Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 8 năm 2022 - 2023 7 Đề thi giữa kì 2 Sinh 8 (Có ma trận, đáp án)

Đề kiểm tra giữa học kì 2 Sinh 8 năm 2022 - 2023 bao gồm 7 đề có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi.

Đề thi giữa kì 2 Sinh 8 được biên soạn bám sát nội dung chương trình trong sách giáo khoa. Thông qua đề thi Sinh học lớp 8 giữa học kì 2 sẽ giúp quý thầy cô giáo xây dựng đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức và kỹ năng, giúp phụ huynh kiểm tra kiến thức cho các con của mình. Đặc biệt giúp các em luyện tập củng cố và nâng cao kỹ năng làm quen với các dạng bài tập để làm bài kiểm tra giữa học kì 2 đạt kết quả tốt. Bên cạnh đó các bạn tham khảo thêm một số đề thi như: đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 8, đề thi giữa kì 2 môn Lịch sử 8.

Bộ đề thi giữa kì 2 Sinh 8 năm 2022 (Có đáp án)

Đề kiểm tra giữa kì 2 Sinh học 8 - Đề 1

Đề thi giữa kì 2 Sinh học 8

I. Phần trắc nghiệm: 3 điểm

Khoanh tròn vào một chữ cái A, B, C hoặc D trước phương án trả lời đúng.

Câu 1. Nhu cầu dinh dưỡng của người phụ thuộc vào những yếu tố nào?

A. Giới tính, lứa tuổi
B. Lứa tuổi, hình thức lao động
C. Hình thức lao động
D. Trạng thái cơ thể, lứa tuổi và hình thức lao động, giới tính

Câu 2. Nhóm thực phẩm nào giàu chất gluxit:

A. Trứng, thịt nạc, sắn
C. Gạo, ngô, khoai, sắn
B. Ngô, cá, rau cải
D. Mỡ lợn, lạc, đậu tương

Câu 3. Khẩu phần ăn là gì?

A. Lượng thức ăn cung cấp cho cơ thể trong một ngày.
B. Lượng thức ăn cho một người
C. Lượng thức ăn cho gia đình.
D. Lượng thức ăn dư thừa.

Câu 4. Xác định khối lượng thải bỏ của 150g đu đủ chín biết tỉ lệ thải bỏ là 12 %.

A. 10g
B. 18 g
C. 132g
D. 140g

Câu 5. Lượng thực phẩm ăn được (A2 ) được xác định bằng cách nào khi biết lượng cung cấp (A ) và lượng thải bỏ (A1)

A. A2 = A + A1
B. A2 = A – A1
C. A2 = A . A
D. A2 = A : A1

Câu 6. Tuỷ sống có hai đoạn phình to là:

A. Cổ và ngực
C. Ngực và thắt lưng
B. Cổ và thắt lưng
D. Ngực và cùng

Câu 7. Cấu tạo của tuỷ sống bao gồm:

A. Chất xám ở trong. chất trắng ở ngoài
B. Chất xám ở ngoài, chất trắng ở trong.
C. Chất xám ở trong, chất trắng ở dưới.
D. Chất trắng ở trên, chất xám ở dưới.

Câu 8. Số lượng dây thần kinh tuỷ sống là:

A. 18 đôi
C. 12 đôi
B. 25 đôi
D. 31 đôi

Câu 9. Chất xám của tủy sống có chức năng:

A. Điều khiển phản xạ không điều kiện
B. Điều khiển phản xạ có điều kiện
C. Không điều khiển phản xạ
D. Điều khiển hệ xương

Câu 10. Tuỷ sống được bảo vệ bởi:

A. Cột sống
C. Xương lồng ngực
B. Đốt sống
D. Xương ức

Câu 11. Vai trò của chất xám là:

A. Liên hệ các phần khác nhau của hệ thần kinh.
B. Là trung khu điều khiển các phản xạ không điều kiện.
C. Là trung khu của các phản xạ có điều kiện.
D. Tất cả các ý trên.

Câu 12. Ếch đã hủy não để nguyên tủy. Khi kích thích 1 chi sau bên phải bằng HCl 0,3% có hiện tượng gì xảy ra ?

A. Chi sau bên phải co.
B. Chi sau bên trái co
C. 2 chi sau co
D. Cả 4 chi đều co.

II. Phần tự luận: 7 điểm

Câu 1: 3 điểm.

Nêu các nguyên tắc lập khẩu phần thức ăn.

Câu 2: 3 điểm

Em hãy tính lượng prôtêin, gluxit, lipit và tổng năng lượng có trong 400g gạo tẻ.

Biết: 100g gạo có: 7,9g prôtin; 1g lipit; 76,2g gluxit: và cung cấp 344 kcal.

Câu 3: 1 điểm.

Tại sao nói dây thần kinh tuỷ là dây pha?

Đáp án đề thi giữa kì 2 Sinh 8

I. Phần trắc nghiệm: 3 điểm (Mỗi ý đúng 0,25 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

D

C

A

D

A

B

A

D

A

A

B

A

II. Phần tự luận. 7 điểm

Câu

Đáp án

Điểm

1

Gồm: 3 nguyên tắc:

- Đảm bảo đủ lượng thức ăn, phù hợp nhu cầu từng đối tượng.

- Đảm bảo cân đối thành phần chất hữu cơ, cung cấp đủ muối khoáng và vitamin.

- Đảm bảo cùn cấp đủ năng lượng cho cơ thể.

0,75

0,75

0,75

0,75

2

* 400g gạo tẻ cho

Protein: 7,9 x 4 = 31,6g

Lipit: 1 x 4 = 4g

Gluxit: 76,9 x 4 = 307,6g

* Tổng năng lượng trong 400g: 344 x 4 = 1376 kcal

0,75

0,75

0,75

0,75

3

Vì: Gồm các bó sợi thần kinh hướng tâm và các bó sợi thần kinh li tâm được nối với tuỷ qua các rễ sau và rễ trước.

1

Ma trận đề kiểm tr giữa kì 2 Sinh 8

Nội dung

Mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Phân tích khẩu phần ăn

- Trình bày nguyên tắc lập khẩu phần dẩm bảo đủ chất và lượng

+ Phù hợp đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng với đối tượng: lứa tuổi, thể trạng, tình hình sức khỏe.

Nêu được các nguyên tắc lập khẩu phần ăn

Hiểu được hẩu phần đảm bảo đủ chất và lượng

+ Đảm bảo cân đối thành phần các chất.

+ Đảm bảo cung cấp đủ năng lượng.

Xác định được khối lượng chất thải bỏ của một loại thực phẩm cho trước

Tính được thành phần giá trị dinh dưỡng trong 1 loại thức ăn cho trước

Số câu:

Tỉ lệ: %

Số điểm: 7,75

TL: 5,5

TN: 2,25

Số câu: 1

Số điểm: 0,25

Số câu: 1

Số điểm: 3

Tỉ lệ: 20%

Số câu: 2

Số điểm: 0,5

Số câu: 2

Số điểm: 0,5

Số câu: 1

Số điểm: 2,5

Tỉ lệ: 80%

Chức năng của tuỷ sống

Mô tả cấu tạo và chức năng của tủy sống (chất xám và chất trắng)

Giải thích được dây thần kinh tủy là dây pha

Số câu:

Tỉ lệ :%

Số điểm:

TL: 1,5

TN: 2,25

Số câu: 7

Số điểm: 1,75

Số câu: 1

Số điểm: 1,5

Tổng Số câu: 15

Tổng Số điểm: 10

Tỉ lệ:100%

TL: 7 70%

TN: 3 30%

Số câu: 2

Số điểm: 3,25

Số câu: 10

Số điểm: 3,75

Số câu: 3

Số điểm: 3

Đề kiểm tra giữa kì 2 Sinh 8 - Đề 2

Đề thi giữa kì 2 Sinh học 8

I. Phần trắc nghiệm (6đ). Chọn một chữ cái đầu đáp án để trả lời cho mỗi câu hỏi sau đây.

Câu 1. Nguyên tắc lập khẩu phần cần đảm bảo đầy đủ những gì?

A: Lượng thức ăn
B:Năng lượng
C. Cân đối các chất dinh dưỡng
D: Cả A,B,C

Câu 2. Vitamin nào giúp ta tránh bệnh khô giác mạc ở mắt?

A. Vitamin A
B. Vitamin B
C. Vitamin C
D. Vitamin D

Câu 3. Da không thấm nước là nhờ bộ phận nào trong cấu tạo sau đây?

A . Tuyến nhờn
B. Lớp bì
C. Lớp mỡ dưới da
D. Tầng sừng

Câu 4. Hệ bài tiết nước tiểu gồm các cơ quan nào?

A, Thận, cầu thận, bóng đái
B. Thận, bóng đái, ông đái,
C. Thận, ông thận, bóng đái
D. Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái

Câu 5. Các tế bào của da thường xuyên bị bong ra là của bộ phận nào của da ?

A. Tầng tế bào sống
B. Tầng sừng
C. Lớp sắc tố
D. Lớp mô sợi liên kết

Câu 6. Đơn vị chức năng của hệ thần kinh là gì?

A. Tủy sống.
B. Hạch thần kinh.
C. Nơron.
D. Tế bào hình nón.

Câu 7. Giữ vai trò điều hòa, phối hợp các cử động phức tạp và giữ thăng bằng cơ thể là :

A. Tiểu não
B. Đại não
C. Trụ não
D. Não trung gian

Câu 8. Bộ phận nào là lớn nhất và quan trọng nhất trong cấu trúc của não người?

A. Trụ não
B. Não trung gian
C. Đại não
D. Tiểu não

Câu 9: Trung ương thần kinh gồm:

A. Tủy sống và chuỗi hạch thần kinh.
B. Não, tủy sống, các hạch thần kinh.
C. Não và tủy sống, dây thần kinh
D. Não, tủy sống,

Câu 10: Trong khẩu phần ăn mà thiếu muối Iot cơ thể người sẽ dễ mắc bệnh nào.

A. Quáng gà
B. Bướu cổ
C. Thiếu máu
D. Viêm lợi

Câu 11:Vai trò quan trọng nhất của da con người ta là:

A. Bảo vệ cơ thể
B: Bài tiết
C. Tạo vẻ đẹp
D. Cảm giác

Câu 12. Bộ phận nào của não có chức năng điều hòa thân nhiệt?

A. Trụ não
B. Não trung gian
C. Đại não
D. Tiểu não

Câu 13. Trụ não có chức năng quan trọng nào sau đây?

A. Điều hòa thân nhiệt
B. Điều khiển, điều hòa hoạt động của các nội quan
C. Điều khiển hoạt động thị giác
D. Điều khiển, điều hòa hoạt động thính giác

Câu. 14 Dây thần kinh não có bao nhiêu đôi?

A. VIII
B. X
C. XII
D. 31

Câu. 15 Cấu tạo của tai không có bộ phận nào sau đây?

A. Màng lưới
B. Màng nhĩ
C. Màng cơ sở
D. Màng cửa bầu

II. Phần tự luận: (4đ)

Câu 1: (1,5đ) Nêu vai trò của hệ bài tiết nước tiểu. Theo em chúng ta cần có thói quen sống khoa học như thế nào để có một hệ bài tiết tốt giúp cơ thể khỏe mạnh?

Câu 2. (1,5đ). Hiện nay trẻ em bị cận thị rất nhiều. Bằng kiến thức đã học em hãy nêu nguyên nhân, tác hại, cách khắc phục và các biện pháp phòng tránh được tật cận thị.

Câu 3 (1 đ) Muốn học có kết quả tốt cần phải kết hợp những hoạt động nào, vì sao?

Đáp án đề thi giũa kì 2 Sinh 8

I. Trắc nghiệm: (4đ) Khoanh tròn đúng mỗi ý được 0. 4đ

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

Đ/án

D

A

D

D

B

C

A

C

D

B

A

B

B

C

A

II. Tự luận: 6đ

Câu

Đáp án sơ lược

Điểm

Câu 1 :

(1,5đ)

- Vai trò của hệ bài tiết :Thải loại các chất dư thừa và các chất độc hại trong cơ thể duy tính ổn định của môi trường trong cơ thể

- Thói quen sống khoa học

+ Giữ về sinh cơ thể cũng như cho hệ bài tiết

+ Ăn uống hợp lí : Không ăn nhiều protein, quá mặn, quá chua quá nhiều chất tạo sỏi.
- Không ăn thức ăn ôi thiu độc hại, tránh vi khuẩn gây bệnh.
-Uống đủ nươc

+ Không nên nhịn tiểu lâu

0,5

0,25

0,25

0,25

0,25

Câu 2 (1,5đ):

Nguyên nhân: cầu mắt dài bẩm sinh hoặc thể thủy tinh quá phồng do không giữ đúng khoảng cách trong vệ sinh học đường

- Tác hại: mắt không có khả năng nhìn xa

- Cách khắc phục: đeo kinh cận (mặt lõm) và t/xuyên khám định kì

- Biện pháp

+ Không học tập và đọc sách nơi thiếu ánh sáng

+ Ngồi học đúng tư thế

+ Không xem ti vi chơi game,dùng máy tính lâu.

+ Ăn các thực phẩm tốt cho mắt .

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

Câu 3

(1đ):

+ Kết hợp các hoạt động cá nhân chú ý quan sát, nhìn, đọc, nghe, viết

+ Tham gia các hoạt động học tập theo nhóm các loại

+ Tiến hành ôn luyện, học bài theo khả năng ghi nhớ, vận dụng.

+ Hành động thể hiện kết quả rèn luyện thành kỹ năng, kỹ xảo.

0,25

0,25

0,25

0,25

Ma trận đề kiểm tra giữa kì 2 Sinh học 8

Nội dung kiến thức Mức độ nhận thức Cộng
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao
TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL

1. Vitamin- muối khoáng

- Biết được vai trò của vitamin A, muối iot, và nguyên tắc lập khẩu phần

Số câu hỏi

3

3

Số điểm

1,2đ

1,2đ

2. Bài tiết

- biết cấu tạo của hệ bài tiết và đơn vị chức năng thận

Hiểu được vai trò và các giai đoạn của quá trình bài tiết.

Vận dụng kiến thức vào thực tế để có hệ bài tiết khỏe mạnh?

Số câu hỏi

2

3

1/2

1/2

5

1

Số điểm

0,8 đ

1,2đ

0,5đ

2,0đ

1,5đ

3. Da

- Biết được cấu tạo của da

- Hiểu được cấu tạo và chức năng của da

Số câu hỏi

2

1

3

Số điểm

0,8đ

0,4đ

1,2

4. Hệ thần kinh và các giác quan

Biết được chức năng của não, cấu tạo của trung ương thần kinh, các bộ phận của não bộ

Giải thích được nguyên nhân, tác hại của cận thị. Hiểu được vai trò của hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng

Vận dụng kiến thức đã học vào để nêu được cách khắc phục và biện pháp phòng chống bênh cận thị

Nêu và giải thích muốn học tốt cần kết hợp các hoạt động nhận thức, các giác quan và liên hệ tạm thời trên vỏ não

Số câu hỏi

3

1

1/2

1/2

1

4

1

Số điểm

1,2đ

0,4đ

0,5đ

1

1,6

2,5đ

Tổng câu

điểm

10

6

1

1

4

4

3

2

1

Đề thi giữa học kì 2 Sinh học 8  - Đề 3

Đề thi giữa kì 2 Sinh 8

I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Học sinh chọn đáp án đúng bằng cách ghi vào giấy thi.

Câu 1. Cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết nước tiểu là:

A. Thận
B. Ống dẫn nước tiểu
C. Bóng đái
D. Ống đái

Câu 2. Quá trình lọc máu diễn ra tại đâu trong đơn vị chức năng của thận:

A. Ống thận
B. Cầu thận
C. Nang cầu thận
D. Bóng đái

Câu 3. Lớp mỡ dưới da có vai trò gì:

A. Giúp da không bị thấm nước
B. Giúp da luôn mềm mại
C. Chứa mỡ dự trữ và cách nhiệt.
D. Cảm thụ xúc giác: nóng, lạnh.

Câu 4. Đây là phần phát triển và lớn nhất của não bộ:

A. Tiểu não
B. Đại não
C. Não trung gian
D. Hành tủy

Câu 5. Thời gian tắm nắng phù hợp nhất để da có thể hấp thu vitamin D là:

A. Từ 8-9 giờ ánh sáng vừa phải
B. Buổi trưa ánh sáng mạnh
C. Tắm sau 1h lúc vẫn còn nắng rát
D. Lúc đói cơ thể mệt mỏi

Câu 6. Cơ quan phân tích gồm mấy bộ phận:

A. 2
B. 3
C. 4
D. 5

Câu 7. Hệ thần kinh sinh dưỡng điều hòa hoạt động của các cơ quan:

A. Hô hấp và cơ bắp
B. Vận động
C. Dinh dưỡng và sinh sản
D. Liên quan đến cơ vân

Câu 8. Có bao nhiêu đôi dây thần kinh tủy :

A. 11
B. 31
C. 13
D. 21

II. TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1( 2 điểm) Bài tiết có vai trò quan trọng như thế nào với cơ thể sống? Tại sao không nên nhịn tiểu lâu ?

Câu 2. ( 2 điểm). Da có những chức năng gì? Những đặc điểm cấu tạo nào của da giúp da thực hiện những chức năng đó?

Câu 3: ( 2 điểm). Trình bày các bộ phận của hệ thần kinh và thành phần cấu tạo của chúng dưới hình thức sơ đồ?

- Hết –

Đáp án đề thi giữa kì 2 Sinh 8

I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Mỗi ý đúng được 0,5 điểm

Câu12345678
Đáp ánBAABABCC

II. TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

1

- Bài tiết là hoạt động của cơ thể thải loại các chất cặn bã và các chất độc hại khác để duy trì tính ổn định của môi trường trong,tạo điều kiện thuận lợi cho cho hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường

- Khi muốn đi tiểu thì nên đi ngay,không nên nhịn lâu, tạo điều kiện cho sự tạo thành nước được liên tục, để hạn chế tạo sỏi ở bóng đái

2 điểm

0,5điểm

0,5 đ

0,5 điểm

0,5điểm

2

- Tạo nên vẻ đẹp của con người

- Bảo vệ cơ thể

- Điều hòa thân nhiệt

- Các lớp da đều phối hợp để thực hiện chức năng này

2 điểm

0,5 điểm

0,5đ

0,5đ

0,5 điểm

3

Hệ thần kinh gồm:

Trung ương và ngoại biên

+ Trung ương gồm não và tủy sống

+ Ngoại biên gồm: Dây thần kinh và hạch thần kinh

· Dây TK gồm bó sợi vận động va bó sợi cảm giác

2 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

Ma trận đề thi giữa kì 2 Sinh 8

Cấp độ
Tên chủ đề
Nhận biếtThông hiểuVận dụngCộng chung
TNTLTNTLTNTL

Chủ đề 1: (3 tiết)

Bài tiết

Quá trình lọc máu ở thận

Cấu tạo, chức năng hệ bài tiết nước tiểu

Vai trò cơ quan bài tiết

Số câu 3

Số điểm: 03

Tỉ lệ %: 30%

1 câu

0,5 điểm

5%

1 câu

0,5 điểm

5%

1 câu

2 điểm

20%

3câu

3điểm

30%

Chủ đề 2: (2 tiết)

Da

Cách rèn luyện da

Vai trò của da

Chức năng của da

Số câu: 03

Số điểm: 3

Tỉ lệ %: 30%

1 câu

0,5 điểm

5%

1 câu

0,5 điểm

5%

1 câu

2 điểm

20%

3câu

30%

Chủ đề 3: (13 tiết)

Thần kinh và giác quan

Não bộ,tủy sống,

Dây thần kinh tủy

Cơ quan phân tích

Cấu tạo hệ thần kinh

Số câu: 5

Số điểm: 4

Tỉ lệ %: 40%

2 câu

1 điểm

10%

2 câu

1điểm

10%

1 câu

2 điểm

20%

5câu

40%

Tổng số câu:

Tổng số điểm:

Tỉ lệ %:

4 câu

2 điểm

20%

4 câu

2 điểm

20%

3câu

6 điểm

60%

11 câu

10 đ

100%

. . . . . . . . . . . . . . . . . .

Tải file tài liệu để xem thêm đề thi giữa kì 2 Sinh 8

Chia sẻ bởi: 👨 Download.vn
76
  • Lượt tải: 6.552
  • Lượt xem: 98.616
  • Dung lượng: 1,1 MB
Sắp xếp theo