Bộ đề thi học kì 2 lớp 4 năm 2023 - 2024 sách Chân trời sáng tạo 5 Đề kiểm tra cuối kì 2 lớp 4 (Có ma trận + Đáp án)
TOP 5 Đề thi học kì 2 lớp 4 Chân trời sáng tạo năm 2023 - 2024 môn Toán, Tiếng Việt, Lịch sử - Địa lí, Khoa học, Công nghệ, có đáp án, hướng dẫn chấm và bảng ma trận kèm theo, giúp thầy cô xây dựng đề thi cuối học kì 2 năm 2023 - 2024 cho học sinh của mình theo chương trình mới.
Với 5 Đề học kì 2 lớp 4 CTST, còn giúp các em học sinh lớp 4 luyện giải đề, nắm vững cấu trúc đề thi để chuẩn bị cho bài kiểm tra cuối học kì 2 năm 2023 - 2024 đạt kết quả cao. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Bộ đề thi học kì 2 lớp 4 sách Chân trời sáng tạo
1. Đề thi học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí 4 Chân trời sáng tạo
1.1. Đề thi học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí lớp 4
UBND HUYỆN…… | ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II |
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất từ câu 1 đến câu 7:
Câu 1: Điều kiện thuận lợi để phát triển hoạt động kinh tế biển ở vùng Duyên hải miền Trung ? M1 (1 đ)
A. Nước biển mặn
B. Nhiều bãi biển đẹp
C. Nhiều hải sản nổi tiếng
D. Tất cả các ý trên
Câu 2: Các món ăn tiêu biểu của vùng Duyên hải miền Trung: M1 (1đ)
A. Bún bò Huế, Mì Quảng, Kẹo cu đơ Hà Tĩnh, Nem chua Thanh Hoá, Nem nướng Nha Trang, Cao lầu Hội An, Tré rơm Bình Định
B. Canh chua bông điên điển
C. Cá linh chiên bột
D. Lẩu mắm
Câu 3: Cố đô Huế ngày nay thuộc địa phận thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh M1 (1đ)
A. Thừa Thiên Huế
B. Quảng Trị.
C. Đà Nẵng.
D. Quảng Bình.
Câu 4: Phố cổ Hội An thuộc thành phố? M1 (1đ)
A. Quảng Nam
B. Hội An
C. Hải Phòng
D. Hồ Chí Minh
Câu 5: Vùng Tây Nguyên giáp với những quốc gia nào? M1 (1đ)
A. Thái Lan
B. Trung Quốc
C. Lào và Cam-pu-chia
D. Không giáp quốc gia nào
Câu 6: Các dân tộc là chủ nhân của Không gian văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên? M1(1đ)
A. Nùng, Khơ me
B. Tày, Hoa, Khơ me
C. Thái, Nùng, Tày
D. Ê Đê, Gia Rai, Ba Na, Mạ,...
Câu 7: Ý nào dưới đây đúng về khí hậu vùng Nam Bộ? M1 (1đ)
A. Nhiệt độ trung bình năm cao, trên 27°C.
B. Lượng mưa trung bình năm thấp, dưới 500 mm.
C. Khí hậu có bốn mùa rõ rệt.
D. Mùa khô có nền nhiệt thấp và mưa ít.
Câu 8: Nối cột A với các ý ở cột B sao cho thích hợp: M1 (1đ)
A | B | |
Dân số vùng Nam bộ | Ở Đồng Bằng | |
Hơn 35 triệu người | ||
Dân cư vùng Nam bộ tập trung | Đông nhất cả nước | |
Các đô thị |
Câu 9: Điền các từ trong ngoặc (Thưa, Đồng bằng ven biển, Chăm, nhiều)? M2 (1 đ)
Vùng Duyên hải miền Trung khá đông dân, phần lớn tập trung sinh sống ở khu vực …………….. Ở khu vực miền núi, dân cư ít và …………… hơn. Vùng có .................. dân tộc cùng sinh sống. Một số dân tộc trong vùng là: Kinh, Thái, Raglai, ................. Các dân tộc ở đây có văn hoá đặc sắc.
Câu 10: Nam Bộ là vùng có thiên nhiên đa dạng, đặc sắc. Em hãy lựa chọn một số địa điểm du lịch hấp dẫn và cùng người thân lên lịch cụ thể cho hành trình khám phá 4 ngày, 3 đêm của gia đình mình nhé!? M3 (1 đ)
Ngày 1: .........................................................
Ngày 2: .........................................................
Ngày 3: .........................................................
Ngày 4: .........................................................
