Bộ đề thi giữa học kì 2 môn GDCD 8 năm 2024 - 2025 (Sách mới) 6 Đề kiểm tra giữa kì 2 GDCD 8 (Cấu trúc mới, có ma trận, đáp án)

Đề kiểm tra giữa kì 2 GDCD 8 năm 2025 gồm 6 đề có đáp án giải chi tiết kèm theo ma trận đề thi. Qua đề kiểm tra giữa kì 2 GDCD 8 gồm 3 sách Cánh diều, Chân trời sáng tạo và Kết nối tri thức giúp các bạn học sinh ôn luyện củng cố kiến thức để biết cách ôn tập đạt kết quả cao.

TOP 6 Đề thi GDCD giữa kì 2 lớp 8 năm 2025 được biên soạn theo Công văn 7991/BGDĐT-GDTrH gồm cả trắc nghiệm lựa chọn đáp án đúng, trắc nghiệm đúng sai và tự luận. Hi vọng qua đề kiểm tra giữa kì 2 GDCD 8 sẽ giúp các em học sinh lớp 8 dễ dàng ôn tập, hệ thống kiến thức, luyện giải đề, rồi so sánh kết quả thuận tiện hơn. Ngoài ra các bạn xem thêm bộ đề thi giữa kì 2 Ngữ văn lớp 8.

Bộ đề thi giữa kì 2 GDCD 8 năm 2025 theo Công văn 7791

1. Đề kiểm tra giữa kì 2 GDCD 8 Chân trời sáng tạo

1.1 Đề kiểm tra giữa kì 2 GDCD 8

TRƯỜNG THCS ..............

TỔKHOA HỌC XÃ HỘI

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2
NĂM HỌC 2024 - 2025

MÔN GDCD 8

Phần 1: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN NHIÈU LỰA CHỌN (4 điểm)

Câu 1: Trong cuộc sống, thích ứng với sự thay đổi sẽ giúp cá nhân

A. Kiên định trong mọi hoàn cảnh.
B. Vượt qua thay đổi của hoàn cảnh.
C. Nhận được kết quả tiêu cực.
D. Chịu đựng hoàn cảnh bất lợi.

Câu 2: Nội dung nào dưới đây không thể hiện sự thay đổi trong gia đình đối với mỗi cá nhân?

A. Chuyển nhà đến nơi ở mới.
B. Bố mẹ được bổ nhiệm vị trí mới.
C. Mẹ mất việc làm phải ở nhà nội trợ
D. Gia đình cùng nhau đi du lịch.

Câu 3: Khi các thành viên trong gia đình có những hành vi xâm phạm tới các quyền lợi kinh tế của các thành viên khác trong gia đình là biểu hiện của hình thức bạo lực gia đình về

A. tinh thần.
B. thể chất.
C. kinh tế.
D. tình dục.

Câu 4: Hành vi làm tổn thương tới danh dự của các thành viên trong gia đình là một trong những hình thức bạo lực gia đình về

A. tinh thần
B. thể chất
C. tình dục.
D. kinh tế.

Câu 5: Bạo lực gia đình về mặt thể chất thể hiện ở hành vi nào dưới đây đối với các thành viên trong gia đình?

A. Ngược đãi thân thể.
B. Xúc phạm danh dự.
C. Chiếm đoạt tài sản.
D. Cưỡng ép sinh con.

Câu 6: Bạo lực gia đình về mặt tình dục thể hiện ở hành vi nào dưới đây đối với các thành viên trong gia đình?

A. Ngược đãi thân thể.
B. Xúc phạm danh dự.
C. Chiếm đoạt tài sản.
D. Cưỡng ép sinh con.

Câu 7: Bản danh sách mà trong đó liệt kê các khoản tiền được phân chia để sử dụng cho những mục đích cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định được gọi là

A. kế hoạch chi tiêu.
B. kế hoạch rèn luyện.
C. kế hoạch hội thảo.
D. kế hoạch học tập.

Câu 8: Tập hợp những hành động sử dụng tiền một cách phù hợp và hiệu quả, phù hợp với nội dung nào sau đây?

A. Kế hoạch chi tiêu.
B. Quản lí tiền hiệu quả.
C. Kế hoạch tài chính.
D. Mục tiêu tài chính.

Câu 9: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng sự cần thiết của việc lập kế hoạch chi tiêu?

A. Giúp mỗi cá nhân có thể định hướng tương lai.
B. Giúp mỗi người quản lý tiền một cách hiệu quả.
C. Giúp con người vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.
D. Phân bổ tiền phù hợp và đạt được các mục tiêu tài chính.

Câu 10: Việc lập kế hoạch chi tiêu cá nhân không mang lại ý nghĩa nào sau đây?

A. Cân bằng được tài chính.
B. Chi tiêu những khoản không cần thiết.
C. Thực hiện được tiết kiệm.
D. Tạo dựng cuộc sống ổn định, ấm no.

Câu 11: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi bàn về vấn đề lập kế hoạch chi tiêu?

A. Kế hoạch chi tiêu cần cụ thể và thực hiện nghiêm túc.
B. Những người giàu có thì không cần lập kế hoạch chi tiêu.
C. Lập kế hoạch chi tiêu giúp chúng ta phân bổ tiền phù hợp.
D. Cần rèn luyện kĩ năng quản lí tài chính ngay từ khi còn nhỏ.

Câu 12: Ý kiến nào dưới đây đúng khi bàn về vấn đề lập kế hoạch chi tiêu?

A. Chỉ những người chi tiêu tùy tiện mới cần lập kế hoạch chi tiêu.
B. Những người giàu có, dư dả thì không cần lập kế hoạch chi tiêu.
C. Lập kế hoạch chi tiêu giúp chúng ta cân bằng được tài chính.
D. Học sinh nên tập trung học tập, không nên bận tâm đến tiền bạc.

PHẦN 2: TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI. (Đ/S)

Câu 13. Thông tin: “Có nhiều lí do để giải thích cho xu hướng này của người trẻ, phần lớn mọi người đều có tâm lý” Không mua thì thiệt mất món hời” nên dù không thật sự cần thiết thì họ vẫn mua món đồ đó, chỉ vì đang được giảm giá. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của các reviewers (người đánh giá sản phẩm) trên hàng loạt các nền tảng mạng xã hội cũng tác động rất lớn đến việc chi tiêu của người trẻ. Họ sẽ mô tả về công dụng, tính năng và thể hiện những ưu điểm của sản phẩm để kích thích người xem mua hàng. Nếu người xem cảm thấy thích thú, họ chỉ cần nhấp vào đường link và thực hiện vài thao tác đơn giản là đã mua được sản phẩm mình vừa xem…”

(Theo trahttps://dantri.com.vn/nhip-song-tre/xu-huong-mua-sam-khong-kiem-soat-cua-nguoi-tre-hien-nay)

a. Mua hàng giảm giá dù không thật sự cần thiết nhưng vẫn giúp ta tiết kiệm được tiền.

b. Thương mại điện tử phát triển thay đổi thói quen mua sắm hàng hóa của mỗi người ngày càng cao.

c. Không cần kiểm soát thói quen mua sắm hàng giảm giá vì nó thúc đấy nền kinh tế gia đình và xã hội phát triển

d. Mọi người nên biết lập kế hoạch chi tiêu để cân bằng tài chính và tránh những khoàn chi không cần thiết.

Phần 3. TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1: Các hình thức bạo lực gia đình? Cho một ví dụ về bạo lực gia đình?

Câu 2. Khi thảo luận về nội dung: Phòng chống bạo lực gia đình .Có ý kiến cho rằng:”Bạo lực gia đình chỉ gây đau đớn về thể xác cho nạn nhân”.

a. Em có đồng ý với ý kiến trên không ? Vì sao ?

b. Em hãy làm rõ tác hại của bạo lực gia đình đối với cá nhân, gia đình và xã hội ?

Câu 3. Tình huống: Bạn K rất thích những bức ảnh 3D mô phỏng các nhân vật siêu anh hùng. Bạn K thường trích ra một ít tiền tiêu vặt đề mua. Mỗi khi cô bán hàng trưng bày những bức ảnh 3D mới thì bạn K lại tìm đến bạn thân vay tiền để mua. Bạn K nói với bạn: “Bạn cho mình mượn tiền nhé, mình sẽ gửi trả bạn sau”.

a. Em có đồng tình với hành động của bạn K không? Vì sao?

b. Nếu là bạn của bạn K, em sẽ tư vấn cho bạn như thế nào?

1.2 Đáp án đề thi giữa kì 2 GDCD 8

Xem đầy đủ đáp án đề thi trong file tải về

1.3 Ma trận đề thi giữa kì 2 GDCD 8

TT

Mạch chủ đề

Nội dung
kiến thức

Mức độ đánh giá

Tổng

Tỷ lệ %

TNKQ

Tự luận

Nhiều lựa chọn

“Đúng/ sai”

Biết

Hiểu

VD

Biết

Hiểu

VD

Biết

Hiểu

VD

Biết

Hiểu

VD

1

GD kỹ năng sông

Bài 7: Phòng chống bạo lực gia đình

6

I.1

1(1.0đ)

1

(2.0 đ)

I.2

7

1

45%

2

GD kính tế

Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu

6

I.1

1

III.1

1

(3.0 điểm)

III.2

6

1

1

55%

Tổng số câu

12

1

1

1

1

13

2

1

Tổng số điểm

3.0

1.0

1.0

2.0

3.0

4.0

3.0

3.0

10

Tỷ lệ %

30%

10 %

60%

40%

30%

30%

100%

..........

Xem đầy đủ nội dung đề thi trong file tải về

2. Đề kiểm tra giữa kì 2 GDCD 8 Cánh diều

2.1 Đề kiểm tra giữa kì 2 GDCD 8

PHẦN I: CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN: ( 3.0 điểm)

Câu 1. Kết quả cụ thể mà mỗi người mong muốn đạt được trong một thời gian nhất định được gọi là gì?

A. Kế hoạch cá nhân.
B. Mục tiêu cá nhân.
C. Mục tiêu phấn đấu.
D. Năng lực cá nhân

Câu 2: Mục tiêu có tác dụng gì?

A. Tạo công việc, dự định để cá nhân quyết tâm hành động.
B. Tao lợi ích để cá nhân quyết tâm hành động.
C. Tạo động lực để cá nhân quyết tâm hành động.
D. Tạo ra của cải để cá nhân quyết tâm hành
động.

Câu 3: Xác định mục tiêu cá nhân cần phải đảm bảo các yêu cầu:

A. Cụ thể, đo lường được, khả thi, thực tế, thời gian thực hiện.
B. Cụ thể, chi tiết, thực tế, khả thi, rõ ràng.
C. Cụ thể, rõ ràng, chi tiết, khả thi, thực tế.
D. Cụ thể, đo lường được, khả thi, rõ ràng, chi tiết.

Câu 4. Khi xác định mục tiêu cá nhân cần đảm bảo yêu cầu nào sau đây?

A. Cụ thể.
B. Phi thực tế.
C. Thiếu tính khả thi.
D. Không đo lường được.

Câu 5: “Tiết kiệm được một khoản tiền tiêu vặt” thuộc loại mục tiêu cá nhân nào?

A. Học tập và nghề nghiệp.
B. Tài chính cá nhân.
C. Sức khỏe của bản thân.
D. Trao tặng và cống hiến xã hội.

Câu 6. Việc xác định mục tiêu cá nhân không mang lại ý nghĩa nào sau đây?

A. Định hướng cho hoạt động của con người.
B. Tạo động lực để cá nhân quyết tâm hành động.
C. Giúp mỗi người có động lực hoàn thiện bản thân.
D. Hạn chế sự phát triển bản thân của cá nhân.

Câu 7. “Tập hợp những hành động sử dụng tiền một cách phù hợp và hiệu quả” – đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Kế hoạch chi tiêu.
B. Quản lí tiền hiệu quả.
C. Kế hoạch tài chính.
D. Mục tiêu tài chính.

Câu 8: Bản ghi chép thu chi giúp quản lí tiền bạc của cá nhân bao gồm các quyết định về hoạt động tài chính được gọi là gì?

A. Bản kê khai tài sản.
B. Thống kê tài chính.
C. Kế hoạch tài chính cá nhân.
D. Mục tiêu cá nhân.

Câu 9: Bước đầu tiên của lập kế hoạch tài chính cá nhân là gì?

A. Xác định mục tiêu và thời hạn thực hiện dựa trên nguồn lực hiện có.
B. Đánh giá tình hình tài chính cá nhân.
C. Xác định các khoản cần chi.
D. Thiết lập nguyên tắc thu chi.

Câu 10: Em sẽ làm gì với những món đồ nhựa cũ?

A. Tái chế thành các đồ dùng và bán phế liệu, vừa có thêm thu nhập vừa bảo vệ môi trường.
B. Bỏ hết vào thùng rác cho gọn.
C. Đem gom gọn để trong nhà.
D. Đem gom gọn đốt hết.

Câu 11. Thói quen chi tiêu nào dưới đây không hợp lí?

A. Liệt kê những thứ cần mua trước khi đi mua sắm.
B. Chỉ chọn mua những đồ giá rẻ, chất lượng thấp.
C. Chỉ chi tiêu cho những việc thực sự cần thiết.
D. Xác định thứ tự ưu tiên những thứ cần mua.

Câu 12. Nhân vật nào dưới đây đã chi tiêu, sử dụng tiền chưa hợp lí?

A. Anh K dùng 40% số tiền hiện có để chi tiêu cho các nhu cầu thiết yếu.
B. Mỗi tháng, chị V tiết kiệm 1 triệu đồng để dự phòng rủi ro phát sinh.
C. Chị X dùng tiền lương và vay thêm tiền để mua chiếc túi xách hàng hiệu.
D. Bạn T chia số tiền mình có thành nhiều khoản với mục đích khác nhau.

PHẦN II: CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI: (4.0 điểm)

Câu 1: Nói về cách xác định mục tiêu cá nhân, theo em trong các ý dưới đây, đâu là ý đúng, đâu là ý sai?

a) Mục tiêu cá nhân cần cụ thể, phù hợp với khả năng và có thời hạn hoàn thành. Đúng

b) Việc không đặt thời hạn cho mục tiêu giúp ta giảm áp lực và dễ thành công hơn. Sai

c) Một mục tiêu rõ ràng sẽ giúp tránh lãng phí thời gian và tập trung hơn vào công việc. Đúng

d) Xác định mục tiêu cá nhân chỉ cần dựa vào mong muốn, không cần xem xét khả năng thực tế. Sai

Câu 2: Đâu là hành vi đúng, đâu là hành vi sai trong việc xác định các loại mục tiêu cá nhân?

a) H phân chia mục tiêu cá nhân thành ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để dễ quản lý.

b) L thiết lập mục tiêu theo từng lĩnh vực như học tập, tài chính, và sức khỏe.

c) K chỉ tập trung vào các mục tiêu dài hạn, bỏ qua mục tiêu ngắn hạn và trung hạn.

d) M không cần phân loại mục tiêu vì cho rằng mọi mục tiêu đều quan trọng như nhau.

Câu 3: Theo em, đâu là phát biểu đúng, đâu là phát biểu sai về việc xây dựng thói quen chi tiêu hợp lý?

a) Lập kế hoạch chi tiêu giúp tránh được những khoản chi không cần thiết.

b) Kế hoạch chi tiêu không cần thiết vì thu nhập sẽ tự cân đối với chi tiêu.

c) Tạo thói quen chi tiêu hợp lý giúp tiết kiệm tài chính cho các mục tiêu dài hạn.

d) Chỉ cần tập trung vào tiết kiệm mà không cần xem xét đến các chi tiêu cần thiết.

Câu 4: Tình huống:

Trong một buổi thảo luận nhóm, bạn P lên kế hoạch dành 20% tiền tiêu vặt hàng tháng để tiết kiệm cho chuyến dã ngoại. Bạn Q cho rằng việc lập kế hoạch chi tiêu là không cần thiết vì sẽ có thể kiếm tiền sau. Bạn R phân loại các khoản chi thành chi tiêu cần thiết và chi tiêu không cần thiết. Bạn S không kiểm tra kế hoạch chi tiêu vì nghĩ rằng nó không quan trọng.

Theo em, đâu là hành vi đúng, đâu là hành vi sai trong việc lập kế hoạch chi tiêu?

a) Q cho rằng lập kế hoạch chi tiêu là không cần thiết là hành vi sai.

b) R phân loại các khoản chi tiêu là hành vi đúng.

c) P lập kế hoạch tiết kiệm tiền cho mục tiêu cụ thể là hành vi đúng.

d) S không kiểm tra kế hoạch chi tiêu là hành vi đúng.

PHẦN III: CÂU TỰ LUẬN (3.0 điểm)

Câu 1 : (1,0 điểm)

Em hãy nhận xét hành vi của nhân vật ở trường hợp dưới đây trong việc lập và thực hiện kế hoạch chi tiêu.

Khi lập kế hoạch chi tiêu, B không chỉ quan tâm đến cân đối thu, chi mà còn đặt mục tiêu tiết kiệm và quyết tâm thực hiện tốt cả hai mục tiêu.

Câu 2 : (2,0 điểm)

Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

a. Chỉ những người có khó khăn về tài chính mới cần lập kế hoạch chi tiêu.

b. Lập kế hoạch chi tiêu chủ yếu để thực hiện mục tiêu cân đối thu, chi.

2.2 Đáp án đề thi giữa kì 2 GDCD 8

Xem đầy đủ đáp án trong file tải về

2.3 Ma trận đề thi giữa kì 2 GDCD 8

STT

Nội dung

MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ

Tổng

Tỉ lệ điểm %

Nhiều lựa chọn

Đúng - Sai

Tự luận

Biết

Hiểu

Biết

Hiểu

Biết

Hiểu

VD

Biết

Hiểu

VD

1

Bài 7: Xác định mục tiêu cá nhân

4

2

1

1

5

3

3.5

2

Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu

4

2

2

4

4

2

6.5

Tổng số câu

12

4

2

18

100

Tổng số điểm

3

4

3

10

Tỉ lệ %

30

40

30

40

30

30

100

............

3Đề kiểm tra giữa kì 2 GDCD 8 Kết nối tri thức

Xem đầy đủ đề thi, đáp án và ma trận trong file tải về

.................

Tải file tài liệu để xem thêm đề thi giữa kì 2 môn GDCD 8 

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh

Chọn file cần tải:

Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
👨
    Đóng
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng