Đề cương ôn tập học kì 2 môn Công nghệ lớp 4 năm 2023 - 2024 (Sách mới) Ôn thi học kì 2 môn Công nghệ 4 sách CTST, KNTT

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Công nghệ lớp 4 năm 2023 - 2024 năm 2023 - 2024 sách Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, giúp thầy cô tham khảo để giao đề cương ôn thi học kì 2 năm 2023 - 2024 cho học sinh của mình.

Với đề cương học kì 2 môn Công nghệ 4, còn giúp các em học sinh luyện tập, nắm chắc kiến thức môn Công nghệ lớp 4, để ôn thi học kì 2 năm 2023 - 2024 hiệu quả. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi học kì 2 năm 2023 - 2024:

Đề cương học kì 2 môn Công nghệ 4 sách Kết nối tri thức

Bài 10: Đồ chơi dân gian trang 47

Câu 1: Đồ chơi dân gian được làm từ những vật liệu nào?

A. Nhựa.
B. Vật liệu dễ kiếm, gần gũi.
C. Gốm.
D. Kim loại.

Câu 2: Chọn những mô tả đúng về đồ chơi dân gian.

A. Đồ chơi dân gian được làm từ vật liệu dễ kiếm, gần gũi.
B. Đồ chơi dân gian là đồ chơi quen thuộc của nhiều thế hệ.
C. Mọi người đều có thể tự làm đồ chơi dân gian.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 3: Ý nghĩa của đồ chơi dân gian là?

A. Thể hiện sự khéo léo, sáng tạo.
B. Mang lại sự vui vẻ cho người chơi.
C. Thể hiện nét đẹp văn hoá của người Việt.
D. Tất cả các đáp án đều đúng.

Câu 4: Đèn ông sao thể hiện ý nghĩa gì?

A. Tượng trưng cho ngũ hành.
B. Cầu bình an và may mắn.
C. Thể hiện mong muốn con cháu thành đạt.
D. Tất cả các đáp án đều đúng.

Câu 5: Đèn ông sao thường xuất hiện vào dịp nào trong năm?

A. Tết nguyên đán.
B. Tết nguyên tiêu.
C. Tết trung thu.
D. Tết Ông Công Ông Táo.

Câu 6: Khi chơi đồ chơi dân gian, em cần phải chơi như thế nào?

A. Em chơi an toàn.
B. Chơi trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi.
C. Chơi ngăn nắp, gọn gàng.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

TỰ LUẬN - BÀI 10: ĐỒ CHƠI DÂN GIAN

Câu 1: Theo em hiểu đồ chơi dân gian là gì? Kể tên một số đồ chơi dân gian mà em biết?

Trả lời: - Đồ chơi dân gian là đồ chơi truyền thống, là những đồ chơi được làm thủ công

- Một số trò chơi dân gian: Đèn ông sao; Tò he; Đầu lân; Trống ếch; Đèn lồng giấy xếp...

Câu 2: Nêu ý nghĩa của đồ chơi dân gian?

Trả lời: Đồ chơi dân gian lưu giữ nét văn hóa truyền thống, được là thủ công bằng những vật liệu từ tự nhiên như tre, bột gạo hấp chín, lá cây,...

Bài 11: Làm đèn lồng trang 51

Câu 1: Đâu là tên các bộ phận chính của đèn lồng?

A. Quai xách.
B. Lồng đèn.
C. Phần trang trí xung quanh đèn lồng.
D. Đáp án A và B đúng.

Câu 2: Dụng cụ cần thiết để làm đèn lồng thủ công là?

A. Bút chì, bút màu.
B. Bút chì, băng dính hai mặt, thước kẻ, kéo, bút màu.
C. Bút chì, thước kẻ, bút màu.
D. Bút chì, kéo, bút màu.

Câu 3: Yêu cầu đối với một chiếc đèn lồng hoàn chỉnh là?

A. Lòng đèn tròn đều, cân đối.
B. Quai xách ở vị trí phù hợp.
C. Màu sách hài hoà, đèn chắc chắn.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 3: Đèn kéo quân được dùng để làm gì?

A. Mô phỏng trò rối bóng, kể về những câu chuyện quen thuộc gắp liền với văn hoá nông nghiệp lứa nước.
B. Giúp mọi người nhớ về lịch sử dân tộc.
C. Giáo dục lòng yêu nước và tự hào dân tộc.
D. Tất cả đáp án trên đều đúng.

Câu 4: Điền từ thích hợp vào chỗ trống “Đèn lồng loại đơn giản nhất là được làm bằng … và gắn cây nến bên trong, còn phức tạp hơn thì có khung tre xếp được hoặc khung kim loại, có giấy dán căng bao phía ngoài. Theo thời gian, một số loại đèn lồng giấy truyền thống có xu hướng được thay bằng nhiều loại chất liệu vải khác nhau”?

A. Giấy bìa.
B. Giấy.
C. Giấy màu.
D. Nhựa.

TỰ LUẬN BÀI 11: LÀM ĐÈN LỒNG

Câu 1: Em cho biết đèn lồng có các bộ phận nào?

Trả lời: Đèn lồng có hai bộ phận chính là lồng đèn và quai xách, ngoài ra đèn lồng còn có các giấy màu, họa tiết để trang trí.

Câu 2: Yêu cầu làm một chiếc đèn lồng đồ chơi hoàn chỉnh là gì?

Trả lời: Yêu cầu: Đầy đủ các bộ phận; Chắc chắn cân đối; Trang trí đẹp

Câu 3: Bước hoàn thiện sản phẩm chúng ta cần thực hành những gì?

Trả lời: - Dùng bút màu, giấy màu trang trí đèn lồng theo ý thích

- Kiểm tra độ chắc chắn của đèn lồng và điều chỉnh.

Câu 4: Em biết những loại đồ chơi nào sử dụng trong dịp tết trung thu?

Trả lời: Những loại đồ chơi sử dụng trong dịp tết trung thu: đèn ông sao, đèn kéo quân, đầu lân, trống ếch, mặt nạ giấy…

....

Đề cương học kì 2 môn Công nghệ 4 sách Chân trời sáng tạo

Nội dung ôn tập học kì 2 Công nghệ 4

ĐỀ CƯƠNG MÔN CÔNG NGHỆ HỌC KÌ II – LỚP 4.
NĂM HỌC: 2023 – 2024

Bài 6. Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật - Sgk / 45.

Câu 1. Em hãy giới thiệu về bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật ?

Trả lời: Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật gồm có 36 chi tiết ( gồm các tấm lỗ, các thanh thẳng, thanh móc, thanh chữ, bánh xe, bánh đai, trục, dây sợi, đai truyền, các loại vít, đai ốc, vòng hãm,..và 3 dụng cụ (gồm hộp đựng ốc vít, tua – vít, cờ - lê).

Câu 2. Em hãy nêu các bước lắp ghép mô hình cầu vượt ?

Trả lời: Các bước lắp ghép mô hình cầu vượt là:

+ Lắp ghép chân cầu.

+ Lắp ghép mặt cầu và thành cầu.

+ Lắp ghép hoàn chỉnh và kiểm tra mô hình.

Câu 3. Khi sử dụng bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật, em cần làm gì ?

Trả lời: Khi sử dụng bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật, em cần:

1. Lựa chọn các chi tiết và dụng cụ phù hợp với mô hình cần lắp ghép.

2. Sử dụng cờ lê, tua – vít để lắp ghép, tháo các chi tiết của mối ghép.

3. Sắp xếp các chi tiết và dụng cụ gọn gàng sau khi sử dụng.

Bài 7. Em lắp ghép mô hình kĩ thuật - Sgk / 52.

Câu 4. Em hãy nêu các bước lắp ghép mô hình kĩ thuật ?

Trả lời: Lắp ghép mô hình kĩ thuật được thực hiện theo các bước sau:

1. Tìm hiểu sản phẩm mẫu.

2. Lựa chọn chi tiết và dụng cụ.

3. Lắp ghép từng bộ phận của mô hình.

4. Lắp ghép hoàn chỉnh và kiểm tra mô hình.

Câu 5. Trong khi thực hành bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật, em cần lưu ý gì?

Trả lời: Trong khi thực hành bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật, em cần lưu ý là: đảm bảo an toàn trong khi thực hành.

Câu 6. Sau khi sử dụng bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật, em cần lưu ý gì?

Trả lời: Sau khi sử dụng bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật, em cần lưu ý là: Sắp xếp gọn gàng bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.

Bài 8. Đồ chơi dân gian - Sgk / 57.

Câu 7. Em hãy kể tên một số đồ chơi dân gian mà em biết ?

Trả lời: Một số đồ chơi dân gian mà em biết là: Tò he, con diều, con rối gỗ, cờ cá ngựa, đèn ông sao, đầu sư tử …

Câu 8. Em hãy kể tên các vật liệu thường dùng để làm đồ chơi dân gian.

Trả lời: Tên các vật liệu thường dùng để làm đồ chơi dân gian là: Đồ chơi dân gian có nhiều loại, từ đơn giản đến phức tạp. Vật liệu làm đồ chơi dân gian có thể là tre, giấy, đất nung, đất sét,...

Câu 9. Khi sử dụng đồ chơi dân gian, em cần làm gì?

Trả lời: Khi sử dụng đồ chơi dân gian, em cần là:

1. Lựa chọn đồ chơi, địa điểm và điều kiện chơi phù hợp.

2. Tìm hiểu đồ chơi và cách chơi.

3. Sử dụng đồ chơi đã chọn theo hướng dẫn.

4. Vệ sinh và bảo quản đồ chơi.

Bài 9. Em làm diều giấy – Sgk/ 62

Câu 10. Nêu các bước thả diều?

Trả lời: Các bước thả diều là:

1. Bước đầu tiên, một tay cầm ở tâm điểm của các sợi dây diều, sau đó đưa diều ra trước gió.

2. Bắt gió cho diều bằng cách chạy khoảng 20m về phía trước. ...

3. Bước tiếp theo là từ từ thả dây dài ra. ...

4. Sau khi thả diều xong, bạn từ từ cuộn dây vào từ từ để thu diều lại.

Câu 11. Nêu các bước làm diều giấy?

Trả lời: Các bước làm diều giấy là:

1. Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ.

2. Làm thân diều.

3. Làm đuôi diều.

4. Gắn dây cho diều.

5. Trang trí và kiểm tra sản phẩm.

Câu 12. Khi làm diều giấy, em cần chọn vật liệu như thế nào?

Trả lời: Khi làm diều giấy, em cần chọn vật liệu là: thân thiện với môi trường như giấy thủ công, giấy báo, que tre, dây dù, …

Câu 13. Em hãy lựa chọn một đồ chơi dân gian có ở địa phương và nêu các bước làm đồ chơi đó ?

Trả lời: - Em chọn đồ chơi dân gian là đèn lồng ông sao

- Các bước làm:

1. Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ

2. Tạo khung hình ông sao

3. Dán giấy kiếng cho lồng đèn

4. Trang trí cho lồng đèn ngôi sao thêm sinh động.

Câu hỏi ôn tập học kì 2 môn Công nghệ 4 theo mức độ

MỨC 1

I. Trắc nghiệm:

Câu 1. Tên của chi tiết sau trong bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật là:

Câu 1

A. Tấm mặt cabin
B. Tấm chữ L
C. Tấm 3 lỗ
D. Tấm 2 lỗ

Câu 2. Tên của chi tiết sau trong bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật là:

Câu 2

A. Tấm mặt cabin
B. Tấm chữ L
C. Tấm 3 lỗ
D. Tấm 2 lỗ

Câu 3. Có … loại vít trong bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật

A. 2
B. 3
C. 4
D. 5

Câu 4. Dụng cụ không nằm trong bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật là:

A. hộp đựng ốc vít
B. tua – vít
C. cờ - lê
D. kéo

Câu 5. Diều có thể làm bằng chất liệu:

A. xi măng.
B. vải dù
C. nhựa
D. gỗ

....

>> Tải file để tham khảo trọn bộ đề cương!

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm