Bộ đề thi học kì 1 môn Khoa học lớp 5 năm 2024 - 2025 (Sách mới) 5 Đề kiểm tra học kì 1 môn Khoa học lớp 5 (Có đáp án + Ma trận)

Bộ đề thi học kì 1 môn Khoa học 5 năm 2024 - 2025 gồm 5 đề thi sách Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều, có đáp án, bảng ma trận và đặc tả đề thi học kì 1 cho các em ôn tập, nắm chắc cấu trúc đề thi để ôn thi hiệu quả hơn.

Với 5 đề thi học kì 1 Khoa học 5, còn giúp thầy cô có thêm nhiều kinh nghiệm để xây dựng đề thi học kì 1 năm 2024 - 2025 cho học sinh của mình. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

1. Đề thi học kì 1 môn Khoa học 5 Kết nối tri thức

1.1. Đề thi học kì 1 môn Khoa học 5

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1

KHOA HỌC 5 KẾT NỐI TRI THỨC

NĂM HỌC: 2024 - 2025

Thời gian làm bài: 60 phút ( Không kể thời gian phát đề)

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1 (0,5 điểm). Thành phần nào dưới đây không phải là thành phần chính có trong đất?

A. Không khí.
B. Nước.
C. Chất khoáng.
D. Gió.

Câu 2 (0,5 điểm). Mùn được hình thành như thế nào?

A. Mùn được hình thành chủ yếu từ mưa với sự tham gia của sinh vật trong đất.
B. Mùn được hình thành chủ yếu do xác động vật và thực vật phân hủy với sự tham gia của sinh vật trong đất.
C. Mùn được hình thành chủ yếu từ không khí, thực vật phân hủy và sinh vật trong đất.
D. Mùn được hình thành chủ yếu từ chất khoáng, nước với sự tham gia của sinh vật trong đất.

Câu 3 (0,5 điểm). Nguyên nhân gây ô nhiễm đất nào dưới đây do con người gây ra?

A. Xâm nhập mặn.
B. Núi lửa phun trào.
C. Chất thải không xử lí.
D. Nhiễm phèn.

Câu 4 (0,5 điểm). Hỗn hợp là gì?

A. Hỗn hợp được tạo thành duy nhất từ một chất.
B. Hỗn hợp được tạo thành từ ba chất trở lên trộn lẫn với nhau.
C. Hỗn hợp được tạo thành từ hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau.
D. Hỗn hợp được tạo thành từ chất rắn hòa tan với chất lỏng phân bố đều vào nhau.

Câu 5 (0,5 điểm). Chất nào dưới đây ở trạng thái khí?

A. Nước uống.
B. Thủy tinh.
C. Dầu ăn.
D. Ô-xi.

Câu 6 (0,5 điểm). Chất nào dưới đây ở trạng thái rắn?

A. Hơi nước.
B. Nhôm.
C. Ni-tơ.
D. Giấm ăn.

Câu 7 (0,5 điểm). Biến đổi hóa học xảy ra khi nào?

A. Biến đổi hóa học xảy ra khi có sự thay đổi kích thước.
B. Biến đổi hóa học xảy ra khi thể tích chất thay đổi.
C. Biến đổi hóa học xảy ra khi có sự tạo thành chất mới.
D. Biến đổi hóa học xảy ra khi khối lượng chất thay đổi.

Câu 8 (0,5 điểm). Vì sao cây trồng trong đất có thể đứng vững, không bị đổ?

A. Cây đứng vững nhờ rễ cây bám chặt vào đất.
B. Cây đứng vững nhờ nước có trong đất.
C. Cây đứng vững nhờ không khí có trong đất.
D. Cây đứng vững nhờ các chất dinh dưỡng có trong đất.

Câu 9 (0,5 điểm). Chọn phát biểu sai về biện pháp bảo vệ môi trường đất?

A. Tăng cường sử dụng phân bón hóa học.
B. Tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ.
C. Trồng cây gây rừng.
D. Xây bờ kè.

Câu 10 (0,5 điểm). Phá rừng gây ảnh hưởng gì đến môi trường đất?

A. Đất chứa nhiều rác thải sinh hoạt khó phân hủy như rác thải nhựa,…
B. Đất không có thực vật che phủ, khi gặp mưa, gió sẽ bị rửa trôi dẫn đến xói mòn đất.
C. Đất nhiễm mặn do nước biển dâng cao.
D. Đất nhiễm chất độc hại do thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ.

Câu 11 (0,5 điểm). Hỗn hợp nào dưới đây là dung dịch?

A. Xà lách, dưa chuột và cà chua trộn đều.
B. Cát và nước đã khuấy đều để sau vài phút.
C. Lạc, đỗ đen và đỗ xanh trộn đều.
D. Đường và nước khuấy đều để sau vài phút.

Câu 12 (0,5 điểm). Nước ở trạng thái nào khi nhiệt độ dưới 0oC?

A. Lỏng.
B. Rắn.
C. Hơi.
D. Lỏng và hơi.

Câu 13 (0,5 điểm). Trường hợp nào trong hình dưới đây có sự biến đổi hóa học?

Đề thi học kì 1 môn Khoa học 5

Câu 14 (0,5 điểm). Trường hợp nào trong hình dưới đây không có sự biến đổi hóa học?

Đề thi học kì 1 môn Khoa học 5

II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Thế nào là hiện tượng xói mòn đất? Em hãy nêu 3 tác hại của hiện tượng xói mòn đất và 3 biện pháp bảo vệ môi trường đất.

Câu 2 (1,0 điểm). Nước hoa thường là chất lỏng dễ bay hơi, có mùi thơm và được đóng vào bình xịt thủy tinh để sử dụng.Giải thích vì sao khi mở lọ nước hoa, ta thấy nước hoa vơi dần và ngửi được mùi thơm.

1.2. Đáp án đề thi học kì 1 môn Khoa học 5

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Đáp án

D

B

C

C

D

B

C

Câu hỏi

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14

Đáp án

A

A

B

D

B

A

D

II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(2,0 điểm)

- Hiện tượng làm mất lớp đất trên bề mặt, phá hủy tầng đất bên dưới do gió thổi hoặc nước chảy ở những vùng đất dốc, đồi núi,… gọi là hiện tượng xói mòn đất.

- 3 tác hại của hiện tượng xói mòn đất:

+ Giảm năng suất cây trồng.

+ Gia tăng lũ lụt.

+ Làm mất đất ở và đất trồng.

- 3 biện pháp bảo vệ môi trường đất:

+ Sử dụng hợp lí phân bón hóa học.

+ Trồng rừng và khai thác rừng hợp lí.

+ Hạn chế sử dụng đồ nhựa.

0,5đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

Câu 2

(1,0 điểm)

+ Nước hoa chuyển từ thể lỏng sang thể khí.

+ Nước hoa chuyển thành trạng thái khí thì ta có thể ngửi được và nước hoa ở thể lỏng sẽ vơi dần.

0,5đ

0,5đ

1.3. Ma trận đề thi học kì 1 môn Khoa học 5

Chủ đề/ Bài học

Mức độ

Tổng số câu

Điểm số

Mức 1 Nhận biết

Mức 2

Kết nối

Mức 3

Vận dụng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

CHỦ ĐỀ 1. CHẤT

Bài 1. Thành phần và vai trò của đất đối với cây trồng

2

1

3

0

1,5

Bài 2. Ô nhiễm, xói mòn đất và bảo vệ môi trường đất

1

1

2

3

1

3,5

Bài 3. Hỗn hợp và dung dịch

1

1

2

0

1,0

Bài 4. Đặc điểm của chất ở trạng thái rắn, lỏng, khí. Sự biến đổi trạng thái của chất

2

1

1

3

1

2,5

Bài 5. Sự biến đổi hóa học của chất

1

2

3

0

1,5

Tổng số câu TN/TL

7

1

7

0

0

1

14

2

10,0

Điểm số

3,5

2,0

3,5

0

0

1,0

7,0

3,0

10,0

Tổng số điểm

5,5

55%

3,5

35%

1,0

10%

10,0

100%

10,0

100%

1.4. Bản đặc tả đề thi học kì 1 môn Khoa học 5

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL

(số câu)

TN

TL

CHỦ ĐỀ 1. CHẤT

Bài 1. Thành phần và vai trò của đất đối với cây trồng

Nhận biết

Nêu được một số thành phần của đất

2

C1, C2

Kết nối

Trình bày được vai trò của đất đối với cây trồng

1

C8

Bài 2. Ô nhiễm, xói mòn đất và bảo vệ môi trường đất

Nhận biết

Nêu được nguyên nhân, tác hại của ô nhiễm, xói mòn đất và biện pháp chống ô nhiễm, xói mòn đất.

1

1

C3

C1

Kết nối

2

C9, C10

Bài 3. Hỗn hợp và dung dịch

Nhận biết

Phân biệt được hỗn hợp và dung dịch

1

C4

Kết nối

1

C11

Bài 4. Đặc điểm của chất ở trạng thái rắn, lỏng, khí. Sự biến đổi trạng thái của chất

Nhận biết

Nêu được ở mức độ đơn giản một số đặc điểm của chất ở trạng thái rắn, lỏng, khí

2

C5, C6

Kết nối

Trình bày được ví dụ về sự biến đổi trạng thái của chất

1

C12

Vận dụng

Vận dụng sự biến đổi trạng thái của chất để giải thích hiện tượng

1

C2

Bài 5. Sự biến đổi hóa học của chất

Nhận biết

Trình bày được một số ví dụ đơn giản gần gũi với cuộc sống về biến đỏi hóa học

1

C7

Kết nối

2

C13, C14

2. Đề thi học kì 1 môn Khoa học 5 Chân trời sáng tạo

2.1. Đề thi học kì 1 môn Khoa học 5

PHÒNG GD & ĐT ……………….
TRƯỜNG TIỂU HỌC…………….
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1
KHOA HỌC 5 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 60 phút (Không kể thời gian phát đề)

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1 (0,5 điểm). Chọn đáp án đúng về các thành phần của đất.

A. Chất khoáng, nước, không khí, mùn.
B. Nước, gió, phân bón, mùn.
C. Mùn, chất khoáng, nước, phân bón.
D. Nước, phân bón, không khí, mùn.

Câu 2 (0,5 điểm). Thành phần nào của đất được hình thành chủ yếu do xác động vật và thực vật phân hủy với sự tham gia của sinh vật trong đất?

A. Không khí.
B. Chất khoáng.
C. Nước.
D. Mùn.

Câu 3 (0,5 điểm). Hình nào dưới đây thể hiện nguyên nhân gây ô nhiễm đất do tự nhiên?

Khoa học 5 Chân trời sáng tạo

Câu 4 (0,5 điểm). Dung dịch được tạo thành như thế nào?

A. Dung dịch được tạo thành khi hai hay nhiều chất trộn lẫn vào nhau.
B. Dung dịch được tạo thành khi có hai chất lỏng hoặc chất lỏng và rắn hòa tan hoàn toàn vào nhau thành một hỗn hợp đồng nhất.
C. Dung dịch được tạo thành khi có hai chất rắn trộn lẫn vào nhau tạo thành hỗn hợp đồng nhất.
D. Dung dịch được tạo thành khi hai hay nhiều chất rắn trộn vào nhau tạo thành hỗn hợp đồng nhất.

Câu 5 (0,5 điểm). Chất nào dưới đây ở trạng thái khí?

A. Nước uống.
B. Sắt.
C. Giấm.
D. Ni-tơ.

Câu 6 (0,5 điểm). Chất nào dưới đây ở trạng thái rắn?

A. Nước.
B. Ô-xi.
C. Đá cuội.
D. Giấm ăn.

Câu 7 (0,5 điểm). Chất ở trạng thái nào có thể lan ra theo mọi hướng và chiếm đầy không gian của vật chứa?

A. Chất khí.
B. Chất lỏng.
C. Chất rắn.
D. Chất lỏng – khí.

Câu 8 (0,5 điểm). Chọn phát biểu sai về vai trò của đất đối với cây trồng?

A. Cung cấp không khí và nước cho cây.
B. Cung cấp dinh dưỡng (khoáng và mùn) cho cây.
C. Cung cấp nước và phân bón cho cây.
D. Giữ cho cây đứng vững nhờ rễ cây bám chặt vào đất.

Câu 9 (0,5 điểm). Chọn phát biểu sai về biện pháp bảo vệ môi trường đất?

A. Tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ.
B. Tăng cường sử dụng phân bón hóa cơ.
C. Trồng rừng và khai thác rừng hợp lí.
D. Xử lí rác thải theo quy định.

Câu 10 (0,5 điểm). Sử dụng nguồn nước, thực phẩm được nuôi trồng ở vùng đất bị ô nhiễm trong thời gian dài có thể gây ra tác hại gì đến sức khỏe con người?

A. Chậm lớn hoặc bị chết.
B. Làm mất chất dinh dưỡng.
C. Phải di chuyển đến khu vực khác để sinh sống.
D. Có thể dẫn đến nhiễm độc gan, ung thư.

Câu 11 (0,5 điểm). Hỗn hợp nào dưới đây là dung dịch?

A. Xà lách, dưa chuột và cà chua trộn đều.
B. Cốc nước có dầu ăn.
C. Lạc, đỗ đen và đỗ xanh trộn đều.
D. Cốc nước đường.

Câu 12 (0,5 điểm). Nước chuyển từ trạng thái nào sang trạng thái nào khi được đun sôi và duy trì ở 100oC?

A. Trạng thái lỏng sang trạng thái rắn.
B. Trạng thái khí sang trạng thái lỏng.
C. Trạng thái lỏng sang trạng thái khí.
D. Trạng thái rắn sang trạng thái khí.

Câu 13 (0,5 điểm). Trường hợp nào trong hình dưới đây thể hiện sự biến đổi hóa học?

Khoa học 5 Chân trời sáng tạo

Câu 14 (0,5 điểm). Trường hợp nào dưới đây không có sự biến đổi hóa học?

A. Xi măng, cát và nước được trộn với nhau.
B. Than củi bị ướt.
C. Đốt cháy tờ giấy.
D. Đốt cháy que diêm.

II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Em hãy nêu nguyên nhân gây ô nhiễm đất và 4 biện pháp bảo vệ môi trường đất.

Câu 2 (1,0 điểm). Bạn Hân lấy một viên đá nhỏ trong tủ lạnh rồi bỏ vào một cái cốc. Khoảng một giờ sau, bạn Hân không thấy viên đá lạnh đâu nữa mà thấy ít nước ở trong cốc. Bạn Hân để luôn vậy đến ngày hôm sau thì thấy không còn nước. Em hãy giải thích tại sao nước không còn trong cốc của bạn Hân.

2.2. Đáp án đề thi học kì 1 môn Khoa học 5

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)

MÔN: KHOA HỌC 5 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm

Câu hỏi Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5Câu 6Câu 7
Đáp án A D D B D C A
Câu hỏi Câu 8Câu 9Câu 10Câu 11Câu 12Câu 13Câu 14
Đáp án C B D D C C B

II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(2,0 điểm)

- Nguyên nhân gây ô nhiễm đất:

+ Nguyên nhân do con người: sử dụng không hợp lí phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp; các chất ô nhiễm từ chất thải do hoạt động công nghiệp, xây dựng và sinh hoạt; cháy rừng do một số hoạt động của con người;…

+ Nguyên nhân do tự nhiên: nhiễm mặn, nhiễm phèn; cháy rừng do sét đánh, núi lửa phun trào;…

- 4 biện pháp bảo vệ môi trường đất:

+ Sử dụng hợp lí phân bón hóa học.

+ Trồng rừng và khai thác rừng hợp lí.

+ Xử lí rác thải theo quy định.

+ Tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ.

0,5đ

0,5đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

Câu 2

(1,0 điểm)

+ Đầu tiên, nước đã chuyển từ trạng thái rắn (viên nước đá) sang trạng thái lỏng (nước trong cốc).

+ Tiếp theo, nước đã chuyển từ trạng thái lỏng (nước trong cốc) sang trạng thái khí (hơi nước).

0,5đ

0,5đ

2.3. Ma trận đề thi học kì 1 môn Khoa học 5

Chủ đề/ Bài học

Mức độ

Tổng số câu

Điểm số

Mức 1 Nhận biết

Mức 2

Kết nối

Mức 3

Vận dụng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

CHỦ ĐỀ 1. CHẤT

Bài 1. Thành phần và vai trò của đất

2

1

3

0

1,5

Bài 2. Ô nhiễm, xói mòn đất và bảo vệ môi trường đất

1

1

2

3

1

3,5

Bài 3. Hỗn hợp và dung dịch

1

1

2

0

1,0

Bài 4. Sự biến đổi của chất

3

3

1

6

1

4,0

Tổng số câu TN/TL

7

1

7

0

0

1

14

2

10,0

Điểm số

3,5

2,0

3,5

0

0

1,0

7,0

3,0

10,0

Tổng số điểm

5,5

55%

3,5

35%

1,0

10%

10,0

100%

10,0

100%

2.4. Bảng ma trận đề thi học kì 1 môn Khoa học 5

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL

(số câu)

TN

TL

CHỦ ĐỀ 1. CHẤT

14

2

14

2

Bài 1. Thành phần và vai trò của đất đối với cây trồng

Nhận biết

- Một số thành phần của đất

- Vai trò của đất đối với cây trồng

2

C1, C2

Kết nối

1

C8

Bài 2. Ô nhiễm, xói mòn đất và bảo vệ môi trường đất

Nhận biết

- Nguyên nhân, tác hại của ô nhiễm, xói mòn đất

- Một số biện pháp chống ô nhiễm, xói mòn đất

1

1

C3

C1

Kết nối

2

C9, C10

Bài 3. Hỗn hợp và dung dịch

Nhận biết

Hỗn hợp và dung dịch

1

C4

Kết nối

1

C11

Bài 4. Sự biến đổi của chất

Nhận biết

- Một số đặc điểm của chất ở trạng thái rắn, lỏng, khí

- Sự biến đổi trạng thái của chất

- Sự biến đổi hóa học

3

C5, C6, C7

Kết nối

3

C12, C13, C14

Vận dụng

1

C2

3. Đề thi học kì 1 môn Khoa học 5 Cánh diều

3.1. Đề thi học kì 1 môn Khoa học 5

PHÒNG GD & ĐT ……………….
TRƯỜNG TIỂU HỌC…………….
ĐỀ THI HỌC KÌ I
KHOA HỌC 5 – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 40 phút (Không kể thời gian phát đề)

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) Khoanh vào câu trả lời đúng nhất.

Câu 1. Đất chứa có những thành phần nào?

A. Khoáng, mùn, không khí, nước,…
B. Chất diệp lục, mùn, khí hydro,…
C. Động vật không xương sống, khoáng,…
D. Đá, mùn, không khí, nước,…

Câu 2. Chất ở trạng thái lỏng có đặc điểm nào dưới đây?

A. Có hình dạng xác định.
B. Có hình dạng của vật chứa.
C. Luôn chiếm đầy vật chứa.
D. Có thể lan ra theo mọi hướng.

Câu 3. Nguồn cung cấp năng lượng cho hoạt động trong hình dưới đây là gì?

Khoa học 5 Cánh diều

A. Điện.
B. Thức ăn.
C. Gió.
D. Xăng.

Câu 4. Bộ phận nào dưới đây là nguồn điện?

A. Dây dẫn.
B. Bóng đèn.
C. Khóa K.
D. Pin.

Câu 5. Hạt gồm mấy bộ phận?

A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.

Câu 6. Con người có mấy giai đoạn phát triển?

A. Hai giai đoạn.
B. Ba giai đoạn.
C. Bốn giai đoạn.
D. Năm giai đoạn.

Câu 7. Chọn cốc không chứa dung dịch.

A. Cốc chứa nước muối.
B. Cốc chứa nước chanh leo.
C. Cốc chứa muối vừng.
D. Cốc chứa nước pha mật ong.

Câu 8. Quá trình nào dưới đây không có sự biến đổi hóa học?

A. Thức ăn để lâu ngày bị ôi, thiu.
B. Nước hồ bị bốc hơi khi trời nắng.
C. Đinh sắt bị gỉ.
D. Xi măng, cát và nước được trộn với nhau.

Câu 9. Hoạt động nào dưới đây sử dụng năng lượng mặt trời?

A. Thả diều.
B. Rê thóc.
C. Điều khiển thuyền.
D. Phơi khô.

Câu 10. đoạn nào trong vòng đời của động vật đẻ trứng là giai đoạn chưa phát triển?

A. Trứng.
B. Con non.
C. Động vật trưởng thành.
D. Trứng đã nở.

Câu 11. Hạt phấn có thể được chuyển từ hoa này sang hoa khác nhờ vào:

1) Nước
2) Gió
3) Côn trùng
4) Đất
5) Con người

Số phát biểu đúng là

A. 2
B. 3
C. 4
D. 5

Câu 12. Tại sao cần bảo quản sữa chua trong tủ lạnh?

A. Để tiếp tục quá trình lên men.
B. Để làm giảm tốc độ phát triển của vi khuẩn và bảo quản sữa chua lâu hơn.
C. Để làm sữa chua lỏng ra.
D. Để tăng cường hương vị ngọt ngào.

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1. (1,0 điểm) Nêu nguyên nhân có thể gây bệnh tả ở người.

Câu 2. (1,0 điểm) Nêu việc thái độ, việc làm thể hiện tôn trọng bàn cùng giới và bạn khác giới.

Câu 3. (1,0 điểm) Nêu ý nghĩa của sự sinh sản đối với gia đình, dòng họ và xã hội.

Câu 4. (1,0 điểm) Nêu đặc điểm của tuổi trưởng thành.

3.2. Đáp án đề thi học kì 1 môn Khoa học 5

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (6,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.

123456
ABADCC
789101112
CBDABB

B. PHẦN TỰ LUẬN:(4,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(1,0 điểm)

Nguyên nhân gây bệnh tả ở người:

- Nước bị nhiễm khuẩn tả.

- Thủy, hải sản sống trong nước bị nhiễm vi khuẩn tả.

- Bàn tay bị nhiễm vi khuẩn tả.

- Thức ăn bị vật trung gian như ruồi nhặng mang vi khuẩn tả đậu vào.

….

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

Câu 2

(1,0 điểm)

Thái độ, việc làm tôn trọng bạn cùng giới và bạn khác giới:

- Lắng nghe ý kiến của bạn khi bạn đang nói.

- Cảm thông và chia sẻ với những bạn gặp khó khăn.

- Động viên khi bạn gặp chuyện buồn.

- Không chê bai, chế giễu khi bạn làm sai bài tập.

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

Câu 3

(1,0 điểm)

Ý nghĩa của sự sinh sản đối với gia đình, dòng họ và xã hội:

- Đối với gia đình: Tạo thêm thành viên, mang lại niềm vui, sự gắn kết và yêu thương trong gia đình.

- Đối với dòng họ: Tiếp nối truyền thống, bảo vệ di sản gia đình.

- Đối với xã hội: Đảm bảo sự phát triển xã hội, cung cấp nguồn nhân lực và gìn giữ văn hóa.

1,0 điểm

Câu 4

(1,0 điểm)

Đặc điểm của tuổi trưởng thành:

- Chiều cao phát triển đến giới hạn tối đa.

- Có thể tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong cuộc sống.

- Có thể xây dựng gia đình riêng, sinh con,…

- Đóng góp sức lao động và trí tuệ cho xã hội.

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

3.3. Ma trận đề thi học kì 1 môn Khoa học 5

CHỦ ĐỀ/ Bài học

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Mức 1

Nhận biết

Mức 2

Kết nối

Mức 3

Vận dụng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

CHẤT

Đất và bảo vệ môi trường đất

1

0

0

0

0

0

1

0

0.5

Hỗn hợp và dung dịch

0

0

1

0

0

0

1

0

0.5

Sự biến đối trạng thái một số chất

1

0

0

0

0

0

1

0

0.5

Sự biến đổi hóa học một số chất

0

0

1

0

0

0

1

0

0.5

NĂNG LƯỢNG

Năng lượng và năng lượng chất tốt

1

0

0

0

0

0

1

0

0.5

Năng lượng mặt trời, năng lượng gió và năng lượng nước chảy

0

0

1

0

0

0

1

0

0.5

Năng lượng điện

1

0

0

0

0

0

1

0

0.5

THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT

Sự sinh sản của thực vật có hoa

0

0

0

0

1

0

1

0

0.5

Sự lớn lên và phát triển của thực vật có hoa

1

0

0

0

0

0

1

0

0.5

Sự sinh sản ở động vật đẻ trứng và động vật đẻ con

0

0

0

0

0

0

0

0

0

Vòng đời của động vật đẻ trứng và động vật đẻ con

0

0

1

0

0

0

1

0

0.5

VI KHUẨN

Vi khuẩn và vi khuẩn gây bệnh ở người

0

1

0

0

0

0

0

1

1.0

Vi khuẩn có ich trong chế biến thực phẩm

0

0

0

0

1

0

1

0

0.5

CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE

Nam và nữ

0

1

0

0

0

0

0

1

1.0

Sự sinh sản ở người

0

0

0

1

0

0

0

1

1.0

Quá trình phát triển của con người

1

1

0

0

0

0

1

1

1.5

Tổng số câu TN/TL

6

3

4

1

1

0

12

4

10,0

Điểm số

3,0

3,0

2,0

1,0

1,0

0

7,0

3,0

10.0

Tổng số điểm

6,0đ

60%

3,0đ

30%

1,0đ

10%

10,0đ

100%

10,0đ

100%

3.4. Bản đặc tả đề thi học kì 1 môn Khoa học 5

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL

(số câu)

TN

(số câu)

TL

(số câu)

12

4

CHẤT

Đất và bảo vệ môi trường đất

Nhận biết

- Biết được những thành phần trong đất.

1

C1

Kết nối

Vận dụng

Hỗn hợp và dung dịch

Nhận biết

Kết nối

- Nhận diện được cốc không chưa dung dịch.

1

C7

Vận dụng

Sự biến đổi trạng thái một số chất

Nhận biết

- Biết được đặc điểm chất ở trạng thái lỏng.

1

C2

Kết nối

Vận dụng

Sự biến đổi hóa học một số chất

Nhận biết

Kết nối

- Nhận diện được quá trình không có sự biến đổi hóa học

1

C8

Vận dụng

NĂNG LƯỢNG

Năng lượng và năng lượng chất tốt

Nhận biết

- Biết được nguồn cung cấp năng lượng cho hoạt động trong hình.

1

C3

Kết nối

Vận dụng

Năng lượng mặt trời, năng lượng gió và năng lượng nước chảy.

Nhận biết

Kết nối

- Biết được hoạt động sử dụng năng lượng mặt trời.

1

C9

Vận dụng

Năng lượng điện

Nhận biết

- Biết được bộ phận của nguồn điện.

1

C4

Kết nối

Vận dụng

THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT

Sự sinh sản của thực vật có hoa

Nhận biết

Kết nối

Vận dụng

- Biết được điều làm hạt phấn có thể được chuyển từ hoa này sang hoa khác.

1

C11

Sự lớn lên và phát triển của thực vật có hoa

Nhận biết

- Biết được các bộ phận của hạt.

1

C5

Kết nối

Vận dụng

Sự sinh sản ở động vật đẻ trứng và động vật đẻ con

Nhận biết

Kết nối

Vận dụng

Vòng đời của động vật đẻ trứng và động vật đẻ con

Nhận biết

Kết nối

- Biết được giai đoạn chưa phát triển của động vật đẻ trứng.

1

C10

Vận dụng

VI KHUẨN

Vi khuẩn và vi khuẩn gây bệnh ở người

Nhận biết

- Nêu được nguyên nhân có thể gây bệnh tả ở người.

1

C1 (TL)

Kết nối

Vận dụng

Vi khuẩn có ích trong chế biến thực phẩm

Nhận biết

Kết nối

Vận dụng

- Biết được lí do cần bảo quản sữa chua trong tủ lạnh.

1

C12

CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE

Nam và nữ giới

Nhận biết

- Nêu được việc làm, thái độ tôn trọng bạn cùng giới và khác giới.

1

C2 (TL)

Kết nối

Vận dụng

Sự sinh sản ở người

Nhận biết

Kết nối

- Nêu được ý nghĩa của sự sinh sản đối với gia đình, dòng họ và xã hội.

1

C3 (TL)

Vận dụng

Quá trình phát triển ở con người

Nhận biết

- Biết được các giai đoạn phát triển của con người.

- Nêu được đặc điểm của tuổi trưởng thành.

1

1

C6

C4 (TL)

Kết nối

Vận dụng

...

>> Tải file để tham khảo toàn bộ đề thi!

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Lương
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

7 Bình luận
Sắp xếp theo
👨
  • Thiên Di
    Thiên Di đúng. hết lun
    Thích Phản hồi 30/12/20
    • TREKKING-CAMPING-CYCLING VIET HORIZON TOURIST
      TREKKING-CAMPING-CYCLING VIET HORIZON TOURIST

      hai thé


      Thích Phản hồi 25/12/22
  • thuan hoàng
    thuan hoàng

    😇


    Thích Phản hồi 12/01/21
    • Thiên Di
      Thiên Di sky
      Thích Phản hồi 30/12/20
      • Nguyễn Khánh Nguyên
        Nguyễn Khánh Nguyên

        mình đúng hết luôn

        Thích Phản hồi 27/12/22
        • TREKKING-CAMPING-CYCLING VIET HORIZON TOURIST
          TREKKING-CAMPING-CYCLING VIET HORIZON TOURIST

          say 3🙁

          Thích Phản hồi 25/12/22
          • Khánh Huyền Doãn Trần
            Khánh Huyền Doãn Trần

            vô đề nào vậy mọi ng


            Thích Phản hồi 27/12/23
            • Dương Ngọc Nam
              Dương Ngọc Nam

              sai 2

              Thích Phản hồi 04/01/23
              Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm