Đáp án trắc nghiệm Mô đun 5 Tiểu Học Bài tập cuối khoá Module 5

Đáp án trắc nghiệm Mô đun 5 Tiểu Học giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời 30 câu hỏi trắc nghiệm trong quá trình tập huấn Module 5: Tư vấn và hỗ trợ học sinh tiểu học trong hoạt động giáo dục và dạy học.

Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm đáp án tự luận Mô đun 5 Tiểu học để có thêm kinh nghiệm hoàn thiện bài kiểm tra cuối khóa tập huấn Mô đun 5 của mình đạt kết quả cao. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn nhé:

Bài tập trắc nghiệm cuối khoá Module 5 Tiểu Học

Câu 1: “Chấp nhận học sinh với giá trị hiện tại, khác biệt, điểm mạnh hay điểm yếu thậm chí đối ngược với giáo viên mà không phán xét hay phê phán học sinh” là biểu hiện của yêu cầu đạo đức nào trong tư vấn, hỗ trợ học sinh tiểu học?

  1. Giữ bí mật
  2. Tôn trọng học sinh
  3. Không phán xét học sinh
  4. Trung thực và trách nhiệm

Câu 2. Điền từ phù hợp vào chỗ trống

“Tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động dạy học và giáo dục là hoạt động trợ giúp của giáo viên và các lực lượng khác hướng đến tất cả học sinh trong nhà trường, nhằm đảm bảo sức khỏe thể chất và ………ổn định cho mỗi học sinh, tạo điều kiện tốt nhất cho các em tham gia học tập, rèn luyện và phát triển bản thân”.

  1. tâm lí
  2. tâm thần
  3. sinh lí
  4. tinh thần

Câu 3. Chọn cặp tương ứng bằng cách click ô bên trái và sau đó ô bên phải tương ứng

Nối các biểu hiện sau phù hợp với kĩ năng tư vấn, hỗ trợ học sinh tiểu học trong giáo dục và dạy học.

Trả lời:

Câu hỏiCâu trả lời
Quan tâm, hiểu sự kiện, suy nghĩ của học sinh và đón nhận suy nghĩ, cảm xúc của học sinh.Kĩ năng lắng nghe
Đặt mình vào vị trí của học sinh để hiểu biết sâu sắc, đầy đủ về tâm tư, tình cảm của học sinh.Kĩ năng thấu hiểu
Diễn đạt lại suy nghĩ, cảm xúc của học sinh để kiểm tra thông tin và thể hiện sự quan tâm, lắng nghe học sinh.Kĩ năng phản hồi
Đưa ra chỉ dẫn, gợi ý giúp học sinh đối diện và tìm kiếm các giải pháp để giải quyết vấn đề khó khăn, vướng mắc dựa trên thế mạnh của bản thân.Kĩ năng hướng dẫn

Câu 4. Đặc điểm tâm lí nổi bật của học sinh đầu cấp tiểu học là:

  1. Lo sợ, chán nản với các hoạt động ở trường tiểu học.
  2. Bỡ ngỡ với mọi khía cạnh của cuộc sống học đường.
  3. Nhiệt tình tham gia mọi hoạt động ở trường tiểu học.
  4. Thiếu nghiêm túc trong chấp hành nội quy của trường tiểu học.

Câu 5. “Sự sẵn sàng đi học” của học sinh lớp 1 được hiểu là:

  1. Sự chuẩn bị các kỹ năng cơ bản cho hoạt động học tập
  2. Sự chuẩn bị về thể chất và ngôn ngữ
  3. Sự chuẩn bị về tình cảm và kỹ năng xã hội
  4. Cả a,b,c

Câu 6. Những đặc điểm nào sau đây chiếm ưu thế trong các quá trình nhận thức của học sinh tiểu học?

  1. Tính không chủ định, tính trực quan và tính xúc cảm.
  2. Tính chủ định, tính xúc cảm và tính trực quan.
  3. Tính trực quan, tính trung thực và tính hồn nhiên.
  4. Tính xúc cảm, tính không chủ định và tính khái quát.

Câu 7. Những đặc điểm nổi bật trong đời sống tình cảm của học sinh tiểu học là:

  1. Phong phú, nhạy cảm nhưng chưa biết phục tùng lí trí.
  2. Phong phú, ổn định, bền vững nhưng không sâu sắc.
  3. Phong phú, mãnh liệt nhưng thất thường.
  4. Ổn định, sâu sắc nhưng thiếu đa dạng.

Câu 8. Những đặc điểm nổi bật trong tính cách của học sinh tiểu học là:

  1. Năng nổ, tháo vát và trách nhiệm.
  2. Hiếu động, bướng bỉnh và thiếu nghiêm túc.
  3. Hoạt bát, vô tư và cẩn thận.
  4. Hồn nhiên, trong sáng và chân thật.

Câu 9. Đặc điểm tâm lí nổi bật của học sinh cuối cấp tiểu học là:

  1. Tiếc nuối giai đoạn học sinh tiểu học sắp kết thúc.
  2. Giảm hứng thú với mọi hoạt động.
  3. Lo lắng về việc chuẩn bị chuyển cấp học.
  4. Vui mừng vì sắp được chuyển cấp học.

Câu 10. “Tốc độ nghe – hiểu của học sinh tiểu học bị chậm hơn khi các em nghe các nội dung liên quan đến khoa học hoặc tri thức mới”. Biểu hiện này là khó khăn trong lĩnh vực nào sau đây?

  1. Giao tiếp với giáo viên.
  2. Hoạt động học tập.
  3. Giao tiếp với bạn.
  4. Phát triển bản thân.

Câu 11. Việc khảo sát nhu cầu học sinh trước khi xây dựng, lựa chọn và thực hiện chuyên đề tư vấn tâm lí cho học sinh tiểu học có ý nghĩa gì?

  1. Nâng cao kết quả học tập cho học sinh.
  2. Thu hút sự chú ý của học sinh .
  3. Chuẩn bị tâm thế cho học sinh.
  4. Lựa chọn chủ đề phù hợp với học sinh

Câu 12. Chọn cặp tương ứng bằng cách click ô bên trái và sau đó ô bên phải tương ứng

Nối các tên các bước sau để tạo thành quy trình “xây dựng, lựa chọn và thực hiện chuyên đề tư vấn tâm lí cho học sinh tiểu học”.

Trả lời:

Câu hỏiCâu trả lời
Bước 1 làxây dựng danh sách chuyên đề tư vấn tâm lí
Bước 2 làlựa chọn chuyên đề tư vấn tâm lí
Bước 3 làthực hiện chuyên đề tư vấn tâm lí
Bước 4 làđánh giá thực hiện chuyên đề tư vấn tâm lí

Câu 13. Trong video nội dung 2 quý Thầy/cô đã xem, đánh giá hiệu quả của chuyên đề tư vấn tâm lí “sức mạnh của sự hợp tác” cho học sinh tiểu học được thực hiện bằng phương pháp nào?

  1. Phiếu hỏi tự thiết kế.
  2. Hỏi ý kiến học sinh.
  3. Tình huống giả định.
  4. Trắc nghiệm khách quan.

Câu 14. Công việc “phân tích kết quả đầu vào” thuộc bước nào của quy trình xây dựng, lựa chọn và thực hiện các chuyên đề tư vấn tâm lí cho học sinh tiểu học trong hoạt động giáo dục và dạy học?

  1. Bước 3: Thực hiện chuyên đề tư vấn tâm lí
  2. Bước 1: Xây dựng danh sách chuyên đề tư vấn tâm lí
  3. Bước 2: Lựa chọn chuyên đề tư vấn tâm lí
  4. Bước 4: Đánh giá thực hiện chuyên đề tư vấn tâm lí

Câu 15. Bước nào sau đây KHÔNG nằm trong qui trình phân tích trường hợp thực tiễn về tư vấn, hỗ trợ học sinh tiểu học trong hoạt động giáo dục và dạy học?

