Bộ đề thi học kì 1 lớp 5 năm 2024 - 2025 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 9 Đề kiểm tra học kì 1 lớp 5 (Có đáp án, ma trận)

TOP 9 Đề thi học kì 1 lớp 5 Kết nối tri thức với cuộc sống năm 2024 - 2025 môn Tiếng Việt, Toán, Lịch sử - Địa lí, Khoa học, Công nghệ, có đáp án, hướng dẫn chấm và bảng ma trận kèm theo, giúp thầy cô xây dựng đề thi học kì 1 năm 2024 - 2025 cho học sinh của mình theo chương trình mới.

Với 9 Đề học kì 1 lớp 5 KNTT, còn giúp các em học sinh lớp 5 luyện giải đề, nắm vững cấu trúc đề thi để chuẩn bị cho bài kiểm tra cuối học kì 1 năm 2024 - 2025 đạt kết quả cao. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Đề thi học kì 1 môn Toán 5 Kết nối tri thức

Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 5

UBND HUYỆN .........
TRƯỜNG TIỂU HỌC .........

ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I
MÔN TOÁN - LỚP 5 - NĂM HỌC 2024 - 2025
(Thời gian làm bài 40 phút)

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm)

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1. (M1)

a. (0,5 điểm) Chữ số 4 trong số thập phân 53,412 có giá trị là:

A. 4

B. \frac{4}{10}\(\frac{4}{10}\)

C. \frac{4}{100}\(\frac{4}{100}\)

D. \frac{4}{1000}\(\frac{4}{1000}\)

b. (0,5 điểm) Số gồm 3 chục, 2 đơn vị, 7 phần trăm, 6 phần nghìn viết là:

A. 3,276

B. 32,76

C.32,076

D.320,76

Câu 2. (0,5 điểm) Làm tròn số thập phân 9,385 đến hàng phần mười. (M1)

A. 9,4

B. 9,3

C. 9,38

D. 9,39

Câu 3. (1,0 điểm) (M1)

Bốn số thập phân thích hợp viết vào chỗ chấm 0,1 >…..> 0,2 là:………………

Câu 4. (0,5 điểm) Diện tích các miếng bìa được ghi như hình vẽ dưới đây: (M2)

Toán 5 Kết nối tri thức

Hình có diện tích lớn nhất là:

A. Hình 1

B. Hình 2

C. Hình 3

D. Hình 4

Câu 5. (0,5 điểm) Quan sát phép chia 43,19 : 21 rồi điền Đ, S vào chỗ chấm: (M1)

Toán 5 Kết nối tri thức

Phép chia có thương là 2,05; số dư là 14

………..

Phép chia có thương là 2,05; số dư là 1,4

………..

Phép chia có thương là 2,05; số dư là 0,14

………..

Phép chia có thương là 2,05; số dư là 0,014

………..

Câu 6. (0,5 điểm): Hỗn số 3\frac{5}{100}\(3\frac{5}{100}\) được viết thành số thập phân là: (M1)

A. 3,005

B. 35

C. 3,5

D. 3,05

II. PHẦN TỰ LUẬN: (6,0 điểm)

Câu 7. (1,0 điểm): Điền số thích hợp vào chỗ chấm: (M1)

a. 12 km2 50 ha = ………. km2

b. 79,98 dam2 = …….m2

Câu 8. (1,5 điểm): Tính giá trị biểu thức: (M2)

56,34 + 32,6 x 4,2 – 73,2

Bài 9. ( 2,0 điểm) Hưởng ứng phong trào “Chúng em với an toàn giao thông” , bạn Việt làm một biển báo giao thông cấm đi ngược chiều là hình tròn bằng bìa có đường kính 40 cm. Ở giữa là hình chữ nhật có diện tích bằng 1/5 diện tích của biển báo. Tính diện tích bìa cần dùng để làm hình chữ nhật ở giữa biển báo. (M2)

Câu 10. (1,5 điểm) Tính bằng cách thuận tiện: (M3)

2,65 x 63,4 + 2,65 x 37,6 – 2,65

Đáp án đề thi học kì 1 môn Toán 5

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

1

a) B. \frac{4}{10}\(\frac{4}{10}\)

0,5 điểm

b) C. 32,076

0,5 điểm

2

A. 9,4

0,5 điểm

3

Chu vi hình tròn có bán kính 5 cm là: 31,4 cm

1,0 điểm

4

C. Hình 3

0,5 điểm

5

S-S-Đ-S

0,5 điểm

6

D. 3,05

0,5 điểm

II. PHẦN TỰ LUẬN: (6,0 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

7

Điền đúng mỗi ý được 0,5 điểm

1,0 điểm

8

Thực hiện đúng mỗi phép tính theo đúng thứ tự tính giá trị biểu thức được 0,5 điểm

1,5 điểm

9

Bán kính của biển báo hình tròn là:

40 : 2 = 20 ( cm )

Diện tích của biển báo hình tròn là:

20 x 20 x 3,14 = 1256 ( cm2)

Diện tích cảu phần hình chữ nhật trong biển báo là:

1256 : 5 = 251,2 ( cm2)

Đáp số: 251,2 cm2

0.5 điểm

0,75điểm

0,5 điểm

0,25 điểm

10

2,65 x 63,4 + 2,65 x 37,6 – 2,65

= 2,65 x 63,4 + 2,65 x 37,6 – 2,65 x 1

= 2,65 x (63,4 + 37,6 - 1)

= 2,65 x 100

= 265

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

* Cách làm tròn số điểm toàn bài:

- Nếu phần thập phân là 0,5 điểm làm tròn thành 1 (VD: 5,5 điểm làm tròn thành 6)

Ma trận đề thi học kì 1 môn Toán 5

Mạch kiến thức

Số câu,

Số điểm

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Số và phép tính: giá trị của chữ số, viết số thập phân, làm tròn số, so sánh số, các phép tính với số thập phân, hỗn số

Số câu

5

1

1

5

2

Câu số

1; 2; 3; 5; 6.

8

10

Số điểm

3,5

1,5

1,5

3,5

3,0

Hình học và đo lường: Đơn vị đo diện tích,diện tích hình tròn, hình chữ nhật

Số câu

1

1

1

1

2

Câu số

7

4

9

Số điểm

1,0

0,5

2,0

0,5

3,0

Tổng

Số câu

5

1

1

2

1

6

4

Số điểm

3,5

1,0

0,5

3,5

1,5

4,0

6,0

Tỉ lệ

45%

40%

15%

100%

Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức

Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5

UBND HUYỆN .........
TRƯỜNG TIỂU HỌC .........

ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I
MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 5 - NĂM HỌC 2024 - 2025
(Thời gian làm bài 90 phút)

A. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Cánh chim thiên nga

Mùa đông năm ấy, trời rất lạnh. Một đàn thiên nga trắng bay về phương Nam để trú đông. Trong đàn có một chú thiên nga nhỏ lần đầu tiên rời xa quê hương.

Khi đàn chim bay ngang qua một thành phố nhỏ, chú thiên nga non bỗng nhìn thấy một cô bé đang ngồi trên xe lăn trong sân nhà. Trên đôi mắt cô bé long lanh những giọt nước mắt. Không biết vì sao, chú thiên nga cảm thấy thương cô bé quá. Chú bay xuống thấp hơn và nhìn thấy một bức tranh dang dở trên tập giấy - đó là bức tranh về những cánh chim đang bay. Hóa ra cô bé là một họa sĩ nhí đang cố gắng vẽ những cánh chim tự do.

Không chần chừ, chú thiên nga bay xuống sân nhà cô bé. Cô bé ngạc nhiên lắm! Chú chim tinh nghịch nhẹ nhàng vẫy cánh, như đang làm mẫu cho cô bé vẽ. Cô bé mỉm cười hạnh phúc, nhanh tay phác họa hình ảnh chú chim. Từ đó, mỗi năm vào mùa đông, chú thiên nga đều ghé thăm cô bé. Tình bạn đẹp đẽ của họ đã trở thành câu chuyện được mọi người trong thành phố nhỏ truyền tai nhau.

Nhiều năm sau, khi cô bé đã trở thành một họa sĩ nổi tiếng với những bức tranh về thiên nga, cô vẫn nhớ mãi người bạn đầu tiên đã cho cô niềm tin và hy vọng để theo đuổi ước mơ của mình.

(Theo Nguyễn Thu Hương)

Câu 1 (0,5 điểm). Vì sao chú thiên nga nhỏ dừng lại ở thành phố?

A. Vì chú bị mệt và cần nghỉ ngơi.
B. Vì chú thấy thương cô bé ngồi xe lăn đang khóc.
C. Vì chú bị lạc đường trong chuyến di cư.
D. Vì chú muốn tìm nơi trú đông.

Câu 2 (0,5 điểm). Chi tiết nào cho thấy cô bé trong câu chuyện là một người có ước mơ và đam mê?

A. Cô bé ngồi trên xe lăn trong sân nhà.
B. Cô bé khóc khi nhìn thấy đàn chim.
C. Cô bé đang vẽ những cánh chim đang bay.
D. Cô bé mỉm cười khi thấy thiên nga.

Câu 3 (0,5 điểm). Hành động nào của chú thiên nga thể hiện sự tinh tế và tốt bụng?

A. Bay cùng đàn về phương Nam.
B. Ghé thăm cô bé mỗi mùa đông.
C. Dừng lại ở thành phố nhỏ.
D. Vẫy cánh nhẹ nhàng làm mẫu cho cô bé vẽ.

Câu 4 (0,5 điểm). Câu chuyện muốn gửi gắm thông điệp gì?

A. Tình bạn đẹp có thể nảy sinh từ những điều giản dị nhất.
B. Con người cần biết yêu thương loài vật.
C. Mùa đông là mùa của những cuộc di cư.
D. Người khuyết tật vẫn có thể thành công.

2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)

Câu 5 (2,0 điểm). Gạch chân danh từ trong các câu sau:

a. Con chim non đang học bay trên cành cây.

b. Bà nội đang nấu cơm trong nhà bếp.

c. Em trai tôi thích chơi đá bóng ở sân trường.

d. Những bông hoa hồng nở rộ trong vườn.

Câu 6 (2,0 điểm). Điền động từ thích hợp vào chỗ trống:

a. Mẹ đang _____ cơm trong bếp. (nấu/ăn)

b. Em bé _____ những bước đi đầu tiên. (tập/ngồi)

c. Chim én _____ về phương nam. (bay/đứng)

d. Bạn Nam _____ bài rất chăm chú. (học/chơi)

B. TẬP LÀM VĂN (4,0 điểm)

Câu 7 (4,0 điểm). Em hãy viết bài văn kể sáng tạo một câu chuyện mà em đã được đọc, được nghe.

Đáp án đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt 5

A. TIẾNG VIỆT: (6,0điểm)

1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

B

C

D

A

2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)

Câu 5 (2,0 điểm) Mỗi ý đúng được 0,5 điểm:

a. Con chim, cành cây.

b. Bà nội, cơm, nhà bếp.

c. Em trai, đá bóng, sân trường.

d. Bông hoa hồng, vườn.

Câu 6 (2,0 điểm). Mỗi câu đúng được 0,5 điểm:

a. Mẹ đang nấu cơm trong bếp.

b. Em bé tập những bước đi đầu tiên.

c. Chim én bay về phương nam.

d. Bạn Nam học bài rất chăm chú.

TẬP LÀM VĂN (4,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 7

(4,0 điểm)

1. Viết được bài văn có bố cục đầy đủ, rõ ràng.

A. Mở bài (0,5 điểm)

- Giới thiệu hoàn cảnh được nghe/đọc câu chuyện:

+ Khi nào? Ở đâu? Ai kể?

+ Cảm xúc ban đầu khi nghe/đọc câu chuyện.

- Giới thiệu khái quát về câu chuyện:

+ Tên truyện, nguồn gốc.

+ Nhân vật chính.

+ Chủ đề, thông điệp của câu chuyện.

B. Thân bài (1,5 điểm)

- Bối cảnh câu chuyện:

+ Thời gian, địa điểm diễn ra câu chuyện.

+ Không khí, khung cảnh.

+ Giới thiệu các nhân vật.

- Diễn biến câu chuyện (theo trình tự thời gian)

* Mở đầu câu chuyện:

+ Tình huống mở đầu.

+ Thêm chi tiết miêu tả về nhân vật, khung cảnh.

+ Thêm lời thoại sinh động.

* Phát triển câu chuyện:

+ Các sự việc chính.

+ Thêm các chi tiết miêu tả, đối thoại.

+ Diễn biến tâm lý nhân vật.

+ Tình huống xung đột/khó khăn.

* Cao trào:

+ Tình huống căng thẳng nhất.

+ Cách giải quyết vấn đề.

+ Thêm chi tiết về cảm xúc, hành động của nhân vật.

* Kết thúc:

+ Cách kết thúc gốc hoặc sáng tạo kết thúc mới.

+ Đảm bảo phù hợp với nội dung và ý nghĩa truyện.

C. Kết bài (0,5 điểm)

- Nêu ý nghĩa câu chuyện:

+ Bài học rút ra.

+ Giá trị nhân văn, giáo dục.

- Cảm xúc, suy nghĩ cá nhân:

+ Nhận xét về nhân vật, tình huống.

+ Liên hệ với bản thân.

+ Bài học cho riêng mình.

2. Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết.

3. Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu trong bài.

4. Bài viết có sự sáng tạo: có cảm xúc, ý văn rõ ràng, lôi cuốn người đọc…

* Tuỳ từng mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết mà GV cho điểm phù hợp.

2,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

Ma trận đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt 5

Chủ đề/ Bài học

Mức độ

Tổng số câu

Điểm số

Mức 1 Nhận biết

Mức 2

Kết nối

Mức 3

Vận dụng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu văn bản

2

1

1

4

0

2,0

Luyện từ và câu

1

1

0

2

4,0

Luyện viết bài văn

1

0

1

2,0

Tổng số câu TN/TL

2

1

1

1

1

1

4

3

7 câu/10đ

Điểm số

1,0

2,0

0,5

2,0

0,5

4,0

2,0

8,0

10,0

Tổng số điểm

3,0

30%

2,5

25%

4,5

45%

10,0

100%

10,0

Bản đặc tả đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt 5

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số ý)

TN

(số câu)

TL

(số ý)

TN

(số câu)

A. TIẾNG VIỆT

TỪ CÂU 1 – CÂU 4

4

1. Đọc hiểu văn bản

Nhận biết

- Xác định được lí do chú thiên nga dừng lại ở thành phố.

- Xác định đặc được chi tiết thể hiện cô bé trong câu chuyện là một người có ước mơ và đam mê.

2

C1, 2

Kết nối

- Hiểu được hành động tinh tế và tốt bụng của chú thiên nga dành cho cô bé.

1

C3

Vận dụng

- Nắm được thông điệp mà câu chuyện muốn gửi gắm tới bạn đọc.

1

C4

CÂU 5 – CÂU 6

2

2. Luyện từ và câu

Nhận biết

- Tìm được các danh từ trong câu.

1

C5

Kết nối

- Hiểu về động từ chọn được động từ phù hợp với nghĩa của câu văn.

1

C6

B. TẬP LÀM VĂN

CÂU 7

1

2. Luyện viết bài văn

Vận dụng

- Nắm được bố cục của bài văn kể chuyện sáng tạo.

- Kể được câu chuyện sáng tạo theo kiến thức đã được học.

- Vận dụng được các kiến thức đã học để viết bài văn kể truyện sáng tạo theo đúng trình tự, bố cục.

- Bài viết diễn đạt mạch lạc, rõ ràng, trình bày sạch đẹp, có sáng tạo trong cách kể chuyện.

1

C7

Đề thi học kì 1 Công nghệ 5 Kết nối tri thức

Đề thi học kì 1 môn Công nghệ 5

UBND HUYỆN .........
TRƯỜNG TIỂU HỌC .........

ĐỀ THI HỌC KÌ I
CÔNG NGHỆ 5 – KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 40 phút (Không kể thời gian phát đề)

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm) Khoanh vào câu trả lời đúng nhất.

Câu 1. Máy tính điện tử có vai trò gì trong đời sống con người?

A. Cung cấp cho người dùng kiến thức giáo dục bổ ích, truyền cảm hứng và mang đến những bài học quý giá.
B. Hỗ trợ người dùng tính toán những phép tính từ đơn giản cho đến phức tạp.
C. Giúp con người đánh dấu các lịch trình làm việc hàng ngày.
D. Hỗ trợ người dùng điều khiển, truy cập thông tin hoặc dữ liệu.

Câu 2. Chiếc ô tô của Các Ben được hoàn thiện và cấp bằng sáng chế khi nào?

A. Đầu năm 1885.
B. Đầu năm 1886.
C. Đầu năm 1887.
D. Đầu năm 1888.

Câu 3. Để thiết kế một sản phẩm, em cần thực hiện mấy bước chính?

A. Hai bước.
B. Ba bước.
C. Bốn bước.
D. Năm bước.

Câu 4. Bước cuối cùng để làm đồng hồ đồ chơi đeo tay là:

A. Làm quai đeo và núm vặn.
B. Làm bộ kim đồng hồ.
C. Gắn các bộ ph

Câu 5. Đâu không phải là một trong những bước chính của thiết kế?

A. Đánh giá và hoàn thiện sản phẩm.
B. Làm sản phẩm mẫu.
C. Chọn lấy ý tưởng từ người khác.
D. Hình thành ý tưởng về sản phẩm.

Câu 6. Ý nào sau đây không đúng khi nói về mô tả về đồng hồ đò chơi đeo tay?

A. Nhiều màu sắc, cầu kì và sang trọng.
B. Dụng cụ là kéo, hồ dán, màu vẽ.
C. Vật liệu là giấy bìa.
D. Yêu cầu đúng hình dạng, chắc chắn, thẩm mĩ.

Câu 7. Ý nào dưới đây nói đúng vai trò của hình ảnh dưới đây?

Câu 7

A. Sáng chế này giúp con người di chuyển một quãng đường rất xa, qua sông, núi và biển.
B. Sáng chế này là nền tảng tạo ra các loại máy móc.
C. Sáng chế này giúp chiếu sáng.
D. Sáng chế này giúp con người có thể nói chuyện với nhau dù ở cách xa nhau.

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm) Nêu những quy tắc khi sử dụng điện thoại di động.

Câu 2. (1,0 điểm) Nêu ý nghĩa của việc sáng chế ra tủ lạnh.

Đáp án đề thi học kì 1 môn Công nghệ 5

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 1,0 điểm.

1

2

3

4

5

6

7

D

B

C

C

C

A

C

B. PHẦN TỰ LUẬN: (3,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(2,0 điểm)

Những quy tắc khi sử dụng điện thoại di động:

- Chọn thời gian và địa điểm hợp lý: Tránh sử dụng điện thoại khi lái xe, tham gia cuộc họp hay trong các tình huống cần tập trung cao.

- Quản lý thời gian sử dụng: Hạn chế thời gian sử dụng điện thoại để không ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý và giấc ngủ.

- Bảo mật thông tin cá nhân: Không chia sẻ thông tin cá nhân nhạy cảm trên mạng xã hội hoặc qua tin nhắn.

- Tôn trọng người xung quanh: Giữ âm lượng vừa phải và không làm phiền người khác khi ở nơi công cộng.

- Sử dụng ứng dụng an toàn: Tải ứng dụng từ nguồn tin cậy và thường xuyên cập nhật để bảo vệ thiết bị khỏi virus và phần mềm độc hại.

- Tắt thông báo không cần thiết: Giảm thiểu thông báo từ các ứng dụng không quan trọng để tránh làm mất tập trung.

- Bảo trì thiết bị: Thường xuyên kiểm tra và bảo trì điện thoại để đảm bảo hoạt động tốt và kéo dài tuổi thọ.

- Sử dụng chế độ không làm phiền: Khi cần tập trung, hãy bật chế độ không làm phiền để tránh bị gián đoạn bởi các cuộc gọi và tin nhắn.

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

Câu 2

(1,0 điểm)

Ý nghĩa của việc sáng chế ra tủ lạnh:

- Bảo quản thực phẩm lâu dài: Tủ lạnh giúp giữ cho thực phẩm tươi ngon, an toàn và hạn chế lãng phí thực phẩm bằng cách làm chậm quá trình hỏng hóc, từ đó cải thiện dinh dưỡng cho người tiêu dùng.

- Tiện lợi trong sinh hoạt hàng ngày: Tủ lạnh mang lại sự tiện lợi cho cuộc sống, cho phép người dùng lưu trữ thực phẩm, đồ uống và nguyên liệu chế biến một cách dễ dàng, giúp tiết kiệm thời gian và công sức trong việc mua sắm và nấu nướng.

0,5 điểm

0,5 điểm

Ma trận đề thi học kì 1 môn Công nghệ 5

CHỦ ĐỀ/ Bài học

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Mức 1

Nhận biết

Mức 2

Kết nối

Mức 3

Vận dụng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

CÔNG NGHỆ VÀ ĐỜI SỐNG

Bài 1: Vai trò của công nghệ

1

1

1.0

Bài 2: Nhà sáng chế

1

1

2

2.0

Bài 3: Tìm hiểu thiết kế

1

1

2

2.0

Bài 4: Thiết kế sản phẩm

1

1

2

2.0

Bài 5: Sử dụng điện thoại

1

1

2.0

Bài 6: Sử dụng tử lạnh

1

1

1.0

Tổng số câu TN/TL

4

1

2

1

1

0

7

2

10,0

Điểm số

4,0

2,0

2,0

1,0

1,0

7,0

3,0

10.0

Tổng số điểm

6,0đ

60%

3,0đ

30%

1,0đ

10%

10,0đ

100%

10,0đ

100%

Bản đặc tả đề thi học kì 1 môn Công nghệ 5

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL

(số câu)

TN

(số câu)

TL

(số câu)

7

2

CÔNG NGHỆ VÀ ĐỜI SỐNG

Bài 1: Vai trò của công nghệ

Nhận biết

- Nhận diện được vai trò của máy tính điện tử trong đời sống con người.

1

C1

Kết nối

Vận dụng

Bài 2: Nhà sáng chế

Nhận biết

- Nhận diện được năm chiếc ô tô của Các Ben được hoàn thiện và cấp bằng sáng chế.

1

C2

Kết nối

Vận dụng

- Xác định được ý nói đúng về vai trò của hình ảnh được cho.

1

C7

Bài 3: Tìm hiểu thiết kế

Nhận biết

- Nhận diện được các bước thiết kế một sản phẩm.

1

C3

Kết nối

- Nêu được ý không phải là một trong những bước chính của thiết kế.

1

C5

Vận dụng

Bài 4: Thiết kế sản phẩm

Nhận biết

- Nhận diện được bước cuối cùng để làm đồng hồ đồ chơi đeo tay.

1

C4

Kết nối

- Nêu được ý không đúng khi nói về mô tả về đồng hồ đò chơi đeo tay.

1

C6

Vận dụng

Bài 5: Sử dụng điện thoại

Nhận biết

- Nêu được những quy tắc khi sử dụng điện thoại di động.

1

C1

Kết nối

Vận dụng

Bài 6: Sử dụng tủ lạnh

Nhận biết

Kết nối

- Nêu được ý nghĩa của việc sáng chế ra tủ lạnh.

1

C2

Vận dụng

Đề thi học kì 1 Khoa học 5 Kết nối tri thức

Đề thi học kì 1 môn Khoa học 5

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1

KHOA HỌC 5 KẾT NỐI TRI THỨC

NĂM HỌC: 2024 - 2025

Thời gian làm bài: 60 phút ( Không kể thời gian phát đề)

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1 (0,5 điểm). Thành phần nào dưới đây không phải là thành phần chính có trong đất?

A. Không khí.
B. Nước.
C. Chất khoáng.
D. Gió.

Câu 2 (0,5 điểm). Mùn được hình thành như thế nào?

A. Mùn được hình thành chủ yếu từ mưa với sự tham gia của sinh vật trong đất.
B. Mùn được hình thành chủ yếu do xác động vật và thực vật phân hủy với sự tham gia của sinh vật trong đất.
C. Mùn được hình thành chủ yếu từ không khí, thực vật phân hủy và sinh vật trong đất.
D. Mùn được hình thành chủ yếu từ chất khoáng, nước với sự tham gia của sinh vật trong đất.

Câu 3 (0,5 điểm). Nguyên nhân gây ô nhiễm đất nào dưới đây do con người gây ra?

A. Xâm nhập mặn.
B. Núi lửa phun trào.
C. Chất thải không xử lí.
D. Nhiễm phèn.

Câu 4 (0,5 điểm). Hỗn hợp là gì?

A. Hỗn hợp được tạo thành duy nhất từ một chất.
B. Hỗn hợp được tạo thành từ ba chất trở lên trộn lẫn với nhau.
C. Hỗn hợp được tạo thành từ hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau.
D. Hỗn hợp được tạo thành từ chất rắn hòa tan với chất lỏng phân bố đều vào nhau.

Câu 5 (0,5 điểm). Chất nào dưới đây ở trạng thái khí?

A. Nước uống.
B. Thủy tinh.
C. Dầu ăn.
D. Ô-xi.

Câu 6 (0,5 điểm). Chất nào dưới đây ở trạng thái rắn?

A. Hơi nước.
B. Nhôm.
C. Ni-tơ.
D. Giấm ăn.

Câu 7 (0,5 điểm). Biến đổi hóa học xảy ra khi nào?

A. Biến đổi hóa học xảy ra khi có sự thay đổi kích thước.
B. Biến đổi hóa học xảy ra khi thể tích chất thay đổi.
C. Biến đổi hóa học xảy ra khi có sự tạo thành chất mới.
D. Biến đổi hóa học xảy ra khi khối lượng chất thay đổi.

Câu 8 (0,5 điểm). Vì sao cây trồng trong đất có thể đứng vững, không bị đổ?

A. Cây đứng vững nhờ rễ cây bám chặt vào đất.
B. Cây đứng vững nhờ nước có trong đất.
C. Cây đứng vững nhờ không khí có trong đất.
D. Cây đứng vững nhờ các chất dinh dưỡng có trong đất.

Câu 9 (0,5 điểm). Chọn phát biểu sai về biện pháp bảo vệ môi trường đất?

A. Tăng cường sử dụng phân bón hóa học.
B. Tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ.
C. Trồng cây gây rừng.
D. Xây bờ kè.

Câu 10 (0,5 điểm). Phá rừng gây ảnh hưởng gì đến môi trường đất?

A. Đất chứa nhiều rác thải sinh hoạt khó phân hủy như rác thải nhựa,…
B. Đất không có thực vật che phủ, khi gặp mưa, gió sẽ bị rửa trôi dẫn đến xói mòn đất.
C. Đất nhiễm mặn do nước biển dâng cao.
D. Đất nhiễm chất độc hại do thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ.

Câu 11 (0,5 điểm). Hỗn hợp nào dưới đây là dung dịch?

A. Xà lách, dưa chuột và cà chua trộn đều.
B. Cát và nước đã khuấy đều để sau vài phút.
C. Lạc, đỗ đen và đỗ xanh trộn đều.
D. Đường và nước khuấy đều để sau vài phút.

Câu 12 (0,5 điểm). Nước ở trạng thái nào khi nhiệt độ dưới 0oC?

A. Lỏng.
B. Rắn.
C. Hơi.
D. Lỏng và hơi.

Câu 13 (0,5 điểm). Trường hợp nào trong hình dưới đây có sự biến đổi hóa học?

Đề thi học kì 1 môn Khoa học 5

Câu 14 (0,5 điểm). Trường hợp nào trong hình dưới đây không có sự biến đổi hóa học?

Đề thi học kì 1 môn Khoa học 5

II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Thế nào là hiện tượng xói mòn đất? Em hãy nêu 3 tác hại của hiện tượng xói mòn đất và 3 biện pháp bảo vệ môi trường đất.

Câu 2 (1,0 điểm). Nước hoa thường là chất lỏng dễ bay hơi, có mùi thơm và được đóng vào bình xịt thủy tinh để sử dụng.Giải thích vì sao khi mở lọ nước hoa, ta thấy nước hoa vơi dần và ngửi được mùi thơm.

Đáp án đề thi học kì 1 môn Khoa học 5

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Đáp án

D

B

C

C

D

B

C

Câu hỏi

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14

Đáp án

A

A

B

D

B

A

D

II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(2,0 điểm)

- Hiện tượng làm mất lớp đất trên bề mặt, phá hủy tầng đất bên dưới do gió thổi hoặc nước chảy ở những vùng đất dốc, đồi núi,… gọi là hiện tượng xói mòn đất.

- 3 tác hại của hiện tượng xói mòn đất:

+ Giảm năng suất cây trồng.

+ Gia tăng lũ lụt.

+ Làm mất đất ở và đất trồng.

- 3 biện pháp bảo vệ môi trường đất:

+ Sử dụng hợp lí phân bón hóa học.

+ Trồng rừng và khai thác rừng hợp lí.

+ Hạn chế sử dụng đồ nhựa.

0,5đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

Câu 2

(1,0 điểm)

+ Nước hoa chuyển từ thể lỏng sang thể khí.

+ Nước hoa chuyển thành trạng thái khí thì ta có thể ngửi được và nước hoa ở thể lỏng sẽ vơi dần.

0,5đ

0,5đ

Ma trận đề thi học kì 1 môn Khoa học 5

Chủ đề/ Bài học

Mức độ

Tổng số câu

Điểm số

Mức 1 Nhận biết

Mức 2

Kết nối

Mức 3

Vận dụng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

CHỦ ĐỀ 1. CHẤT

Bài 1. Thành phần và vai trò của đất đối với cây trồng

2

1

3

0

1,5

Bài 2. Ô nhiễm, xói mòn đất và bảo vệ môi trường đất

1

1

2

3

1

3,5

Bài 3. Hỗn hợp và dung dịch

1

1

2

0

1,0

Bài 4. Đặc điểm của chất ở trạng thái rắn, lỏng, khí. Sự biến đổi trạng thái của chất

2

1

1

3

1

2,5

Bài 5. Sự biến đổi hóa học của chất

1

2

3

0

1,5

Tổng số câu TN/TL

7

1

7

0

0

1

14

2

10,0

Điểm số

3,5

2,0

3,5

0

0

1,0

7,0

3,0

10,0

Tổng số điểm

5,5

55%

3,5

35%

1,0

10%

10,0

100%

10,0

100%

Bản đặc tả đề thi học kì 1 môn Khoa học 5

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL

(số câu)

TN

TL

CHỦ ĐỀ 1. CHẤT

Bài 1. Thành phần và vai trò của đất đối với cây trồng

Nhận biết

Nêu được một số thành phần của đất

2

C1, C2

Kết nối

Trình bày được vai trò của đất đối với cây trồng

1

C8

Bài 2. Ô nhiễm, xói mòn đất và bảo vệ môi trường đất

Nhận biết

Nêu được nguyên nhân, tác hại của ô nhiễm, xói mòn đất và biện pháp chống ô nhiễm, xói mòn đất.

1

1

C3

C1

Kết nối

2

C9, C10

Bài 3. Hỗn hợp và dung dịch

Nhận biết

Phân biệt được hỗn hợp và dung dịch

1

C4

Kết nối

1

C11

Bài 4. Đặc điểm của chất ở trạng thái rắn, lỏng, khí. Sự biến đổi trạng thái của chất

Nhận biết

Nêu được ở mức độ đơn giản một số đặc điểm của chất ở trạng thái rắn, lỏng, khí

2

C5, C6

Kết nối

Trình bày được ví dụ về sự biến đổi trạng thái của chất

1

C12

Vận dụng

Vận dụng sự biến đổi trạng thái của chất để giải thích hiện tượng

1

C2

Bài 5. Sự biến đổi hóa học của chất

Nhận biết

Trình bày được một số ví dụ đơn giản gần gũi với cuộc sống về biến đỏi hóa học

1

C7

Kết nối

2

C13, C14

Đề thi học kì 1 Lịch sử - Địa lí 5 Kết nối tri thức

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 5

ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I
MÔN: Lịch sử- Địa lý. Lớp 5 (Kết nối tri thức với cuộc sống)

I. TRẮC NGHIỆM: (7,5 điểm)

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời em cho là đúng

Câu 1: (M1) (0,5 điểm) Việt Nam có bao nhiêu tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương?

A. 60
B. 61
C. 62
D. 63

Câu 2: (M2) (1 điểm) Quan sát lược đồ sau và cho biết dầu mỏ có nhiều ở vùng nào?

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 5 Kết nối tri thức

A. Phía Bắc, Nam và Đông của phần đất liền
B. Ở phía Đông, Tây và Tây Bắc
C. Ở khu vực miền Trung và miền Nam
D. Ở thềm lục địa phía Nam

Câu 3: (M3) Trong lớp Mai có một bạn người dân tộc Dao mới chuyển về. Một số bạn trong lớp trêu đùa và chê bai bạn Mai là người dân tộc. Nếu là Mai, em sẽ làm gì? (1đ)

A. Hùa theo các bạn trêu chọc bạn đó
B. Nhắc các bạn nên tôn trọng, không phân biệt đối xử với bạn đó
C. Coi như không biết
D. Kì thị bạn đó và bảo các bạn không chơi cùng

Câu 4: (M1) Vua Lý Thái Tổ đã dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) đến địa điểm nào? (1đ)

A. Cổ Loa (Hà Nội)
B. Phú Xuân (Thừa Thiên Huế)
C. Phong Châu (Phú Thọ)
D. Đại La (Hà Nội)

Câu 5: (M1) Ai là người chỉ huy trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng năm 1288 của quân dân nhà Trần? (1đ)

A. Trần Thủ Độ
B. Trần Quốc Tuấn
C. Trần Quang Khải
D. Trần Khánh Dư

Câu 6: (M2) Điền chữ Đ (đúng) hoặc S (sai) vào ô trống trước các câu dưới đây (1đ)

☐ Chiếu dời đô thể hiện tầm nhìn sáng suốt của vua Lý Thái Tổ , đồng thời mở ra thời kì phát triển mới của đất nước.

☐ Chiếu dời đô chỉ đơn thuần là quyết định chuyển kinh đô từ Hoa Lư đến Đại La mà không có bất kì lí do chính trị hay kinh tế nào.

☐ Chiếu dời đô là để thể hiện quyền lực của vua Lý Thái Tổ và không có ý nghĩa chiến lược về địa lý.

☐ Chiếu dời đô cho thấy vua Lý Thái Tổ muốn thay đổi kinh đô để tránh các mối đe dọa từ bên ngoài.

Câu 7: (M1) Địa bàn của Vương quốc Chăm-pa chủ yếu thuộc khu vực nào của Việt Nam ngày nay? (1đ)

A. Miền Bắc
B. Miền Trung
C. Tây Nguyên
D. Miền Nam

Câu 8: (M2) Điền tên sự kiện và mốc thời gian tương ứng để hoàn thiện trục thời gian về một số cuộc đấu tranh tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc. (1đ)

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 5 Kết nối tri thức

II. Tự luận (2,5đ)

Câu 9: (M1) Nêu thuận lợi và khó khăn của khí hậu nước ta đối với đời sống và sản xuất? (0,5)

Câu 10: (M2) Hoàn thành sơ đồ dưới đây về hậu quả do gia tăng dân số nhanh và phân bố dân cư chưa hợp lý ở Việt Nam. (1đ)

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 5 Kết nối tri thức

Câu 11: (M2) Quan sát hình ảnh và mô tả đặc điểm của hiện vật dưới đây (0,5đ)

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 5 Kết nối tri thức

Câu 12: (M3) Viết về đóng góp của một nhân vật lịch sử Triều Lý đối với đất nước mà em yêu thích và những điều em học được ở nhân vật đó. (0,5đ)

Đáp án đề thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 5

Câu

1

2

3

4

5

7

Đáp án

D

D

B

D

B

B

Số điểm

0,5

1

1

1

1

1

Câu 6: (1đ) Mỗi ý nối đúng 0,25đ

a - Đ ; b- S; c- S; d- S

Câu 8: (1đ) Mỗi ý đúng 0,2 đ

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 5 Kết nối tri thức

Câu 9: (0,5đ) Mỗi ý đúng được 0,25đ

- Thuận lợi:

+ Có nguồn nhiệt ẩm, dồi dào nên cây trồng phát triển quanh năm và cho năng suất cao.

+ Khí hậu thay đổi theo mùa và vùng miền nên sản phẩm nông nghiệp đa dạng

Khó khăn: Chịa ảnh hưởng của nhiều thiên tai như: bão, lũ lụt, hạn hán,… gây khó khăn cho đời sống và hoạt động sản xuất.

Câu 10: 1đ. HS trả lời mỗi ý đúng được 0,25đ

- Dân số đông:

+ Gây ra một số khó khăn trong giải quyết việc làm, nhà ở, y tế, giáo dục,…

+ Nguy cơ suy thoái tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường

- Phân bố dân cư:

+ Nơi thừa, nơi thiếu lao động,

+ Gây khó khăn cho việc khai thác tài nguyên và sử dụng hợp lí nguồn lao động.

Câu 11: (0,5đ)

- Cà ràng (bếp đun) được làm bằng đất nung, có thành che gió, đáy giữ tro, đun bằng củi hoặc than, thuận tiện khi sử dụng ở nhà sàn hoặc trên thuyền, ghe.

Câu 12: (0,5đ)

- HS chỉ nêu được tên nhân vật lịch sử, đóng góp của nhân vật đó hoặc chỉ nêu được tên nhân vật và bày tỏ được thái độ đối với nhân vật đó (0,25đ)

- Nêu được tên của nhân vật, đóng góp của nhân vật đó và bày tỏ được thái độ đối với nhân vật (0,5đ)

Ma trận đề thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 5

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I

MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ LỚP 5 (Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống)

Chủ đề/mạch nội dung

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đất nước và con người Việt Nam

YCCĐ

Kể được tên một số tỉnh, thành phố của Việt Nam

Trình bày được một số khó khăn, thuận lợi của môi trường thiên nhiên đối với sản xuất và đời sống

Xác định được trên lược đồ hoặc bản đồ một số khoáng sản chính.

Nhận xét được sự gia tăng dân số ở Việt Nam và một số hậu quả do phân bố dân cư chưa hợp lí ở Việt Nam

Bày tỏ được thái độ tôn trọng đối với sự đa dạng văn hóa của các dân tộc Việt Nam

Số câu

1

1

1

1

1

5

Câu số

1

9

2

10

3

Số điểm

0,5

0,5

1,0

1

1,0

4,0

Xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam

YCCĐ

- Nêu được một số nét chính của lịch sử triều Lý, Trần, Lê

- Kể lại được chiến thắng Bạch Đằng có sử dụng tư liệu lịch sử

- Hiểu ý nghĩa của chiếu dời đô

- Vẽ được đường thời gian thể hiện một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc

Sưu tầm và giới thiệu được một số tư liệu lịch sử (câu chuyện, văn bản, tranh ảnh,…) liên quan đến Triều Lý

Số câu

2

2

1

5

Câu số

4,5

6,8

12

Số điểm

2,0

2,0

0,5

4,5

Những quốc gia đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam

YCCĐ

Kể được tên một số đền tháp Chăm Pa còn lại cho đến ngày nay

Mô tả được một số hiện vật khảo cổ học của Phù Nam

Số câu

1

1

2

Câu số

7

11

Số điểm

1,0

0,5

1,5

Tổng số điểm

3,5

0,5

3,0

1,5

1,0

0,5

10

Tổng số câu

5

5

2

12

...

>> Tải file để tham khảo trọn bộ đề thi!

Chia sẻ bởi: 👨 Thu Thảo
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm