Bộ đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2023 - 2024 (Sách mới) 10 Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 4 Cánh diều, KNTT, CTST (Có bảng ma trận, đáp án)

TOP 10 Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2023 - 2024 sách Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo, giúp các em học sinh tham khảo, luyện giải đề để nắm thật chắc cấu trúc đề thi học kì 2 năm 2023 - 2024.

Bộ đề thi cuối học kì 2 Tiếng Việt 4 có đáp án, hướng dẫn chấm và bảng ma trận kèm theo, giúp thầy cô có thêm nhiều kinh nghiệm để xây dựng đề thi học kì 2 năm 2023 - 2024 cho học sinh của mình. Chi tiết mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

1. Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 4 do Download.vn biên soạn

1.1. Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 4 KNTT

1.2. Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 4 CTST

1.3. Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt 4 CD

2. Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 4 Cánh diều

2.1. Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4

Trường: Tiểu học……..
Lớp:.............
Họ và tên:...........................................

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM
Năm học: 2023-2024
MÔN: TIẾNG VIỆT

A. Đọc hiểu

Đọc bài tập đọc sau:

Đường đi Sa Pa

Xe chúng tôi leo chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh. Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo. Chúng tôi đang đi bên những thác trắng xoá tựa mây trời, những rừng cây âm âm, những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa. Tôi lim dim mắt ngắm mấy con ngựa đang ăn cỏ trong một vườn đào ven đường. Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son, chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ.

Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ. Nắng phố huyện vàng hoe. Những em bé Hmông, những em bé Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước cửa hàng. Hoàng hôn, áp phiên của phiên chợ thị trấn, người ngựa dập dìu chìm trong sương núi tím nhạt.

Hôm sau chúng tôi đi Sa Pa. Phong cảnh ở đây thật đẹp. Thoắt cái, lá vàng rơi khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý.

Sa Pa quả là món quà tặng diệu kì mà thiên nhiên dành cho đất nước ta.

Theo NGUYỄN PHAN HÁCH

Khoanh vào trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Những đám mây trắng được miêu tả như thế nào? (0,5đ)

A) bồng bềnh huyền ảo
B) trông rất quái lạ
C) xanh lam huyền bí
D) nhìn rất kì thú

Câu 2: Tác giả miêu tả các con ngựa có những màu sắc nào? (0,5đ)

A) đen láy, trắng muốt, đỏ thắm
B) đen huyền, trắng tuyết, đỏ son
C) đỏ tía, nâu vàng, xanh lam
D) đen tuyền, nâu vàng, trắng tinh

Câu 3: Ở Sa Pa có những em bé dân tộc nào: (0,5đ)

A) Ê-đê, Ba-na, Xơ-đăng.
B) Ba-na, Tu Dí, Kinh.
C) Hmông, Tu Dí, Phù Lá.
D) Kinh, Chăm, Khơ - me.

Câu 4: Vì sao tác giả gọi Sa Pa là “món quà diệu kì của thiên nhiên”? (0,5đ)

A) Vì phong cảnh của Sa Pa không hấp dẫn.
B) Vì Sa Pa có phong cảnh đẹp và sự đổi mùa trong một ngày ở Sa Pa rất lạ lùng, hiếm có.
C) Vì Sa Pa có núi non hùng vĩ.
D) Vì Sa Pa là nơi có nhiều mây.

Câu 5: Chủ ngữ trong câu “Nắng phố huyện vàng hoe.” là: (0,5đ)

A) Phố huyện
B) Nắng phố huyện
C) Nắng phố
D) Vàng hoe

Câu 6: Câu “Bông hoa này đẹp quá!”? (0,5đ)

A) Bông hoa.
B) Bông hoa này.
C) Đẹp quá.
D) Này đẹp quá.

Câu 7: Hãy đặt dấu ngoặc đơn cho phù hợp”? (1đ)

Cầu Vĩnh Tuy là một trong nhiều cây cầu bắc qua sông Hồng trên địa bàn Hà Nội. Vào thời điểm hoàn thành năm 2010, đây là cây cầu lớn và hiện đại nhất được người Việt Nam thực hiện ở tất cả các khâu trong xây dựng.

Câu 8: Nối câu ở cột A với trạng ngữ ở cột B cho phù hợp.(1đ)

Hôm qua, mẹ em đi chợ.

Trạng ngữ chỉ nơi chốn

Ngoài sân, cây cối đang đâm chồi, nảy lộc.

Trạng ngữ chỉ thời gian

Câu 9: Trời mưa em không đi học bằng xe đạp được, phải đi bộ. Em hãy đặt một câu trong đó có trạng ngữ (1đ)

………………………………………………………………………………………….……………………

………………………………………………………………………………………….……………………

B. VIẾT

I. LUYỆN TỪ VÀ CÂU: (3 điểm)

Câu 1 (1,0 điểm) Gạch dưới câu chủ đề trong đoạn văn sau:

Cây đa nghìn năm là cả một toà cổ kính. Chín, mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. Cành cây lớn hơn cột đình. Ngọn chót vót giữa trời xanh. Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ, như những con rắn hổ mang giận dữ. Trong vòm lá, gió chiều gảy lên những điệu nhạc li kì tưởng chừng như ai đang cười đang nói.

Câu 2 (1,0 điểm). Gạch dưới từ viết sai và sửa lại cho đúng

Sau buổi tham quan, các anh chị hướng dẫn viên của công ti du lịch Cánh Buồm Nâu đã tổ chức cho các thành viên câu lạc bộ em yêu khoa học chơi một số trò chơi vận động ở bãi biển.

……………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………..

Câu 3 (1,0 điểm). Xác định chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu sau:

Cây đa nghìn năm là cả một toà cổ kính.

Chín, mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể.

II. VIẾT (7 điểm): Em hãy tả một con vật mà em yêu thích.

2.2. Đáp án đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 4

A. Đọc hiểu: (6 đ)

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng (3đ)

Câu123456
Đáp ánABCBBD
Điểm0,50,50,50,50,50,5

Câu 7: (1đ)

Cầu Vĩnh Tuy là một trong nhiều cây cầu bắc qua sông Hồng (trên địa bàn Hà Nội). Vào thời điểm hoàn thành (năm 2010), đây là cây cầu lớn và hiện đại nhất được người Việt Nam thực hiện ở tất cả các khâu trong xây dựng.

Câu 8: Mỗi ý nối đúng được 0,5đ

Tiếng Việt 4 Cánh diều

Câu 9: Tùy câu của HS đặt mà GV chấm điểm (chú ý đầu câu phải viết hoa cuối câu có dấu chấm).

VD: Hôm nay, trời mưa em phải lội bộ đi học.

B. VIẾT:

I. LUYỆN TỪ VÀ CÂU: (3 điểm)

Câu 1 (1,0 điểm).

Cây đa nghìn năm là cả một toà cổ kính. Chín, mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. Cành cây lớn hơn cột đình. Ngọn chót vót giữa trời xanh. Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ, như những con rắn hổ mang giận dữ. Trong vòm lá, gió chiều gảy lên những điệu nhạc li kì tưởng chừng như ai đang cười đang nói.

Câu 2 (1,0 điểm).

Công ty Du lịch Cánh Buồm Nâu; Câu lạc bộ Em yêu khoa học.

Câu 3 (1,0 điểm).

Cây đa nghìn năm / là cả một tòa cổ kính.
CN VN

Chín, mười đứa bé chúng tôi / bắt tay nhau ôm không xuể.
CN VN

II. Viết (7 điểm)

Nội dung (4 điểm): Viết được bài văn miêu tả gồm các ý theo đúng yêu cầu nêu trong đề bài (4 điểm). Tuỳ theo nội dung học sinh viết có thể trừ dần 4->3,5->3,0->2,5….

Kỹ năng (3 điểm):

- Điểm tối đa cho kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1 điểm. (Mắc từ 6 – 7 lỗi trừ 0.5 điểm. Mắc trên 8 lỗi: trừ 1 điểm).

- Điểm tối đa cho kĩ năng dùng từ, đặt câu: 1 điểm. (Tùy theo mức độ sai sót khi dùng từ, đặt câu, GV cho các mức điểm: 0.5 – 0).

- Điểm tối đa cho phần sáng tạo (diễn đạt đầy đủ ý, câu văn hay; cách sắp xếp câu văn hợp lí, sử dụng các biện pháp tu từ phù hợp, … ): 1 điểm

2.3. Ma trận đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 4

Tiếng Việt 4 Cánh diều

3. Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 4 Kết nối tri thức

3.1. Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 4

Trường: Tiểu học……..
Lớp:.............

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
Năm học: 2023-2024
MÔN: TIẾNG VIỆT

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- GV cho học sinh đọc văn bản bài “Cây đa quê hương” (trang 80) Tiếng Việt 4 Tập 2 - (Kết nối tri thức với cuộc sống)

- Dựa vào nội dung bài đọc, HS trả lời câu hỏi: Vì sao tác giả gọi cây đa quê mình là “cây đa nghìn năm”?

II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)

Đọc đoạn văn sau:

CHIM KHUYÊN NON MUỐN BAY

Những ngày nằm chờ cho lông cánh, lông đuôi mọc đủ, hai chú chim khuyên khao khát được bay để ngắm vòm trời xanh ngắt, ngắm thảm cỏ mịn màng, nhìn ra nơi mịt mù xa xa kia biết bao nhiêu là thứ lạ lùng. Chim anh nở trước, được mẹ dìu rời tổ trước. Khi về nghe chim anh kể, chim em cứ rộn cả lên:

– Mẹ ơi! Mai mẹ cho con đi với nhé!

– Con chưa đủ sức bay đâu. Đợi một hai hôm nữa.

Chim em cho rằng mẹ cưng anh hơn. Đợi lúc mẹ và anh bay đi rồi, chim em gắng dùng đôi cánh còn run run bám vào miệng tổ, kiễng chân lấy đà nhướn ra ngoài. Vì chưa học cách rời tổ, chim em bị ngã. May sao, dưới gốc cây có lớp lá mục, chim em không bị thương nhưng cũng hết cả hồn vía.

Chim em đứng lên rũ cánh, định bay trở về tổ. Nhưng buồn quá, chú ta chỉ bốc mình lên khỏi mặt đất được một đoạn ngắn thì lại rơi bịch xuống đất. Cứ thế, chim em vừa rên rỉ vừa nhảy chuyền quanh gốc cây, không bay về tổ được. Chim em sợ quá vội chui vào một lùm cây gần đấy chờ mẹ về. Chờ mãi, chờ mãi, chim em ngủ thiếp đi lúc nào không biết nữa.

Bỗng có tiếng gọi, chim em mở choàng mắt, thì ra là mẹ. Chim em vừa khóc vừa kể cho mẹ nghe. Chim mẹ phẩy những hạt đất cát, vụn lá bám trên mình chim em và dặn:

– Con đừng dại dột như thế nữa nhé!

Chim em ngoan ngoãn rúc vào cánh mẹ thay cho lời vâng ạ. Chim anh cũng ôm lấy em rồi cùng mẹ dìu em lên tổ.

(Theo Phong Thu)

Câu 1. Những ngày nằm chờ đủ lông đủ cánh, hai chú chim khuyên non khao khát điều gì? (0,5 điểm)

A. Được mẹ cưng hơn.
B. Được xuống mặt đất.
C. Được chuyền quanh gốc.
D. Được bay đi khám phá những điều mới lạ.

Câu 2. Chuyện gì đã xảy ra với chim em khi nó tự ý rời tổ? (0,5 điểm)

A. Chim em bị ngã xuống đất.
B. Chim em bị thương.
C. Chim em bị mẹ quở trách.
D. Chim em bị rơi xuống vực.

Câu 3. Câu chuyện muốn khuyên các bạn nhỏ điều gì? (0,5 điểm)

A. Không nên tị nạnh với anh chị em trong nhà.
B. Muốn làm tốt một việc nào đó, cần phải tập luyện nhiều.
C. Liều lĩnh, bỏ qua lời khuyên của cha mẹ, có ngày gặp nguy hiểm.
D. Tất cả những đáp án trên đều đúng.

Câu 4. Nối các câu văn chứa dấu gạch ngang với tác dụng tương ứng: (1 điểm)

Câu 4

Câu 5. Em hãy xác định các thành phần câu và ghi “TN” dưới trạng ngữ, “CN” dưới chủ ngữ, “VN” dưới vị ngữ: (1 điểm)

a) Mặt trời vừa mọc, các bác nông dân đã ra đồng làm việc.

................................................................................................

b) Vào giờ kiểm tra, bút của Mai chẳng may bị hỏng.

................................................................................................

Câu 6. Đặt 1 câu có trạng ngữ chỉ thời gian hoặc nơi chốn và gạch chân dưới trạng ngữ đó: (1 điểm)

................................................................................................

................................................................................................

Câu 7. Dựa vào bức tranh bên dưới, em hãy đặt câu theo yêu cầu: (1,5 điểm)

a. Chủ ngữ là danh từ chỉ người.

................................................................................................

b. Chủ ngữ là danh từ chỉ sự vật.

................................................................................................

c. Chủ ngữ là danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên.

................................................................................................

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Nghe – viết (4 điểm)

NGỰA BIÊN PHÒNG
(Trích)

Chúng em trong bản nhỏ
Phơi thật nhiều cỏ thơm
Để mùa đông đem tặng
Ngựa biên phòng yêu thương...

Phan Thị Thanh Nhàn

2. Tập làm văn (6 điểm)

Em hãy viết bài văn tả cây xà cừ mà em yêu thích.

3.2. Đáp án đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 4

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

- Đọc trôi chảy, lưu loát, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, tốc độ đạt yêu cầu đạt 4 điểm. Tùy theo mức độ đọc của học sinh mà giáo viên cho điểm.

- Trả lời câu hỏi: Tác giả gọi cây đa quê mình là “cây đa nghìn năm” vì cây đa ấy đã có từ rất lâu đời, gắn liền với tuổi thơ của bao nhiêu người.

II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)

Câu 1. (0,5 điểm)

D. Được bay đi khám phá những điều mới lạ.

Câu 2. (0,5 điểm)

A. Chim em bị ngã xuống đất.

Câu 3. (1 điểm)

D. Tất cả những đáp án trên đều đúng.

Câu 4. (1 điểm)

Câu 4

Câu 5. (1 điểm)

Câu 5

Câu 6. (1 điểm)

Sáng sớm , các bác nông dân đã dắt trâu đi cày.

Câu 7. (1,5 điểm)

a. Các bạn nhỏ đang chơi thả diều.

b. Những con diều bay lượn trên bầu trời.

c. Buổi chiều, gió thổi lồng lộng.

B. KIỂM TRA VIẾT: (10 ĐIỂM)

1. Chính tả (4 điểm)

- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,5 điểm):

0,5 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ.

0,25 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ.

- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (3 điểm):

Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 3 điểm

2 điểm: nếu có 0 - 4 lỗi;

Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.

- Trình bày (0,5 điểm):

0,5 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng.

0,25 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ.

2. Tập làm văn (6 điểm)

- Trình bày dưới dạng một bài văn, tả cây xà cừ mà em yêu thích, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 6 điểm.

- Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bài xấu, không đúng nội dung yêu cầu.

Bài tham khảo

Trường em trồng rất nhiều cây để lấy bóng mát và làm cảnh như: bàng, phượng vĩ, bằng lăng,… Nhưng gần gũi và thân thuộc nhất với em là bác xà cừ già ở giữa sân trường.

Không biết bác xà cừ đã yên vị ở đây từ bao giờ mà cao và to lắm. Nhìn từ xa, bác xà cừ như một chiếc ô xanh khổng lồ bung nở. Ngọn xà cừ vươn cao vượt cả nóc nhà hai tầng. Tán thì xòe rộng cả một khoảng sân lớn. Thân bác to lắm đến hai đứa học sinh chúng em ôm không xuể.

Vỏ cây màu nâu, xù xì rậm rạp, có những đoạn vỏ còn bong ra thành từng mảng rất cứng. Từ thân có hai cành lớn như hai cánh tay vươn ra đỡ lấy tán lá xum xuê. Cành con vươn ra tứ phía, uyển chuyển la đà. Phần tán lá um tùm xanh tốt ấy mời gọi biết bao nhiêu loài chim về đây làm tổ. Có những ngày chơi dưới tán cây, chúng em còn nghe rất nhiều lũ chim lách cách nói chuyện râm ran với nhau trong vòm lá. Ở phần gần gốc là những cành cây cực kì to, có cành còn to bằng cả thân những cây bạch đàn ở gần đó. Lá cây xà cừ không to lắm, hai mặt xanh nhẵn bóng. Lá cây xanh tốt vào mùa xuân và mùa hè. Mùa thu, lá xà cừ chuyển sang màu vàng và rụng như trút vào mùa đông. Theo những cơn gió, từng trận lá cây trút xuống như mưa, mặt đất như được trải một tấm thảm vàng xuộm vô cùng đẹp mắt. Rễ cây xà cừ rất to, có những đoạn rễ trồi hẳn lên trên mặt đất to bằng cổ tay em, nhìn nó ngoằn ngoèo như những con rắn hổ mang.

Ngày nắng cũng như ngày mưa bác xà cừ vẫn đứng đó, hiên ngang, kiêu hãnh. Chúng em yêu bác xà cừ lắm! Những chiếc lá già giã từ thân mẹ lại được các bạn học sinh thu gom sạch sẽ. Chúng em sẽ bảo vệ và chăm sóc cho bác tốt hơn.

Bác xà cừ sẽ mãi là một kỉ niệm khó quên trong thời học sinh của em. Em mong muốn bác xà cừ mãi tươi tốt để che chở cho học sinh chúng em.

4. Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 4 Chân trời sáng tạo

4.1. Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 4

Trường: Tiểu học……..
Lớp:.............

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
Năm học: 2023-2024
MÔN: TIẾNG VIỆT

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- GV cho học sinh đọc văn bản bài “Cậu bé gặt gió” (trang 79) Tiếng Việt 4 Tập 2 - (Chân trời sáng tạo)

- Dựa vào nội dung bài đọc, HS trả lời câu hỏi: Theo em, việc chế tạo thành công chiếc cối xay gió đã mở ra những gì cho tương lai của Uy-li-am và những người dân trong vùng?

II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)

Đọc đoạn văn sau:

TIẾNG HÁT BUỔI SỚM MAI

Rạng đông, mặt trời tỏa những tia nắng dịu dàng xuống muôn vật.

Bên bìa rừng có một bông hoa lạ, năm cánh mịn như nhung. Bông hoa tỏa hương thơm ngát. Quanh nó, thấp thoáng những cánh bướm dập dờn.

Mặt trời mỉm cười với hoa. Thế là bông hoa cất tiếng hát. Nó hát mãi, hát mãi. Cuối cùng, nó hỏi gió xem thích bài hát đó không.

Gió ngạc nhiên:

– Ơ, chính tôi hát đấy chứ. Tôi đã làm những cánh hoa của bạn đung đưa, tạo thành tiếng lao xao nên bạn cứ tưởng mình hát.

Hoa lại hỏi sương. Những hạt sương long lanh trả lời:

– Bạn nhầm rồi! Đó chính là tiếng ngân nga thánh thót của chúng tôi.

Tranh cãi mãi, chẳng ai chịu ai. Hoa, gió và sương quyết định hỏi bác gác rừng. Bác gác rừng ôn tồn giải thích:

– Mỗi buổi sáng sớm, khi mặt trời bắt đầu sưởi ấm vạn vật, muôn loài đều hân hoan hát ca. Nhưng mỗi loài đều có tiếng hát của riêng mình. Có biết lắng nghe nhau mới hiểu được tiếng hát của nhau, các cháu ạ.

(Theo Truyện nước ngoài)

Câu 1. Hoa hỏi gió điều gì? (0,5 điểm)

A. Bạn có thích bài hát của tôi không?
B. Bạn có thích hát cùng tôi không?
C. Bạn hát hay tôi hát nhỉ?
D. Có phải vừa rồi bạn hát không?

Câu 2. Vì sao hoa, gió và sương đều không nghe được tiếng hát của nhau? (0,5 điểm)

A. Vì mỗi vật đều hát quá to, lấn át tiếng hát của nhau.
B. Vì gió và sương đung đưa, ngân nga hát thánh thót.
C. Vì mỗi vật đều chỉ tập trung vào tiếng hát của bản thân.
D. Vì mỗi vật vừa hát vừa nói chuyện.

Câu 3. Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì? (0,5 điểm)

A. Không nên cãi vã với mọi người xung quanh.
B. Loài nào cũng biết ca hát bằng giọng của chính mình.
C. Cần tôn trọng những vẻ đẹp của mọi người xung quanh.
D. Hãy biết lắng nghe để hiểu nhau hơn.

Câu 4. Nêu công dụng của dấu gạch ngang trong đoạn văn sau: (1 điểm)

Các cô cậu học trò nhìn lên trời và suy nghĩ. Sau vài phút, một em nói:

– Bầu trời xanh như mặt nước mệt mỏi trong ao.

– Vì sao mặt nước lại mệt mỏi? – Thầy hỏi.

– Thưa thầy, mùa hè, nước dạo chơi cùng những làn sóng. Mùa thu, nó mệt nên đứng yên với màu xanh nhạt.

(Theo Xu-khôm-lin-xki)

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

Câu 5. Em hãy tìm thành phần thứ nhất trong các câu sau và điền vào bảng bên dưới: (1 điểm)

(1) Minh chợt nhớ đến ngày giỗ ông năm ngoái. (2) Hôm đó, bà ngoại sang chơi nhà em. (3) Mẹ nấu chè hạt sen. (4) Bà ăn, tấm tắc khen ngon. (5) Lúc bà về, mẹ lại biếu bà một gói trà mạn ướp sen thơm phức.

Câu

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

Chủ ngữ

Câu 6. Tìm câu chủ đề trong đoạn văn sau và cho biết câu đó nằm ở vị trí nào trong đoạn: (1 điểm)

Những bác ong vàng cần cù tìm bắt từng con sâu trong ngách lá. Kia nữa là họ hàng nhà ruồi trâu có đuôi dài như đuôi chuồn chuồn, đó chính là những “hiệp sĩ” diệt sâu róm. Lại còn những cô cậu chim sâu ít nói, chăm chỉ. Những bác cóc già lặng lẽ, siêng năng. Tất cả đều lo diệt trừ sâu bọ để giữ gìn hoa lá.

(Theo Vũ Tú Nam)

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

Câu 7. Dùng dấu “/” để ngăn cách các thành phần trong câu và ghi “CN” dưới chủ ngữ, “VN” dưới vị ngữ, “TN” dưới trạng ngữ: (1,5 điểm)

a. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi.

................................................................................................

b. Chúng có bộ lông vàng óng.

................................................................................................

c. Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít.

................................................................................................

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Nghe – viết (4 điểm)

LENG KENG ĐÀ LẠT
(Trích)

Vó ngựa khua giòn phía trước
Sau lưng lắc lư tiếng cười
Lục lạc leng keng dốc vắng
Quả thông già nào vừa rơi...

Con đường chầm chậm trôi trôi
Thấp thoáng hàng cây, phố xá
Bé thả hồn ra bốn phía
Không say xe mà say sương.

Cao Xuân Sơn

2. Tập làm văn (6 điểm)

Em hãy viết bài văn tả chú chó mà em yêu thích.

4.2. Đáp án đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 4

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

1. Đọc thành tiếng (4 điểm)

- Đọc trôi chảy, lưu loát, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, tốc độ đạt yêu cầu đạt 4 điểm. Tùy theo mức độ đọc của học sinh mà giáo viên cho điểm.

- Trả lời câu hỏi: Việc chế tạo thành công chiếc cối xay gió đã mở ra tương lai của Uy-li-am và những người dân trong vùng: Nó sẽ giúp gia đình Uy-li-am kiếm được nhiều tiền hơn, đồng thời giúp gia đình Uy-li-am cũng như người dân trong làng có điện để sinh hoạt, sản xuất, qua đó gia tăng năng xuất.

2. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)

Câu 1. (0,5 điểm)

A. Bạn có thích bài hát của tôi không?

Câu 2. (0,5 điểm)

C. Vì mỗi vật đều chỉ tập trung vào tiếng hát của bản thân.

Câu 3. (1 điểm)

D. Hãy biết lắng nghe để hiểu nhau hơn.

Câu 4. (1 điểm)

Dấu gạch ngang trong đoạn văn trên có tác dụng đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.

Câu 5. (1 điểm)

Câu

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

Chủ ngữ

Minh

bà ngoại

Mẹ

mẹ

Câu 6. (1 điểm)

- Câu chủ đề là: “Tất cả đều lo diệt trừ sâu bọ để giữ gìn hoa lá.”

- Câu chủ đề nằm ở cuối đoạn.

Câu 7. (1,5 điểm)

a. Hàng ngàn bông hoa/ là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi.
CN VN

b. Chúng/ có bộ lông vàng óng.
CN VN

c. Mùa xuân/, /cây gạo/ gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít.
TN CN VN

B. KIỂM TRA VIẾT: (10 ĐIỂM)

1. Chính tả (4 điểm)

- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,5 điểm):

0,5 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ.

0,25 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ.

- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (3 điểm):

Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 3 điểm

2 điểm: nếu có 0 - 4 lỗi;

Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.

- Trình bày (0,5 điểm):

0,5 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng.

0,25 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ.

2. Tập làm văn (6 điểm)

- Trình bày dưới dạng một bài văn, tả chú chó mà em yêu thích, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 6 điểm.

- Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bày xấu, không đúng nội dung yêu cầu.

Bài tham khảo

Cuối tuần vừa rồi, lúc ở quê lên, mẹ đã mang về cho em một người bạn bốn chân rất đáng yêu. Đó là một chú chó nhỏ vừa đầy hai tháng tuổi. Em đặt tên cho chú là Nấm.

Nấm là một chú chó cỏ bình thường, nhưng vẫn rất là dễ thương. Chú to như một cái bát tô của nhà em. Chú có bộ lông vàng nhạt mềm mại. Cái đầu thì to bằng hai nắm tay của em, điểm trên đó là hai cái tai nhỏ vẫn còn đang cụp xuống. Đôi mắt chú ta thì tròn xoe, đen lay láy, lúc nào cũng nhìn chăm chú vào mọi người với vẻ thơ ngây. Cái mõm ngắn và tròn như quả bầu non mới nhú. Mũi của Nấm thì đen bóng, khi nào cũng ươn ướt.

Nấm tham ăn lắm, nên cái bụng chú lúc nào cũng tròn xoe. Nhìn chú ăn, em thấy vui lắm, cứ đến giờ em lại đem cháo và sữa ra cho chú. Những lúc ấy, cái đuôi nhỏ xíu của Nấm sẽ vẫy vẫy liên hồi như cánh quạt. Yêu nhất ở Nấm là bốn cái chân ngắn cũn, với bàn chân bụ bẫm, mềm mại. Vì chân ngắn quá nên chú di chuyển thật ngộ nghĩnh, nó khiến cái bụng tròn đôi khi chạm vào cả mặt đất. Nấm tuy còn nhỏ vậy thôi nhưng chú ta trông nhà rất tốt đấy, mỗi khi có người lạ tới chú ta lại sủa “gâu gâu” vài tiếng ra oai như thể hiện “tôi làm việc rất chăm chỉ nhé”.

Em yêu Nấm lắm. Em sẽ chăm sóc chú thật tốt để chú lớn nhanh và khỏe mạnh.

....

>> Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Chia sẻ bởi: 👨 Thu Thảo
709
  • Lượt tải: 94.522
  • Lượt xem: 425.896
  • Dung lượng: 7 MB
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Nam Le
    Nam Le

    hay quá luôn👍

    Thích Phản hồi 09:11 08/05
    • Nam Le
      Nam Le

      quá hay

      Thích Phản hồi 09:09 08/05
      • Tuyet Pham
        Tuyet Pham

        hAY


        Thích Phản hồi 18:13 07/05
        Chỉ từ 79.000đ trải nghiệm Download không quảng cáotải toàn bộ tài liệu trên Download với tốc độ cao. Tìm hiểu thêm
        Hoặc không cần đăng nhập và tải nhanh tài liệu Bộ đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2023 - 2024 (Sách mới)