  1. Xác định vấn đề của học sinh.
  2. Thu thập thông tin của học sinh.
  3. Liệt kê các vấn đề/khó khăn của học sinh.
  4. Tìm hiểu nguồn lực bên ngoài

Câu 16. Việc phân tích trường hợp thực tiễn về tư vấn, hỗ trợ học sinh tiểu học nhằm mục đích:

  1. Hình dung được những nguồn lực có thể kết nối để hỗ trợ học sinh.
  2. Tóm tắt các vấn đề chính mà học sinh gặp phải.
  3. Lý giải các nguyên nhân gây ra khó khăn, vướng mắc của học sinh.
  4. Cả a,b,c.

Câu 17. Điền từ phù hợp vào chỗ trống:

“Phân tích trường hợp thực tiễn trong tư vấn, hỗ trợ học sinh tiểu học là hoạt động của giáo viên kết nối và …với các lực lượng khác nhau để khai thác thông tin, xác định vấn đề, điều kiện nảy sinh, tìm kiếm nguồn lực, lên kế hoạch trợ giúp học sinh giải quyết vấn đề đang gặp phải”.

  1. liên hệ
  2. kết hợp
  3. hợp tác
  4. phối hợp

Câu 18. Ý nghĩa cơ bản của việc phân tích trường hợp thực tiễn về tư vấn, hỗ trợ học sinh tiểu học trong hoạt động giáo dục và dạy học:

  1. Có cơ sở để quản lí được hành vi của học sinh tiểu học trên lớp học.
  2. Trợ giúp học sinh tiểu học từng bước giải quyết vấn đề đang gặp phải.
  3. Kiểm soát được vấn đề trong cuộc sống học đường của học sinh tiểu học.
  4. Tránh để các trường hợp tương tự khác xảy ra trong lớp học.

Câu 19. Những thông tin nào về học sinh nên thu thập khi phân tích trường hợp thực tiễn trong tư vấn, hỗ trợ học sinh tiểu học?

  1. Học lực trên lớp
  2. Hoàn cảnh gia đình
  3. Mối quan hệ giao tiếp với bạn bè
  4. Cả a, b, c

Câu 20. Trong video cuộc trao đổi của chuyên gia phân tích trường hợp thực tiễn nhằm định hướng cho giáo viên giải quyết vấn đề Hùng gặp phải, các chuyên gia nhấn mạnh đến nguyên tắc nào trong việc tư vấn, hỗ trợ cho Hùng?

  1. Nguyên tắc tôn trọng và tin tưởng học sinh
  2. Nguyên tắc tôn trọng và không phán xét
  3. Nguyên tắc tôn trọng và bảo mật
  4. Nguyên tắc tôn trọng và khuyến khích

Câu 21. “Sau khi trao đổi với đồng nghiệp về tình hình học tập của N trên lớp ở các môn học khác nhau. Cô V hiểu rằng N đang gặp khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức mới, em không thể nhớ kiến thức trong thời gian dài mà chỉ nhớ được trong thời gian ngắn. Thêm vào đó, ở nhà N cũng không duy trì ôn luyện nên kết quả các bài kiểm tra trên lớp N đều không đạt kết quả cao mặc dù ngay trên lớp em rất hiểu bài và làm bài tốt”. Cô V đã thực hiện bước nào trong khi tư vấn, hỗ trợ cho N?

  1. Kết luận vấn đề của học sinh
  2. Thu thập thông tin của học sinh
  3. Liệt kê các vấn đề học sinh gặp phải
  4. Lên kế hoạch tư vấn, hỗ trợ

Câu 22. Điền từ phù hợp vào chỗ trống

“Nguyên tắc đảm bảo tính…trong việc thiết lập kênh thông tin phối hợp với gia đình trong tư vấn, hỗ trợ học sinh được hiểu là kênh thông tin, phối hợp với gia đình trong tư vấn, hỗ trợ học sinh được thiết lập cần công khai để nhà trường/ giáo viên chủ nhiệm/ giáo viên bộ môn và cha mẹ học sinh dễ dàng nhận biết, sử dụng, giám sát và điều chỉnh trong những điều kiện cần thiết”.

  1. thống nhất
  2. công khai
  3. pháp lí
  4. hệ thống

Câu 23. Chọn cặp tương ứng bằng cách click ô bên trái và sau đó ô bên phải tương ứng

Nối các ý sau để thể hiện phương thức trao đổi thông tin phù hợp trong việc thiết lập kênh thông tin phối hợp với gia đình trong tư vấn, hỗ trợ học sinh tiểu học.

Trả lời:

Câu hỏiCâu trả lời
Phương thức trực tiếphọp cha mẹ học sinh, trao đổi qua thư điện tử
Phương thức gián tiếpvideo giới thiệu về nhà trường, tờ rơi về kế hoạch dã ngoại của trường

Câu 24. Công việc nào sau đây KHÔNG cần thiết để thiết lập kênh thông tin phối hợp với gia đình trong tư vấn, hỗ trợ học sinh tiểu học?

  1. Thiết lập hệ thống phương tiện trao đổi thông tin với gia đình.
  2. Thiết lập nội dung thông tin cung cấp cho gia đình.
  3. Thiết lập phương thức trao đổi thông tin với gia đình.
  4. Thiết lập kênh thông tin xã hội đáp ứng nhu cầu của gia đình.

Câu 25. Tờ rơi là kênh thông tin nào của việc thiết lập kênh thông tin phối hợp với gia đình trong tư vấn, hỗ trợ học sinh tiểu học?

  1. Kênh thông tin trung gian
  2. Kênh thông tin trực tiếp
  3. Kênh thông tin gián tiếp
  4. Kênh thông tin cụ thể

Câu 26. "Giáo viên đối chiếu những kết quả đạt được với mục tiêu của mình đặt ra để từ đó điều chỉnh quá trình tự học phù hợp”. Nội dung này thuộc bước nào trong quá trình xây dựng kế hoạch tự học?

  1. Xác định phương pháp và hình thức tự học
  2. Xác định mục tiêu kế hoạch tự học
  3. Xác định nội dung tự học
  4. Đánh giá kết quả tự học

Câu 27. Hình thức nào KHÔNG thuộc hình thức hỗ trợ trực tiếp cho giáo viên tiểu học đại trà?

  1. Hỗ trợ thông qua học liệu, phần mềm điện tử.
  2. Hỗ trợ tổ chức các khóa bồi dưỡng tập trung.
  3. Hỗ trợ thông qua tư vấn chuyên gia, đồng nghiệp.
  4. Hỗ trợ thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn.

Câu 28. LMS – Learning Management System được hiểu là….

  1. đơn vị quản lý toàn bộ hệ thống học tập qua mạng.
  2. hệ thống quản lý nội dung học tập qua mạng.
  3. hệ thống quản lý học tập qua mạng.
  4. hệ thống hỗ trợ quản lý đánh giá kết quả học tập qua mạng.

Câu 29. “Giáo viên trong trường đưa ra các trường hợp học sinh cần tư vấn, can thiệp ở mức độ độ chuyên sâu và nhờ chuyên gia tâm lí gợi ý về biện pháp, cách thức thực hiện hỗ trợ học sinh”. Cách thức này thuộc hình thức bồi dưỡng chuyên môn nào sau đây:

  1. Hỗ trợ chuyên môn thông qua tư vấn/tham vấn chuyên môn của chuyên gia
  2. Hỗ trợ chuyên môn thông qua tổ chức khóa bồi dưỡng tại chỗ
  3. Hỗ trợ chuyên môn thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn
  4. Hỗ trợ chuyên môn thông qua Webquets.

Câu 30. Phương tiện nào sau đây KHÔNG phải là học liệu điện tử?

  1. Phần mềm dạy học
  2. Giáo trình, tài liệu tham khảo bản in
  3. Các tệp âm thanh, hình ảnh, video
  4. Bản trình chiếu, bảng dữ liệu.
Chia sẻ bởi: 👨 Tiểu Vân
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm