cháu: Trong hình có ai?Trên tay họ xách gì? Cái giỏ là đồ dùng ở đâu, dùng làm gì? – Giáo dục BVMT: Nhớ nhắc mọi người mang giỏ đựng, hạn chế sử dụng bao ni lông vì khi thải ra môi trường khó phân hủy gây ô nhiễm MT. - Cho lớp xem 1 số kiểu giỏ, giới thiệu :Hôm nay cô hướng dẫn các con nặn cái giỏ. HĐ2 : Xem mẫu-đàm thoại-làm mẫu - Cô cho trẻ xem mẫu nặn cái giỏ hình tròn. Gợi ý cháu nhận xét đặc điểm:Các bộ phận, hình dáng từng bộ phận. Cô tóm lại. - Tương tự cô giới thiệu cho trẻ xem mẫu nặn giỏ hình có thân hình vuông *Cô làm mẫu: Lần 1: Vừa phân tích Lần 2: Gợi ý tập thể lớp cùng nói cách nặn. -Hỏi cá nhân : nặn cái giỏ như thế nào? HĐ3 : Cháu thực hiện Đọc thơ “Mười ngón tay” chuyển đội hình về bàn ngồi -Cháu nặn, cô quan sát.Cô mở nhạc HĐ4: Nhận xét sản phẩm -Cho trẻ mang sản phẩm lên trưng bày.Mời cháu lên chọn sản phẩm mình thích nêu lí do, mời cháu có sản phẩm được chọn lên giới thiệu sản phẩm của mình. Cô nhận xét chung, tuyên dương sản phẩm đẹp, sáng tạo.Nhận xét kết thúc | |
Nhận xét chung về tiết dạy ( ưu khuyết điểm chính) | ||
*Ưu điểm: *Hạn chế: | -Cô chuẩn bị chu đáo đồ dùng cho cô và trẻ.Có sử dụng bài giảng điện tử.Cháu ngoan,nặn được cái giỏ theo mẫu -Nên kết hợp giáo dục dân số vào bài dạy.Không cần gọi cá nhân nói cách nặn.Cháu cần mạnh dạn hơn khi nhận xét sản phẩm của mình, của bạn. |
......ngày ……. tháng ……. năm 20…
Ý kiến và chữ ký của GV (Ký và ghi họ tên) | GV HIỆU TRƯỞNG (Ký và ghi họ tên) | CÁN BỘ THANH TRA (Ký và ghi họ tên) |
Phiếu đánh giá hoạt động giáo viên Mầm non
UBND HUYỆN…………… PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do –Hạnh phúc ------o0o------ |
PHIẾU DỰ GIỜ
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN MẦM NON
Họ và tên giáo viên dạy:… Nhóm lớp: ……
Trường:.................................................... Huyện:....................................................
Tên hoạt động:.......................................... ..............................................................
Chủ đề:...................................................... ..............................................................
Người dự:.................................................. Chức vụ:...............................................
NỘI DUNG | ĐÁNH GIÁ |
I. Chuẩn bị cho hoạt động: | |
1. Kế hoạch soạn rõ ràng, khoa học; đưa ra yêu cầu phù hợp. | |
2. Các phương tiện dạy học hấp dẫn, bố trí hợp lý, kích thích trẻ hoạt động.Biết khai thác các sản phẩm do trẻ làm ra để học/chơi. | |
II. Nội dung hoạt động: | |
1. Phù hợp với chủ đề. 2. Kiến thức, kỹ năng cần truyền thụ cho trẻ: chính xác, có hệ thống, gần gũi với cuộc sống thực của trẻ; phù hợp với khả năng và vốn kinh nghiệm của trẻ. 3. Tích hợp nhẹ nhàng, phù hợp theo hướng tự nhiên và vui thú cho trẻ. | |
III. Phương pháp tổ chức: | |
1.Tổ chức các hoạt động cho trẻ hợp lý, tự nhiên, thể hiện khả năng linh hoạt, sáng tạo của giáo viên. 2. Đưa ra những tình huống có vấn đề phù hợp, đúng lúc để tạo hứng thú và kích thích trẻ hoạt động. 3. Khuyến khích trẻ sáng tạo, chia sẻ ý kiến, đặt các câu hỏi. Gợi ý và dành thời gian cho trẻ suy nghĩ, tự lựa chọn, tự quyết định và thể hiện ý định cá nhân. 4. Phong cách giáo viên nhẹ nhàng, lôi cuốn sự chú ý của trẻ; quan tâm đến cá nhân trẻ, luôn tạo cơ hội cho mọi trẻ tham gia hoạt động. 5. Phân bố thời gian hợp lý. 6. Khai thác các phương tiện dạy học, ĐDĐC có khoa học và hiệu quả. | |
IV. Kết quả trên trẻ: | |
- Trẻ tham gia các hoạt động 1 cách tích cực và hứng thú. - Trẻ sử dụng hợp lý các đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu cho các hoạt động. - Trẻ chủ động làm việc và giao tiếp với nhau, với giáo viên. - Trẻ độc lập, tự quyết định, nổ lực hoàn thành công việc. Có thái độ tích cực với những kiến thức và kỹ năng đã học. |
XẾP LOẠI: …………….
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
(Thời gian: từ ………………đến ……………………)
Diễn biến hoạt động của giáo viên và trẻ | Nhận xét |
......ngày ……. tháng ……. năm 20…
Ý kiến và chữ ký của GV (Ký và ghi họ tên) | GV HIỆU TRƯỞNG (Ký và ghi họ tên) | CÁN BỘ THANH TRA (Ký và ghi họ tên) |
Phiếu đánh giá hoạt động lau mặt
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ............
PHIẾU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG LAU MẶT
Họ và tên giáo viên..............................................................................................
Trường:......................................................... Độ tuổi của trẻ:..............................
NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ | NHẬN XÉT |
* Chuẩn bị: - Khăn lau mặt đủ cho trẻ và có dự phòng. - Khăn giấy để trẻ chùi mũi. - Khăn trắng sạch. - Có đồ dùng đựng khăn bẩn riêng. * Hoạt động trẻ (cô): - Lau đúng cách (qui trình hợp lý, sạch). - Lau kỹ những chỗ bẩn và không sử dụng lại chỗ khăn bẩn. Mặt trẻ được lau sạch. - Thực hiện nề nếp. * Lau đúng cách: - Lau hai mắt trước. - Lau sạch mũi, miệng, trán, má, cằm, cổ. | |
XẾP LOẠI:………………….
Ý kiến của nhà giáo (Ký và ghi họ tên) | Ngày ……. tháng …….. năm 20...... Họ và tên người thanh (kiểm) tra: …………………… Chức vụ : ………………………………………............ Họ và tên người thanh (kiểm) tra: …………………… Chức vụ : ……………………………………….................. (Ký và ghi họ tên) |
Phiếu đánh giá hoạt động rửa tay
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ............
PHIẾU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG RỬA TAY
Họ và tên giáo viên: ............................................................................................
Trường:......................................................... Độ tuổi của trẻ:..............................
NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ | NHẬN XÉT |
* Chuẩn bị: - Bồn rửa phù hợp, vừa tầm trẻ. - Vệ sinh sạch, thoát nước tốt. - Đảm bảo 10 cháu/ vòi. - Có đủ nước sạch, xà bông…… - Móng tay trẻ được cắt ngắn, quần áo gọn thuận tiện thao tác. * Hoạt động trẻ (cô): - Rửa đúng cách (qui trình hợp lý, sạch). - Tiết kiệm nước. - Thực hiện nề nếp. * Qui trình hợp lý: - Làm ướt tay. - Xoa tay với xà bông. - Rửa tay theo các bước hợp lý với xà bông (không nước) - Rửa tay dưới vòi nước sạch xà bông - Vẫy tay nhẹ nhàng ráo nước | |
XẾP LOẠI:……………….
Ý kiến của nhà giáo (Ký và ghi họ tên) | Ngày ……. tháng …….. năm 20...... Họ và tên người thanh (kiểm) tra: …………………… Chức vụ : ………………………………………............ Họ và tên người thanh (kiểm) tra: …………………… Chức vụ : ……………………………………….................. (Ký và ghi họ tên) |
Phiếu đánh giá hoạt động tổ chức bữa ăn
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ……………..
PHIẾU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC BỮA ĂN
Họ và tên giáo viên: ............................................................................................
Trường:......................................................... Độ tuổi của trẻ:..............................
NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ | NHẬN XÉT |
* Chuẩn bị: - Vị trí ngồi ăn: sạch sẽ, thoáng mát, không khí vui tươi, chỗ ngồi thoải mái. - Bàn ghế : kích thước, kiểu dáng phù hợp lứa tuổi, đảm bảo an toàn. - Đầy đủ đồ dùng phục vụ ăn uống và có dự phòng cho trẻ sử dụng. Đảm bảo vệ sinh, an toàn, tiện sử dụng. * Tổ chức hoạt động: - Phân công trẻ trực nhật . - Thực hiện luân phiên từng nhóm, trẻ không chờ đợi. - GV có chén, muỗng riêng để nếm thức ăn . - Đeo khẩu trang khi chia cơm và thức ăn. - Giao tiếp qua bữa ăn. - Giáo dục văn hóa ăn uống - Tập trẻ tự xúc, không ép trẻ ăn - Trẻ biết thu dọn đồ dùng sau khi ăn đúng cách. - Sau khi ăn trẻ có thói quen uống nước, súc miệng, đánh răng. - Trẻ được vui chơi nhẹ nhàng sau khi ăn. - Sự phối hợp của giáo viên trong tổ chức bữa ăn - Bữa ăn kết thúc đúng giờ. |
XẾP LOẠI:……………..
Ý kiến của nhà giáo (Ký và ghi họ tên) | Ngày ……. tháng …….. năm 20...... Họ và tên người thanh (kiểm) tra: …………………… Chức vụ : ………………………………………............ Họ và tên người thanh (kiểm) tra: …………………… Chức vụ : ……………………………………….................. (Ký và ghi họ tên) |