1.2. Đáp án đề thi học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí 4
Câu | 1 (1đ) | 2 (1đ) | 3 (1đ) | 4 (1đ) | 5 (1đ) | 6 (1đ) | 7 (1đ) |
Đáp án | D | A | A | B | C | D | A |
Câu 8: Nối cột A với các ý ở cột B sao cho thích hợp: (1đ)
Câu 9: Điền các từ Đồng bằng ven biển, thưa, nhiều, Chăm? (1 đ):
Mỗi từ điền đúng 0,25đ
Câu 10: Trả lời hợp lí mỗi ý 0,25 đ
Chẳng hạn
Ngày 1: Cắm trại ở Hà Tiên vui chơi, thư giãn ở đây hết 1 ngày
Ngày 2: Tham quan các di tích
Ngày 3: Đi tắm biển
Ngày 4: Mua sắm đồ lưu niệm và chuẩn bị về nhà
1.3. Ma trận đề thi học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí 4
Mạch kiến thức, kĩ năng | Số câu, số điểm | Mức 1 | Mức 2 | Mức 3 | Tổng |
TN/TL | TN/TL | TN/TL | |||
Bài 15 Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Duyên hải miền Trung | Số câu | 1TN | 1 câu | ||
Số điểm | 1 | 1 điểm | |||
Bài 16 Một số nét văn hóa ở vùng Duyên hải miền Trung |
|
|
|
| |
Bài 17 Cố đô Huế | Số câu | 2TN | 2 câu | ||
Số điểm | 2 | 2 điểm | |||
Bài 18 Phố cổ Hội An | Số câu |
| 1TL | 1 câu | |
Số điểm |
|
| 1 | 1 điểm | |
Bài 19 Thiên nhiên vùng Tây Nguyên | Số câu | 1TN | 1 câu | ||
Số điểm | 1 |
| 1 điểm | ||
Bài 21 Một số nét văn hóa và lịch sử của đồng bào Tây Nguyên | Số câu | 1TN | 1 câu | ||
Số điểm | 1 |
| 1 điểm | ||
Bài 22 Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên | Số câu | 1TN | 1TL | 1 câu | |
Số điểm | 1 | 1 | 1 điểm | ||
Bài 23 Thiên nhiên vùng Nam Bộ | Số câu | 2TN |
| 2 câu | |
Số điểm | 2 |
| 2 điểm | ||
Bài 24 Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Nam Bộ | Số câu | 8 | 1 | 1 | 10 câu |
Số điểm | 8 | 1 | 1 | 10 điểm |
2. Đề thi học kì 2 môn Khoa học 4 Chân trời sáng tạo
2.1.Đề thi học kì 2 môn Khoa học 4
UBND HUYỆN…… | ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II |
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất từ câu 1 đến câu 10:
Câu 1: Cây sẽ thế nào nếu không được tưới nước? M1 - 0,5đ
A. Cây sẽ di chuyển đến nơi có nước.
B. Cây sẽ phát triển tốt.
C. Cây sẽ héo và chết.
D. Cây sẽ chờ mưa.
Câu 2: Động vật cần gì để sống và phát triển? M1-0,5 đ
A. Có đủ không khí, không cần thức ăn, nước uống
B. Không cần không khí, thức ăn, nước uống và ánh sáng
C. Cần có đủ không khí, nước uống và ánh sáng
D. Cần có đủ không khí, thức ăn, nước uống và ánh sáng
Câu 3: Chuỗi thức ăn nào chỉ ra mối quan hệ thức ăn của gà, lúa và diều hâu? M1-0,5 đ
A. Gà → Diều hâu → Lúa
B. Diều hâu → Lúa → Gà
C. Lúa → Gà → Diều hâu
D. Gà → Lúa → Diều hâu
Câu 4. Để sống và phát triển bình thường, thực vật cần: M1-0,5 đ
a. Có đủ nước, ánh sáng và không khí.
b. Có đủ nước, ánh sáng, chất khoáng, không khí.
c. Có đủ nước, ánh sáng, chất khoáng.
d. Chỉ cần có đủ không khí và nước.
Câu 5: Nấm đùi gà có hình dạng như thế nào? M1-(0,5đ)
A. Tròn
B. Cao, tròn, thân to bụ bẫm
C. Mỏng, dẹt
D. Dài, nhỏ, cao
Câu 6: Cần làm gì để phòng tránh ngộ độc do nấm lạ gây ra? M1- (0,5đ)
A. Chúng ta cần lựa chọn những nấm ăn rõ nguồn gốc
B. không ăn nấm lạ và những thực phẩm đã quá hạn sử dụng
C. Không ăn nấm có màu và mùi lạ
D. Tất cả các ý trên đều đúng
Câu 7: Dựa vào thành phần các chất dinh dưỡng có trong thức ăn, người ta chia thức ăn thành các nhóm: M1 - (0,5đ)
A. Nhóm chứa nhiều chất bột đường và nhóm chứa nhiều chất béo
B. Nhóm chứa nhiều chất bột đường; nhóm chứa nhiều chất đạm; nhóm chứa nhiều chất béo và nhóm chứa nhiều vi-ta-min, chất khoáng.
C. Nhóm chứa nhiều chất đạm; nhóm chứa nhiều vi-ta-min, chất khoáng và nhóm chứa nhiều nước.
D. Nhóm chứa nhiều chất đạm, nhóm chứa nhiều chất béo và chất xơ
Câu 8: Tại sao chúng ta cần ăn phối hợp các loại thức ăn? M1-0,5 đ
A. Các loại thức ăn khác nhau chứa các chất dinh dưỡng và năng lượng giống nhau.
B. Các loại thức ăn khác nhau chứa các chất dinh dưỡng và năng lượng khác nhau.
C. Ăn phối hợp nhiều loại thức ăn để cung cấp đầy đủ các chất cần thiết.
D. Ăn phối hợp vì em thích
Câu 9: Nước có vai trò như thế nào đối với cơ thể? M1-0,5 đ
A. Làm mát cơ thể
B. Tham gia vào quá trình bài tiết các chất thải
C. Hỗ trợ quá trình tiêu hoá,...
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 10: Dấu hiệu của bệnh béo phì? M1-0,5 đ
A. Cân nặng vượt mức trung bình của độ tuổi
B. Mỡ được tích tụ nhiều ở các phần cơ thể như bụng, đùi, eo
C. Cân nặng và chiều cao thấp hơn mức trung bình của độ tuổi.
D. A, B đúng
Câu 11: Nối thông tin ở cột A với thông tin ở cột B cho thích hợp M3- (2đ)
A | B | |
Lá | Tạo thành quả | |
Thân | Vận chuyển nước và chất khoáng lên phía trên. | |
Rễ | Thực hiện quá trình quang hợp, hô hấp, thoát hơi nước | |
Hoa cái | Vận chuyển nước và chất khoáng lên phía trên. |
Câu 12: Điền các từ (tươi sạch, nước sạch, an toàn, ba ngày) vào chỗ chấm thích hợp. M2-(1đ)
Để sử dụng thực phẩm ……… em cần chọn mua thức ăn ………., rõ nguồn gốc, có hạn sử dụng và được bảo quản an toàn; thức ăn được chế biến bằng ……….. và dụng cụ sạch; ăn chín, uống sôi; bảo quản thức ăn đã chế biến trong tủ lạnh không quá ……….
Câu 13: Em hãy nêu ít nhất 4 việc để phòng tránh tai nạn đuối nước? M3-(2đ)
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
2.2. Đáp án đề thi học kì 2 môn Khoa học 4
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | C | D | C | B | B | D | B | C | D | D |
Điểm | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 0,5 |
Câu 11: (2 điểm) Nối đúng mỗi ô được 2 điểm
Câu 12: (1 điểm) Điền đúng mỗi từ được 0,25 điểm:
tươi sạch, nước sạch, an toàn, ba ngày
Câu 13: (1 điểm) HS kể đúng 1 Việc được 0,25đ
Ví dụ:
- Mặc áo phao khi đi bơi
- Không đùa nghịch gần ao hồ sông suối
- Bể chứa nước cần có nắp đậy
- Không lội qua sông suối khi trời mưa lũ…..
2.3. Ma trận đề thi học kì 2 môn Khoa học 4
Mạch kiến thức, kĩ năng | Số câu, số điểm | Mức 1 | Mức 2 | Mức 3 | Tổng |
TN/TL | TN/TL | TN/TL | |||
Bài 17 Chăm sóc cây trồng và vật nuôi | Số câu | 2TN | 2 câu | ||
Số điểm | 1 | 1 điểm | |||
Bài 30 Chuỗi thức ăn trong tự nhiên | Số câu | 1TN | 1 câu | ||
Số điểm | 0,5 | 0,5 điểm | |||
Bài 20 Nấm ăn và nấm men trong đời sống | Số câu | 1TN | 1TL | 2 câu | |
Số điểm | 0,5 |
| 2 | 2,5 điểm | |
Bài 21 Nấm có hại và cách bảo quản thực phẩm | Số câu | 1TN | 1 câu | ||
Số điểm | 0.5 |
| 0.5 điểm | ||
Bài 23 Các Nhóm Chất Dinh Dưỡng có trong thức ăn | Số câu | 2TN | 2 câu | ||
Số điểm | 1 |
|
| 1 điểm | |
Bài 25 Ăn uống khoa học để cơ thể khoẻ mạnh | Số câu | 1TN | 1TL | 2 câu | |
Số điểm | 0,5 | 1 | 1.5 điểm | ||
Bài 26 Thực phẩm an toàn | Số câu | 1TN |
| 1 câu | |
Số điểm | 0.5 |
| 0,5 điểm | ||
Bài 27 Một số bệnh liên quan đến dinh dưỡng | Số câu | 1TN |
| 1 câu | |
Số điểm | 0.5 |
|
| 0.5 điểm | |
Bài 28 Phòng tránh đuối nước | Số câu |
| 1TL |
| |
Số điểm |
| 2 |
| ||
Tổng | Số câu | 10 | 1 | 2 | 13 câu |
Số điểm | 5 | 1 | 4 | 10 điểm |
3. Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 4 Chân trời sáng tạo
3.1. Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 4
Trường: Tiểu học…….. | ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 |
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- GV cho học sinh đọc văn bản bài “Cậu bé gặt gió” (trang 79) Tiếng Việt 4 Tập 2 - (Chân trời sáng tạo)
- Dựa vào nội dung bài đọc, HS trả lời câu hỏi: Theo em, việc chế tạo thành công chiếc cối xay gió đã mở ra những gì cho tương lai của Uy-li-am và những người dân trong vùng?
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)
Đọc đoạn văn sau:
TIẾNG HÁT BUỔI SỚM MAI
Rạng đông, mặt trời tỏa những tia nắng dịu dàng xuống muôn vật.
Bên bìa rừng có một bông hoa lạ, năm cánh mịn như nhung. Bông hoa tỏa hương thơm ngát. Quanh nó, thấp thoáng những cánh bướm dập dờn.
Mặt trời mỉm cười với hoa. Thế là bông hoa cất tiếng hát. Nó hát mãi, hát mãi. Cuối cùng, nó hỏi gió xem thích bài hát đó không.
Gió ngạc nhiên:
– Ơ, chính tôi hát đấy chứ. Tôi đã làm những cánh hoa của bạn đung đưa, tạo thành tiếng lao xao nên bạn cứ tưởng mình hát.
Hoa lại hỏi sương. Những hạt sương long lanh trả lời:
– Bạn nhầm rồi! Đó chính là tiếng ngân nga thánh thót của chúng tôi.
Tranh cãi mãi, chẳng ai chịu ai. Hoa, gió và sương quyết định hỏi bác gác rừng. Bác gác rừng ôn tồn giải thích:
– Mỗi buổi sáng sớm, khi mặt trời bắt đầu sưởi ấm vạn vật, muôn loài đều hân hoan hát ca. Nhưng mỗi loài đều có tiếng hát của riêng mình. Có biết lắng nghe nhau mới hiểu được tiếng hát của nhau, các cháu ạ.
(Theo Truyện nước ngoài)
Câu 1. Hoa hỏi gió điều gì? (0,5 điểm)
A. Bạn có thích bài hát của tôi không?
B. Bạn có thích hát cùng tôi không?
C. Bạn hát hay tôi hát nhỉ?
D. Có phải vừa rồi bạn hát không?
Câu 2. Vì sao hoa, gió và sương đều không nghe được tiếng hát của nhau? (0,5 điểm)
A. Vì mỗi vật đều hát quá to, lấn át tiếng hát của nhau.
B. Vì gió và sương đung đưa, ngân nga hát thánh thót.
C. Vì mỗi vật đều chỉ tập trung vào tiếng hát của bản thân.
D. Vì mỗi vật vừa hát vừa nói chuyện.
Câu 3. Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì? (0,5 điểm)
A. Không nên cãi vã với mọi người xung quanh.
B. Loài nào cũng biết ca hát bằng giọng của chính mình.
C. Cần tôn trọng những vẻ đẹp của mọi người xung quanh.
D. Hãy biết lắng nghe để hiểu nhau hơn.
Câu 4. Nêu công dụng của dấu gạch ngang trong đoạn văn sau: (1 điểm)
Các cô cậu học trò nhìn lên trời và suy nghĩ. Sau vài phút, một em nói:
– Bầu trời xanh như mặt nước mệt mỏi trong ao.
– Vì sao mặt nước lại mệt mỏi? – Thầy hỏi.
– Thưa thầy, mùa hè, nước dạo chơi cùng những làn sóng. Mùa thu, nó mệt nên đứng yên với màu xanh nhạt.
(Theo Xu-khôm-lin-xki)
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
Câu 5. Em hãy tìm thành phần thứ nhất trong các câu sau và điền vào bảng bên dưới: (1 điểm)
(1) Minh chợt nhớ đến ngày giỗ ông năm ngoái. (2) Hôm đó, bà ngoại sang chơi nhà em. (3) Mẹ nấu chè hạt sen. (4) Bà ăn, tấm tắc khen ngon. (5) Lúc bà về, mẹ lại biếu bà một gói trà mạn ướp sen thơm phức.
Câu | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) |
Chủ ngữ |
Câu 6. Tìm câu chủ đề trong đoạn văn sau và cho biết câu đó nằm ở vị trí nào trong đoạn: (1 điểm)
Những bác ong vàng cần cù tìm bắt từng con sâu trong ngách lá. Kia nữa là họ hàng nhà ruồi trâu có đuôi dài như đuôi chuồn chuồn, đó chính là những “hiệp sĩ” diệt sâu róm. Lại còn những cô cậu chim sâu ít nói, chăm chỉ. Những bác cóc già lặng lẽ, siêng năng. Tất cả đều lo diệt trừ sâu bọ để giữ gìn hoa lá.
(Theo Vũ Tú Nam)
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
Câu 7. Dùng dấu “/” để ngăn cách các thành phần trong câu và ghi “CN” dưới chủ ngữ, “VN” dưới vị ngữ, “TN” dưới trạng ngữ: (1,5 điểm)
a. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi.
................................................................................................
b. Chúng có bộ lông vàng óng.
................................................................................................
c. Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít.
................................................................................................
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Nghe – viết (4 điểm)
LENG KENG ĐÀ LẠT
(Trích)
Vó ngựa khua giòn phía trước
Sau lưng lắc lư tiếng cười
Lục lạc leng keng dốc vắng
Quả thông già nào vừa rơi...
Con đường chầm chậm trôi trôi
Thấp thoáng hàng cây, phố xá
Bé thả hồn ra bốn phía
Không say xe mà say sương.
Cao Xuân Sơn
2. Tập làm văn (6 điểm)
Em hãy viết bài văn tả chú chó mà em yêu thích.
3.2. Đáp án đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 4
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
1. Đọc thành tiếng (4 điểm)
- Đọc trôi chảy, lưu loát, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, tốc độ đạt yêu cầu đạt 4 điểm. Tùy theo mức độ đọc của học sinh mà giáo viên cho điểm.
- Trả lời câu hỏi: Việc chế tạo thành công chiếc cối xay gió đã mở ra tương lai của Uy-li-am và những người dân trong vùng: Nó sẽ giúp gia đình Uy-li-am kiếm được nhiều tiền hơn, đồng thời giúp gia đình Uy-li-am cũng như người dân trong làng có điện để sinh hoạt, sản xuất, qua đó gia tăng năng xuất.
2. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)
Câu 1. (0,5 điểm)
A. Bạn có thích bài hát của tôi không?
Câu 2. (0,5 điểm)
C. Vì mỗi vật đều chỉ tập trung vào tiếng hát của bản thân.
Câu 3. (1 điểm)
D. Hãy biết lắng nghe để hiểu nhau hơn.
Câu 4. (1 điểm)
Dấu gạch ngang trong đoạn văn trên có tác dụng đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
Câu 5. (1 điểm)
Câu | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) |
Chủ ngữ | Minh | bà ngoại | Mẹ | Bà | mẹ |
Câu 6. (1 điểm)
- Câu chủ đề là: “Tất cả đều lo diệt trừ sâu bọ để giữ gìn hoa lá.”
- Câu chủ đề nằm ở cuối đoạn.
Câu 7. (1,5 điểm)
a. Hàng ngàn bông hoa/ là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi.
CN VN
b. Chúng/ có bộ lông vàng óng.
CN VN
c. Mùa xuân/, /cây gạo/ gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít.
TN CN VN
B. KIỂM TRA VIẾT: (10 ĐIỂM)
1. Chính tả (4 điểm)
- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,5 điểm):
0,5 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ.
0,25 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ.
- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (3 điểm):
Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 3 điểm
2 điểm: nếu có 0 - 4 lỗi;
Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.
- Trình bày (0,5 điểm):
0,5 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng.
0,25 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ.
2. Tập làm văn (6 điểm)
- Trình bày dưới dạng một bài văn, tả chú chó mà em yêu thích, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 6 điểm.
- Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bày xấu, không đúng nội dung yêu cầu.
Bài tham khảo
Cuối tuần vừa rồi, lúc ở quê lên, mẹ đã mang về cho em một người bạn bốn chân rất đáng yêu. Đó là một chú chó nhỏ vừa đầy hai tháng tuổi. Em đặt tên cho chú là Nấm.
Nấm là một chú chó cỏ bình thường, nhưng vẫn rất là dễ thương. Chú to như một cái bát tô của nhà em. Chú có bộ lông vàng nhạt mềm mại. Cái đầu thì to bằng hai nắm tay của em, điểm trên đó là hai cái tai nhỏ vẫn còn đang cụp xuống. Đôi mắt chú ta thì tròn xoe, đen lay láy, lúc nào cũng nhìn chăm chú vào mọi người với vẻ thơ ngây. Cái mõm ngắn và tròn như quả bầu non mới nhú. Mũi của Nấm thì đen bóng, khi nào cũng ươn ướt.
Nấm tham ăn lắm, nên cái bụng chú lúc nào cũng tròn xoe. Nhìn chú ăn, em thấy vui lắm, cứ đến giờ em lại đem cháo và sữa ra cho chú. Những lúc ấy, cái đuôi nhỏ xíu của Nấm sẽ vẫy vẫy liên hồi như cánh quạt. Yêu nhất ở Nấm là bốn cái chân ngắn cũn, với bàn chân bụ bẫm, mềm mại. Vì chân ngắn quá nên chú di chuyển thật ngộ nghĩnh, nó khiến cái bụng tròn đôi khi chạm vào cả mặt đất. Nấm tuy còn nhỏ vậy thôi nhưng chú ta trông nhà rất tốt đấy, mỗi khi có người lạ tới chú ta lại sủa “gâu gâu” vài tiếng ra oai như thể hiện “tôi làm việc rất chăm chỉ nhé”.
Em yêu Nấm lắm. Em sẽ chăm sóc chú thật tốt để chú lớn nhanh và khỏe mạnh.
4. Đề thi học kì 2 môn Toán 4 Chân trời sáng tạo
4.1. Đề thi học kì 2 môn Toán 4
TRƯỜNG: ………………………… LỚP: 4 | KIỂM TRA CUỐI NĂM HỌC 2023-2024 MÔN TOÁN – LỚP 4 (40 phút ) NGÀY KIỂM TRA: ../..../ 2024 |
I . TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng ở các câu 1, 2, 3, 4, 5, 6
Câu 1. Phân số nào dưới đây biểu diễn phần tô đậm của hình bên:
a. \(\frac{8}{3}\)
b. \(\frac{8}{11}\)
c. \(\frac{3}{8}\)
d. \(\frac{3}{11}\)
Câu 2. Phân số chỉ phần đã ăn trong hình sau được đọc là:
a. Bốn phần tư
b. Bốn phần hai
c. Hai phần tư
d. Hai phần hai
Câu 3. Trong các phân số dưới đây, phân số nào bằng phân số \(\frac{3}{8}\)
a. \(\frac{6}{8}\)
b. \(\frac{9}{16}\)
c. \(\frac{12}{32}\)
d. \(\frac{6}{24}\)
Câu 4. Trong các phân số \(\frac{2}{6} ; \frac{7}{3} ; 1 ; \frac{3}{4}\) phân số nào là phân số lớn nhất?
a. \(\frac{2}{6}\)
b. \(\frac{7}{3}\)
c. 1
d. \(\frac{3}{4}\)
Câu 5. Hình thoi có đặc điểm gì? (M1)
a. Hình thoi có 2 cặp cạnh đối diện song song và có 4 cạnh bằng nhau.
b. Hình thoi có 1 cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.
c. Hình thoi có 2 cặp cạnh đối diện song song và 4 góc vuông.
d. Hình thoi có 1 cặp cạnh đối diện song song và 4 cạnh bằng nhau
Câu 6. Biểu đồ dưới đây biểu thị số mét vải cửa hàng bán được trong năm 2023:
Em hãy sắp xếp dãy số liệu màu vải theo thứ tự từ nhiều đến ít:
a. Đen, Xanh, Nâu, Trắng
b. Xanh, Trắng, Đen, Nâu
c. Trắng, Xanh, Đen, Nâu
d. Xanh, Trắng, Nâu, Đen
II. TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1. Tính:
a. \(\frac{3}{6}+\frac{5}{6}\)
b. \(\frac{17}{20}-\frac{2}{5}\)
c. \(\frac{3}{5} \times \frac{5}{7}\)
d. \(\frac{4}{7}: \frac{3}{5}\)
Câu 2. Quy đồng mẫu số các phân số \(\frac{3}{4}\) và \(\frac{1}{12}\)
Câu 3. Tính Giá trị biểu thức:
\(\frac{7}{5} \times \frac{4}{3}-\frac{2}{5} \times \frac{4}{3}\)
Câu 4. Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
a) \(\frac{5}{12} phút =.....giây\)
b) \(7 \mathrm{~cm}^{2} 8 \mathrm{~mm}^{2}= ......\mathrm{mm}^{2}\)
Câu 5. Một giá sách có 2 ngăn, trong đó ngăn dưới có 72 quyển sách. Số sách ở ngăn trên bằng \(\frac{5}{6}\) số sách ở ngăn dưới. Hỏi giá sách có tất cả bao nhiêu quyển sách?
4.2. Đáp án đề thi học kì 2 môn Toán 4
I. TRẤC NGHIỆM: (3đ)
Câu 1. B (0.5đ)
Câu 2. C (0.5đ)
Câu 3. C (0.5đ)
Câu 4. D (0.5đ)
Câu 5. A (0.5đ)
Câu 6. D (0.5đ)
II. TỰ LUẬN: (7đ)
Câu 1. Tính: 2đ
a. \(\frac{3}{6}+\frac{5}{6}=\frac{3+5}{6}=\frac{8}{6}=\frac{4}{3}\)
b. \(\frac{17}{20}-\frac{2}{5}=\frac{17}{20}-\frac{8}{20}=\frac{17-8}{20}=\frac{9}{20}\)
c. \(\frac{\mathbf{3}}{\mathbf{5}} \times \frac{\mathbf{5}}{7}=\frac{3 x 5}{5 x 7}=\frac{15}{35}=\frac{3}{7}\)
d. \(\frac{4}{7}: \frac{3}{5}=\frac{4 \times 5}{7 \times 3} \frac{20}{21}\)
Mỗi câu HS tính đúng đạt 0,5 đ
Câu 2. Quy đồng mẫu số các phân số \(\frac{3}{4}\) và \(\frac{1}{12}\) (1đ)
MSC: 32\(\frac{3}{4}=\frac{3 x 3}{4 x 3}=\frac{9}{12}\)
Quy đồng mẫu số các phân số \(\frac{3}{4}\) và \(\frac{1}{12}\) ta được phân số \(\frac{9}{12}\) và \(\frac{1}{12}\)
Mỗi câu HS tính đúng đạt 0,5 đ
Câu 3: Tính giá trị biểu thức: 1đ
\(\frac{7}{5} x \frac{4}{3}-\frac{2}{5} \times \frac{4}{3}=\left(\frac{7}{5}-\frac{2}{5}\right) \times \frac{4}{3}=\frac{5}{5} \times \frac{4}{3}=\frac{5 \times 4}{5 \times 3}=\frac{20}{15}=\frac{4}{3}\)
Câu 4. Điền số thích hợp vào chỗ chấm: 1 đ
12 (5) phút = 25 giây b) 7 cm2 8 mm2 = 708mm2
a) \(\frac{5}{12} phút = 25 giây\)
b) \(7 \mathrm{~cm}^{2} 8 \mathrm{~mm}^{2}= 708\mathrm{mm}^{2}\)
Câu 5: Giải toán: 2đ
Số quyển sách ở ngăn trên là:
\(72x\frac{5}{6}=60\) (quyển sách) (1 điểm)
Số quyển sách cả hai ngăn là:
72 + 60 = 132 (quyển sách) (0,5 điểm)
Đáp số: 132 quyển sách (0,5 điểm)
4.3. Ma trận đề thi học kì 2 môn Toán 4
Mạch kiến thức | Nội dung kiến thức | Số câu | Câu số | Mức 1 | Mức 2 | Mức 3 | Điểm | Ghi chú | |||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||||||
Số và phép tính 80% | 11 | 2 | 2 | 0 | 2 | 0 | 2 | 8 | |||
Nhận biết được khái niệm về phân số, tử số, mẫu số. | 1 | 1/I | 0.5 | ||||||||
Đọc, viết được phân số | 1 | 2/I | 0.5 | ||||||||
Phân số bằng nhau | 1 | 3/I | 0.5 | ||||||||
Xác định được phân số lớn nhất hoặc bé nhất (trong một nhóm có không quá 4 phân số) | 1 | 4/I | 0.5 | ||||||||
Rút gọn phân số hoặc quy đồng phân số (trong trường hợp có mẫu số chia hết cho mẫu số còn lại) | 1 | 2/II | 1 | ||||||||
Các phép tính cộng, trừ phân số (các phân số có cùng mẫu số, có một mẫu số chia hết cho các mẫu còn lại) và nhân, chia phân số | 4 | 1/II | 2 | ||||||||
Tính giá trị biểu thức Tính bằng cách thuận tiện nhất (số tự nhiên hoặc phân số) | 1 | 3/II | 1 | ||||||||
Giải toán có lời văn: Giải các bài toán (có đến 2 hoặc 3 bước tính) liên quan đến tìm phân số của một số | 1 | 5/II | 2 | ||||||||
Hình học và đo lường 15% | 2 | 0.5 | 0 | 0 | 1 | 0 | 0 | 1.5 | |||
Nhận biết hình bình hành, hình thoi | 1 | 5/I | 0.5 | ||||||||
Thực hiện được chuyển đổi, tính toán với các số đo độ dài, diện tích, khối lượng, thời gian | 1 | 4/II | 1 | ||||||||
Một số yếu tố thống kê và xác suất 5% | 1 | 0.5 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0.5 | |||
Nhận biết được cách sắp xếp dãy số liệu thống kê theo các tiêu chí cho trước | 1 | 6/I | 0.5 | ||||||||
TỔNG CỘNG ĐIỂM CÁC CÂU | 14 | 3 | 2 | 0 | 3 | 0 | 2 | 10 |
Số câu: | 14 | ||||
Tỉ lệ điểm theo mức độ nhận thức | |||||
- Mức 1: | 5 | điểm | = | 50 | % |
- Mức 2: | 3 | điểm | = | 30 | % |
- Mức 3: | 2 | điểm | = | 20 | % |
Tỉ lệ điểm trắc nghiệm/tự luận | |||||
- Trắc nghiệm: | 3 | điểm | = | 30 | % |
- Tự luận: | 7 | điểm | = | 70 | % |
5. Đề thi học kì 2 môn Công nghệ 4 Chân trời sáng tạo
5.1. Đề thi học kì 2 môn Công nghệ 4
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 câu - 7,0 điểm)
Chọn phương án trả lời đúng trong mỗi câu dưới đây:
Câu 1. Hãy cho biết, đâu là chi tiết tấm chữ L?
Câu 2. Yêu cầu đối với sản phẩm mô hình cầu vượt là:
A. Đầy đủ bộ phận
B. Mối ghép đúng vị trí
C. Mối ghép chắc chắn
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 3. Đây là đồ chơi dân gian nào?
A. Mặt nạ giấy bồi
B. Trống cơm
C. Con lân
D. Chong chóng
Câu 4. “Bảo quản diều cẩn thận” thuộc bước nào của quy trình thả diều?
A. Chuẩn bị
B. Bắt gió cho diều
C. Thả diều
D. Thu diều và bảo quản diều
Câu 5. Bước 2 của quy trình làm diều là:
A. Chuẩn bị
B. Làm thân diều
C. Làm đuôi diều
D. Gắn dây cho diều
Câu 6. Cánh diều có kích thước là:
A. 30 cm × 30 cm
B. 2 cm × 25 cm
C. 2 cm × 40 cm
D. 3 cm × 60 cm
Câu 7. “Gắn dây cho diều” thuộc bước thứ mấy của quy trình làm diều?
A. 1
B. 3
C. 5
D. 4
II. PHẦN TỰ LUẬN (3 câu - 3,0 điểm)
Câu 8 (1 điểm). Em hãy sắp xếp các hình dưới đây theo đúng thứ tự các bước lắp ghép mô hình cầu vượt.
Câu 9 (1 điểm). Em hãy trình bày nội dung thu diều và bảo quản diều của quy trình thả diều?
Câu 10 (1 điểm). Em hãy trình bày nội dung của bước làm thân diều?
5.2. Đáp án đề thi học kì 2 môn Công nghệ 4
I. Phần trắc nghiệm
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 |
C | D | A | C | B | B | D |
II. Phần tự luận
Câu 8.
Thứ tự các bước lắp ghép mô hình cầu vượt là:
- Bước 1: Hình a
- Bước 2: Hình c
- Bước 3: Hình b
Câu 9.
Nội dung thu diều và bảo quản diều của quy trình thả diều là:
- Cuộn dây diều lại từ từ, kết hợp đi về phía diều cho đến khi diều hạ cánh an toàn.
- Bảo quản diều cẩn thận.
Câu 10.
Nội dung của bước làm thân diều là:
- Dán thanh tre dài 45cm bằng băng dính theo đường chéo của tờ giấy màu có kích thước 30cm × 30cm để tạo xương sống diều.
- Dùng dây buộc vào hai đầu thanh tre dưới 50cm tạo hình cánh cung.
- Dán hình cánh cung lên xương sống diều bằng băng dính.