Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 9 năm 2023 - 2024 10 Đề kiểm tra giữa kì 2 Hóa 9 (Có ma trận, đáp án)

Đề thi giữa kì 2 Hóa học 9 năm 2023 - 2024 tổng hợp 10 đề có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi.

TOP 10 đề kiểm tra giữa kì 2 Hóa học 9 năm 2023 được biên soạn nhằm giúp học sinh ôn lại kiến thức và rèn kĩ năng giải bài tập để các em đạt kết quả cao hơn trong kì thi kiểm tra giữa kì 2 sắp tới. Các đề kiểm tra giữa kì 2 Hóa học lớp 9 được biên soạn đầy đủ, nội dung sát với chương trình sách giáo khoa hiện hành. Đây cũng là tài liệu vô cùng hữu ích giúp giáo viên ra đề ôn luyện cho các bạn học sinh. Bên cạnh đó các bạn tham khảo thêm một số đề thi như: đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 9, đề thi giữa kì 2 môn Lịch sử 9.

Bộ đề thi giữa kì 2 Hóa 9 năm 2023 - 2024

Đề kiểm tra giữa kì 2 Hóa học 9 - Đề 1

Đề thi giữa kì 2 Hóa 9

Câu 1: Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn được sắp xếp theo chiều tăng dần của:

A. Tính kim loại
B. Điện tích hạt nhân nguyên tử
C. Tính phi kim
D. Nguyên tử khối

Câu 2: Công nghiệp silicat là công nghiệp sản xuất

A. đá vôi, đất sét, thủy tinh.
B. đồ gốm, thủy tinh, xi măng.
C. hiđrocacbon, thạch anh, thủy tinh.
D. thạch anh, đất sét, đồ gốm.

Câu 3: Chất dùng làm vật liệu bán dẫn và pin mặt trời là

A. Al
B. C
C. Cu
D. Si

Câu 4: Số liên kết đơn trong phân tử C4H10

A. 10.
B.13.
C. 14.
D. 12.

Câu 5. Một hợp chất hữu cơ khi cháy tạo ra sản phẩm là CO2 và H2O với tỉ lệ số mol 2: 1 thì chất hữu cơ đó là:

A. CH4
B. C2H4
C. C6H6
D. C2H2.

Câu 6: Chất có thể làm mất màu dung dịch brom là

A. CH4
B. CH3 .
C. C2H4
D. C2H6

Câu 7. Để loại bỏ khí etylen trong hỗn hợp với metan người ta đã dùng

A. nước
B. hidro
C. dung dịch brom
D. khí oxi

Câu 8: Cặp chất phản ứng với nhau có hiện tương sủi bọt khí là

A. K2CO3, HCl
B. NaCl , AgNO3
C. Na2SO4, BaCl2
C. CaO , HCl

Câu 9: Thể tích không khí (đktc) dùng để đốt cháy hoàn toàn 2,24 lit khí metan (đktc) là

A. 11,2 lit
B. 22,4 lit
C. 3,36 lit
D. 4,48 lit

Câu 10: Khối lượng brom phản ứng tối đa với 2,24 lit khí axetilen (đktc) là

A. 80 gam
B. 160 gam
C. 32 gam
D. 26 gam

Câu 11: Biết rằng 0,1lit khí etilen(dktc) làm mất màu tối đa 50ml dung dịch brom .Nếu dùng 0,1 lit khí axetilen( đktc) thì có thể làm mất màu tối đa bao nhiêu ml dung dịch brom ? :

A. 50ml
B. 100ml
C. 150ml
D. 200ml .

Câu 12 : Hoá trị của cacbon, oxi, hiđro trong hợp chất hữu cơ lần lượt là

A. IV, II, II.
B. IV, III, I.
C. II, IV, I.
D. IV, II, I.

Câu 13 : Nguyên tử cacbon có thể liên kết trực tiếp với nhau tạo thành các dạng mạch cacbon đó là

A. mạch vòng.
B. mạch thẳng, mạch nhánh.
C. mạch vòng, mạch thẳng, mạch nhánh.
D. mạch nhánh .

Câu 14 : Công thức cấu tạo của một hợp chất cho biết

A. thành phần phân tử.
B. trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.
C. thành phần phân tử và trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.
D. thành phần phân tử và sự tham gia liên kết với các hợp chất khác.

Câu 15: Hãy cho biết chất nào sau đây trong phân tử chỉ có liên kết đơn ?

A. C3H4.
B. C2H4.
C. CH4.
D. C2H2.

Câu 16 : Khi chế biến dầu mỏ, để thu thêm xăng và khí đốt, người ta dùng phương pháp

A. chưng cất.
B. Crăcking. .
C. khoan giếng xuống mỏ dầu.
D. bơm nước hoặc khí xuống mỏ dầu.

Câu 17 : Thành phần chính trong bình khí biogas là

A. C2H2.
B. CH4.
C. C2H4.
D. C2H4O.

Câu 18 : Trong công thức nào sau đây có chứa liên kết ba ?

A. C2H4(etilen).
B. CH4(metan).
C. C2H2 (axetilen).
D. C2H6 (ê tan).

Câu 19: Số công thức cấu tạo của C4H10

A. 3.
B. 5.
C. 2.
D. 4.

Câu 20 : Dãy các chất nào sau đây đều làm mất màu dung dịch brom?

A. CH4; C6H6.
B. C2H4 ; C2H6.
C. CH4 ; C2H4.
D. C2H4 ; C2H2.

Câu 21 : Khối lượng C cần dùng để khử 8 gam CuO tạo thành CO2

A. 0,6 gam.
B. 1,2 gam.
C. 2,4 gam.
D. 3,6 gam.

Câu 22 : Do có tính hấp phụ, nên cacbon vô định hình được dùng làm

A. trắng đường, mặt nạ phòng hơi độc.
B. ruột bút chì, chất bôi trơn.
C. mũi khoan, dao cắt kính.
D. điện cực, chất khử.

Câu 23 : Sản phẩm nhiệt phân muối hiđrocacbonat là

A. CO2.
B. Cl2.
C. CO.
D. Na2O.

Câu 24 : Người ta đang nghiên cứu để sử dụng nguồn nhiên liệu khi cháy không gây ô nhiễm môi trường là

A. CH4.
B. H2.
C. C4H10.
D. CO.

Câu 25 : Trên mũi khoan để khai thác dầu mỏ người ta có gắn

A. thép tốt.
B. đá thạch anh.
C. đá hoa cương.
D. kim cương .

Câu 26 : Để dập tắt đám cháy nhỏ do xăng, dầu người ta dùng biện pháp

A. phun nước vào ngọn lửa.
B.phủ cát vào ngọn lửa.
C. thổi oxi vào ngọn lửa.
D. phun dung dịch muối ăn vào ngọn lửa.

Câu 27: Ở nông thôn có thể dùng phân gia súc, gia cầm, rác hữu cơ để ủ trong các hầm Bio-gas. Dưới ảnh hưởng của các vi sinh vật yếm khí, chất hữu cơ sẽ phân hủy tạo ra một loại phân bón chất lượng cao. Bio-gas dùng để đun nấu trong gia đình. Nên phát triển các hầm Bio-gas vì

A. Vốn đầu tư không lớn.
B. Đảm bảo vệ sinh môi trường và mầm các bệnh bị tiêu diệt
C. Có nguồn năng lượng sạch và thuận tiện.
D. Tất cả các lý do trên.

Câu 28: Mê tan là thành phần chủ yếu của

A. khí thiên nhiên và khí mỏ dầu .
B. nhiên liệu .
C. xăng .
D. khí mỏ dầu.

Câu 29: Khối lượng CaC2 cần dùng để điều chế 2,24 lit khí axetilen (đktc) là

A. 6,4 gam
B. 40 gam
C. 3,2 gam
D. 4,6 gam.

Câu 30 : 2,9 gam chất A ở đktc có thể tích là 1,12 lít. Vậy A là

A C3H8.
B. CH4.
C. C4H8.
D. C4H10.

Câu 31 : Sự cố tràn dầu do chìm tàu chở dầu là thảm họa môi trường vì:

A. Do dầu không tan trong nước
B. Do dầu sôi ở những nhiệt độ khác nhau
C. Do dầu nhẹ hơn nước, nổi trên mặt nước cản sự hòa tan của khí oxi làm các sinh vật dưới nước bị chết
D. Dầu lan rộng trên mặt nước bị sóng, gió cuốn đi xa rất khó xử lý.

Câu 32 : Vì sao không đun bếp than trong phòng kín?

A. Vì than tỏa nhiều nhiệt dẫn đến phòng quá nóng.
B. Vì than cháy tỏa ra rất nhiều khí CO, CO2 có thể gây tử vong nếu ngửi quá nhiều trong phòng kín.
C. Vì than không cháy được trong phòng kín.
D. Vì giá thành than khá cao.

Đáp án đề thi giữa kì 2 Hóa 9

1.B

2.B

3.D

4.B

5.D

6.C

7.C

8.A

9.B

10.C

11.B

12.D

13.C

14.C

15.C

16.B

17.B

18.C

19.C

20.D

21.A

22.A

23.A

24.B

25.D

26.B

27.D

28.A

29.A

30.D

31.C

32.B

Ma trận đề thi giữa kì 2 Hóa 9

Cấp độ

Tên chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Phi kim - Sơ lược BTH các nguyên tố hóa học.

Câu :

1,2 3

Câu: 8 ,23

Câu 21,22

7 câu

(2,1875 đ)

Hidrocacbon

Mê tan

E tilen

Axetilen

Câu : 4

Câu 12, 13,14,15,18

Câu:

5,6,7.

Câu 19,20

Câu:

9,10,

11

Câu 29,30

16 câu

(5đ)

Nhiên liệu.

Câu 16,17 , 24

Câu 25, 27,28

Câu 31

Câu

26 , 32

9 câu

2,8125đ

Tổng số

12 câu

3,75điểm

37,5%

10 câu

3,125 đ

31,25%

6 câu

1,875 đ

18,75%

4 câu

1,25đ-12,5%

32 câu

10 đ

100%

BẢNG ĐẶC TẢ

Cấp độ

Tên chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1. Phi kim - Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

- Cấu tạo bảng tuần hoàn, nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn

- Silic, công nghiệp silicat.

- Tính chất của muối cacbonat.

- Dự đoán hiện tượng xảy ra từ các phản ứng hóa học.

-Từ vị trí nguyên tố, suy đoán được ấu tạo của nguyên tố, tính chất hóa học cơ bản của nguyên tố trong bảng tuần hoàn và ngược lại..

Vận dụng công thức tính toán kết hợp với tính chát hóa học các nguyên tố để tính toán các nội dung theo yêu cầu.

2. Hidrocacbon gồm

Mê tan

E tilen

Axetilen

- Công thức cấu tạo, tính chất vật lý, tính chất hóa học và ứng dụng của các hidrocacbon.

Qua tìm hiểu tính chất hóa học của các hidrocacbon, học sinh biết viết PTHH minh họa, cách nhận biết và tách riêng các hidrocacbon.

Học sinh vận dụng các công thức tính toán kết hợp với tính chất hóa học cũng như các điều chế các hidrocacbon để tính được các nội dung theo yêu cầu.

Học sinh vận dụng kiến thức vào xử lý và giải thích các tình huống thường gặp trong thực tế .

3. Nhiên liệu

- Các phương pháp khai thác, chế biến dầu mỏ, cách sử dụng nhiên liệu có hiệu quả.

Học sinh vận dụng kiến thức vào xử lý và giải thích các tình huống thường gặp trong thực tế .

Đề thi giữa kì 2 Hóa học 9 - Đề 2

Đề thi giữa kì 2 Hóa 9

Chọn đáp án đúng nhất trong các câu hỏi dưới đây (0,25đ)

Biết: Ca = 40, Na = 23, K = 39, Fe = 56, C = 12, H =1, O= 16, S = 32, Cl =35,5, Mg =24, S = 32, F = 20, Br= 80, I = 127

Câu 1. Phi kim nào dưới đây trong điều kiện thường không tồn tại ở trạng thái rắn?

A. NitoB. PhotphoC. CacbonD. Silic

Câu 2. Cho các chất sau: Cu, NaOH, H2, O2. Số chất tác dụng trực tiếp được với clo là:

A. 1B. 2C. 3D. 4

Câu 3. Muối cacbonat nào dưới đây có khả năng hòa tan vào nước?

A. CaCO3B. MgCO3C. Na2CO3D. BaCO3

Câu 4. Trong phòng thí nghiệm, khí clo thường được điều chế bằng hợp chất nào dưới đây?

A. NaCl
B. NaClO
C. KMnO4
D. KClO3

Câu 5. Cho 10,5 gam khí clo tác dụng với một kim loại hóa trị III thu được 16,25 gam muối clorua. Kim loại hóa trị III trong phản ứng trên là

A. FeB. AlC. CuD. Na

Câu 6. Khi cho CO2 tác dụng với dung dịch NaOH theo tỉ lệ 2:3 sản phẩm thu được là:

A. NaHCO
B. Na2CO3, H2O
C. NaHCO3, Na2CO3, H2O
D. Na2CO3, NaOH, H2O

Câu 7. Chất nào sau đây trong phân tử chỉ có liên kết đơn?

A. C2H4B. C2H2C. C6H6D. C2H6

Câu 8. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Ứng với mỗi chất chỉ có một CTPT.
B. Mỗi chất chỉ có một CTCT.
C. Có nhiều chất khác nhau có CTPT giống nhau.
D. Một chất có thể được biểu diễn bằng nhiều CTCT khác nhau.

Câu 9. Cho các chất sau: CO, H2CO3, CH4, C2H4, C6H6, CO2. Số chất thuộc vào hợp chất hữu cơ là:

A. 2B. 3C. 4D. 5

Câu 10. Đốt cháy hoàn toàn 4,6 gam chất hữu có A thu được 4,48 lít CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O. dA/kk = 1,58. Xác định CTPT của A?

A. C2H4OB. C2H6OC. C3H8OD. C4H10O

Câu 11. Để chứng minh sản phẩm của phản ứng cháy giữa metan và oxi có tạo thành khí cacbonic hay không ta cho vào ống nghiệm hóa chất nào say đây?

A. Nước cất
B. Nước vôi trong
C. Nước muối
D. Thuốc tím

Câu 12. Chất nào sau đây gây nổ khi trộn với nhau?

A. H2 và O2
B. H2 và Cl2
C. CH4 và H2
D. CH4 và O2

Câu 13. Cho các nguyên tố sau: Li, Cs, K, Na. Thứ tự tăng dần tính kim loại từ trái qua phải của các nguyên tố trên là:

A. Li< Cs< K< Na.
B. Na< K< Cs< Li
C. K< Cs< Li< Na
D. Li< Na< K< Cs

Câu 14. Nhận xét nào sau đây đúng?

A. CO và CO2 đều là oxit axit
B. CO không phải oxit axit; CO2 là oxit axit
C. CO là chất có tính khử; CO2 là oxit axit
D. CO là oxit axit, CO2 là oxit không tạo muối

Câu 15. Nhiệt phân muối Ca(HCO3)2 thu được sản phẩm là

A. CaCO3, CO2
B. CaCO3, H2O
C. CaCO3, H2O, CO2
D. CaO, H2O, CO2

Câu 16. Cho m gam hỗn hợp muối cacbonat tác dụng hết với dung dịch HCl thu đươc 6,72 lít khí CO2 (đktc) và 32,3 gam muối clorua. Giá trị của m là:

A. 3,7B. 29C. 19,1D. 35,6

Câu 17. Phản ứng nào sau đây là sai?

A. SiO2 + 2C → 2CO+ Si
B. SiO2 + 4HCl → SiCl4 + 2H2O
C. SiO2+ 4HF → SiF4 + 2H2O

D. SiO2 + 2Mg → 2MgO + Si

Câu 18. Điều kiện để phản ứng giữa Metan và Clo xảy ra là:

A. Có bột sắt làm xúc tác
B. Có axit làm xúc tác
C. Có nhiệt độ
D. Có ánh sáng

Câu 19. Khi tiến hành phản ứng thế giữa khí metan với clo có chiếu sáng thu được một sản phẩm thế chứa 83,529% clo theo khối lượng. Công thức của sản phẩm thế thu được là:

A. CH2Cl2
B. CHCl3
C. CCl4
D. CH3Cl

Câu 20. Thể tích khí oxi cần để đốt cháy hết 3,36 lít khí metan là:

A. 6,72 lít
B. 4,48 lít
C. 3,36 lít
D. 22,4 lít

Câu 21. Khi dẫn khí etilen vào dung dịch Brom dư đựng trong ống nghiệm có quan sát thấy

A. màu của dung dịch brom nhạt dần, có chất kết tủa
B. màu của dung dịch brom nhạt dần, có chất lỏng không tan chìm xuống đáy ống nghiệm
C. màu của dung dịch brom nhạt dần, có khí thoát ra
D. màu của dung dịch brom không thay đổi

Câu 22. Có hỗn hợp gồm C2H4; CH4; CO2. Để nhận ra từng khí có trong hỗn hợp trên có thể sử dụng lần lượt các hóa chất là

A. dung dịch nước brom, lưu huỳnh đioxit.
B. KOH; dung dịch nước brom.
C. NaOH; dung dịch nước brom.
D. Ca(OH)2; dung dịch nước brom.

Câu 23. Số đồng phân cấu tạo có thể có ứng với công thức phân tử C4H8

A. 2B. 3C. 4D. 5

Câu 24. Hợp chất hữu cơ A có chứa các nguyên tố C, H, O. Trong đó phần trăm khối lượng của nguyên tố cacbon là 40%, nguyên tói hidro là 6,67%. Xác định công thức phân tử của A biết rằng phân tử khối của A là 60 gam/mol.

A. C2H4O2B. C3H6O2C. C2H6OD. CH2O2

Câu 25. Cho 20 g hỗn hợp hai muối cacbonat của hai kim loại hóa trị II và III vào dung dịch HCl 0,5 M vừa đủ thu được dung dịch A và 1,344 lít khí (đktc). Cô cạn dung dịch A thu được m gam muối khan. Thể tích dung dịch HCl đã dùng và giá trị của m là?

A. 0,12 lít và 10,33 gam
B. 0,24 lít và 20,66 gam
C. 0,24 lít và 25,32 gam
D. 0,3 lít và 21,32 gam

Đáp án đề thi giữa kì 2 Hóa 9

1A2C3C4D5B
6D7D8A9B10B
11B12D13D14B15C
16B17B18D19A20A
21B22D23D24A25B

Đề thi giữa kì 2 Hóa 9 - Đề 3

Đề thi Hóa 9 giữa kì 2

Phần 1. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm)

Câu 1. Phi kim có mức độ hoạt động hóa học yếu nhất là:

A. FloB. CloC. OxiD. Silic

Câu 2. Khi điều chế trong phòng thí nghiệm, clo được thu bằng cách

A. dẫn khí clo vào một bình nút bằng bông tẩm dung dịch NaOH đặc
B. dẫn khí clo vào một bình được đậy bằng một miếng bìa.
C. dời chỗ của nước
D. dẫn clo vào một bình úp ngược

Câu 3. Trong nước máy thường thấy có mùi của khí clo. Người ta đã sử dụng tính chất nào sau đây của clo để xử lí nước?

A. Clo là một phi kim mạnh.
B. Clo ít tan trong nước
C. Nước clo có tính sát trùng
D Clo là chất khí không độc

Câu 4. Cho các nguyên tố sau: Mg, Al, K, Na. Thứ tự tăng dần tính kim loại từ trái qua phải là:

A. A l< Mg < Na < K
B. Mg < Al < Na < K
C. Al < Na < Mg < K
D. Mg < Al < K < Na

Câu 5. Để khắc chữ trên thủy tinh, người ta dùng dung dịch nào sau đây?

A. Dung dịch HNO3
B. Dung dịch H3PO4
C. Dung dịch NaOH đặc
D. Dung dịch HF

Câu 6. Hiện tượng xảy ra khi trộn dung dịch Na2CO3 với dung dịch FeCl3 là:

A. Xuất hiện kết tủa màu đỏ nâu
B. Có bọt khí thoát ra khỏi dung dịch
C. Xuất hiện kết tủa màu lục nhạt
D. A và B đúng

Câu 7. Số chất đồng phân của nhau có cùng CTPT C3H8O và chỉ chứa liên kết đơn trong phân tử là

A. 2
B. 3
C. 4
D. 5

Câu 8. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Ứng với mỗi chất chỉ có một CTPT.
B. Mỗi chất chỉ có một CTCT.
C. Có nhiều chất khác nhau có CTPT giống nhau.
D. Một chất có thể được biểu diễn bằng nhiều CTCT khác nhau.

Câu 9. Điều kiện để phản ứng giữa Metan và Clo xảy ra là:

A. Có bột sắt làm xúc tác
B. Có axit làm xúc tác
C. Có nhiệt độ
D. Có ánh sáng

Câu 10. Đốt cháy V lít etilen thu được 3,6g hơi nước. Biết rằng oxi chiếm 20% thể tích không khí. Vậy thể tích không khí ở đktc cần dùng là:

A. 336 lít
B. 3,36 lít.
C. 33,6 lít
D. 0,336 lít.

Phần 2. Tự luận (7 điểm)

Câu 1. Hoàn thành chuỗi phản ứng hóa học sau

Cl2 → NaCl → HCl → CuCl2 → AgCl

Câu 2. Nguyên tố R tạo thành hợp chất khí với hidro có công thưc shoas học chung là RH3. Trong hợp chất có hóa trị cao nhất với oxi thì nguyên tố oxi chiếm 74,07% về khối lượng.

a) Xác định tên nguyên tố R

b) Viết công thức hóa học các hợp chất của R với oxi

c) Xác định vị trí của nguyên tố R trong bảng tuần hoàn

Câu 3. Đốt cháy hoàn toàn 5,75 gam hợp chất hữu cơ X (chứa C, H, O) thu được 11,0 gam CO2 và 6,75 gam H2O.

a) Tính thành phần phần trăm của các nguyên tố trong X.

b) Lập công thức đơn giản nhất của X.

c) Tìm công thức phân tử của X. Biết tỉ khối hơi của X so với khí hiđro bằng 23.

---------------Hết------------

Đáp án đề kiểm tra giữa kì 2 Hóa 9

Phần 1. Trắc nghiệm

1D2A3C4A5D
6A7B8A9D10C

Phần 2. Tự luận

Câu 1.

MnO2 + 4HCl → MnCl2 + 2H2O + Cl2

Cl2 + 2K → 2KCl

2KCl + H2SO4 đ,n → K2SO4 + 2HCl↑

6HCl + KClO3 → KCl + 3H2O + 3Cl2

Cl2 + Ca(OH)2 → CaOCl2 + H2O

Câu 2.

a) Nguyên tố R: N hợp chất với hidro: NH3

b) Các hợp chất của N với O: N2O, NO, NO2, N2O3, N2O5

c) Vị trí N trong bảng tuần hoàn: N nằm ở ô thứ 7, chu kì 2 nhóm VA

Câu 3.

nC = nCO2 = 0,25 => %C = (0,25 . 12/5,75).100 = 52,17%

nH = 2nH2O = 0,75 => %H = (0,75 .1/5,75). 100 = 13,04%

=> %O = 34,79%

nO = ( mX - mC - mH )/16 = 0,125

X là CxHyOz

=> x : y : z = nC : nH : nO = 0,25 : 0,75 : 0,125 = 2 : 6 : 1

CTĐGN: C2H6O

CTPT: (C2H6O )n

=> MX = 46n = 23,2

=> n = 1

X là C2H6O

Đề thi giữa học kì 2 môn Hóa 9 - Đề 4

Đề thi giữa kì 2 Hóa 9

I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm): Hãy chọn đáp án đúng sau đó ghi vào bảng bên dưới

Câu 1: : Sản phẩm giữa rượu etylic và axitaxetic gọi là

A. ete.
B. este.
C. hợp chất vô cơ.
D. axit.

Câu 2: Số ml nước có trong 100ml rượu 450

A. 100ml.
B. 45ml.
C. 55 ml.
D. 145 ml.

Câu 3: Để tác dụng được với kim loại Zn và giải phóng khí hidro thì chất đó là

A. C6H6.
B.CH3COOH.
C. C2H5OH.
D. C2H4.

Câu 4: Để trung hòa 10ml dung dịch CH3COOH cần 15,2 ml dung dịch NaOH 0,2M. Vậy nồng độ của dung dịch CH3COOH là

A. 0,05 M.
B. 0,10 M.
C. 0,304 M.
D. 0,215 M.

Câu 5: Công thức của chất béo là

A. RCOOC3H5.
B. (RCOO)3C3H5 .
C. C3H5(OH)3.
D. R-COOH.

Câu 6: Cho các chất: Mg, CuO, CaCO3, C2H5OH, NaOH, Cu. Số chất tác dụng với axitaxetic là

A. 3.
B.2.
C. 5.
D. 4.

Câu 7: CH3COOC2H5 có tên gọi là:

A. natri axetat .
B. etyl axetat.
C. metyl axetat.
D. axit axetic.

Câu 8: Số ml Rượu Etylic có trong 200ml rượu Etylic 450

A. 90ml.
B. 225ml.
C. 200ml.
D. 45ml.

II. TỰ LUẬN (8 điểm)

Câu 9: (2 điểm): Độ rượu là gì?
Áp dụng: Tính độ rượu khi hòa tan 50ml rượu etylic vào 250ml nước?

Câu 10: (2 điểm): Hoàn thành chuỗi phản ứng sau và ghi điều kiện phản ứng nếu có?

C2H4 →C2H5OH →CH3COOH →CH3COOC2H5 →CH3COOH

Câu 11: (2 điểm): Hoàn thành phương trình phản ứng sau:

a. C2H5OH + ?  →? + H2

b. CH3COOH +  →?(CH3COO)2Mg + ?

c. Etyl axetat + NaOH →

d. (RCOO)3 →C3H5+ H2O

Câu 12: (2 điểm): Cho 19,5 gam Zn vào 150g dung dịch axitaxetic12%.

a. Tính thể tích khí hiđro thu được ở ĐKTC?

b. Tính khối lượng chất rắn còn lại sau phản ứng?

(Cho biết Zn = 65; C = 12; H= 1; O = 16)

Đáp án đề kiểm tra giữa kì 2 Hóa 9

I. TRẮC NGHIỆM: (2 điểm)Mỗi câu đúng 0,25 điểm

Câu12345678
Đáp ánBBBCBCBA

II. TỰ LUẬN : (8 điểm)

CâuTrả lờiĐiểm

9

(2 điểm)

Độ rượu là số ml rượu nguyên chất có trong 100ml hỗn hợp rượu và nước.

Hỗn hợp rượu và nước= 50 ml + 250ml = 300ml

Trong 300ml hỗn hợp rượu và nước có 50ml rượu nguyên chất

Trong 100ml hỗn hợp rượu và nước có rượu nguyên chất

Vậy độ rượu là 16,66

1 đ

10

(2 điểm)

1. C2H4 + H2O →C2H5OH

2. C2H5OH + O2 →CH3COOH + H2O

3. CH3COOH + C2H5OH →CH3COOC2H5 + H2O

4. CH3COOC2H5 + H2O →2CH3COOH + C2H5OH

- Mỗi phương trình đạt 0,5 điểm

- Không cân bằng hoặc cân bằng sai trừ 0,25 số điểm của mỗi câu.

- Viết công thức sai không tính điểm cho câu đó.

- Viết phương trình khác nếu đúng đạt điểm tối đa

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

Ma trận đề kiểm tra giữa kì 2 Hóa 9

Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng nâng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

Rượu etylic

1. Biết độ rượu và cách tính độ rượu

Số câu

2 câu

C2-1, C8-1

1 câu

C9-1

Số điểm

0.5Đ

Axit axetic

2. Biết được những tính chất của axit axetic

3. Tính toán được các bài toán liên quan tới axit axetic

Số câu

4 câu

C1-2, C3-2, C6-2, C7-2

1 câu

C4-3

1 câu

C12-3

Số điểm

0.25Đ

Mối liên hệ giữa các rượu etylic, axit axetic và etilen

4. Hoàn thành được chuỗi phản ứng hóa học

Số câu

1 câu

C10-4

Số điểm

Chất béo

5. Biết công thức của chất béo.

6. Viết được các phương trình phản ứng

1 câu

C5-5

1 câu

C11-6

0.25Đ

Tổng

Số điểm - %

8 câu

3.75đ – 37.5%

2 câu

4đ – 40%

2 câu

2,25đ – 22.5%

..................

Đề thi giữa kì 2 môn Hóa học 9 - Đề 5

Đề thi giữa kì 2 Hóa 9

A. Trắc nghiệm khách quan: (4,0 điểm)

Câu 1. Phản ứng hóa học đặc trưng của metan là:

A. Phản ứng thế.
B. Phản ứng cộng
C. Phản ứng oxi hóa – khử.
D. Phản ứng phân hủy.

Câu 2. Điều kiện để phản ứng giữa Metan và Clo xảy ra là:

A. Có bột sắt làm xúc tác
B. Có axit làm xúc tác
C. Có nhiệt độ
D. Có ánh sáng

Câu 3. Dãy chất nào sau đây đều là hidrocacbon:

A. C2H4, C3H8, C2H4O2, CH3Br
B. C3H8, C2H5O, CH3CH2COOH, CaCO3
C. C2H6, C4H10, CH3NO2, C2H5Cl
D. CH4, C5H12, C2H2, C2H6

Câu 4. Phản ứng nào sau đây thuộc loại phản ứng trùng hợp:

A. C2H4 + 3O2 → 2CO2 + 2H2O
B. CH2 = CH2 + Br2 → BrCH2 - CH2Br
C. nCH2 = CH2 → (-CH2-CH2-)n
D. CH4 + Cl2 → CH3Cl + HCl

Câu 5. Chất nào sau đây có chứa liên kết ba trong phân tử

A. Metan.
B. Etilen.
C. Axetilen.
D. Propan.

Câu 6. Khi cho etilen tác dụng với nước (có xúc tác) thu được

A. Ancol etylic (C2H5OH)
B. Etan (C2H6)
C. Axit axetic (CH3COOH)
D. Etilen oxit (C2H4O)

Câu 7. Khí axetilen không có tính chất hóa học nào sau đây?

A. Phản ứng cộng với dung dịch brom
B. Phản ứng cháy với oxi.
C. Phản ứng cộng với hiđro.
D. Phản ứng thế với clo ngoài ánh sáng.

Câu 8. Đốt cháy một hỗn hợp hiđrocacbon ta thu được 2,24 lít CO2 (đktc) và 2,7 gam H2O thì thể tích O2 đã tham gia phản ứng cháy (đktc) là:

A. 3,92 lít.
B. 2,8 lít.
C. 4,48 lít.
D. 5,6 lít.

Câu 9. Trong phòng thí nghiệm, etilen thường được điều chế bằng cách.

A. nung nóng etan để tách hidro
B. tách từ khí mỏ dầu
C. tách nước của ancol etylic
D. Cracking dầu mỏ

Câu 10: Chất nào sau đây làm mất màu dung dịch Brom

A. metylpropan
B. cacbon đioxit
C. butan
D. but-1-en

Câu 11: Để làm sạch Etilen có lẫn Axetilen ta cho hỗn hợp đi qua dung dịch nào sau đây

A. dung dịch KMnO4 dư.
B. dung dịch brom dư.
C. dung dịch AgNO3/NH3 dư.
D. các cách trên đều đúng.

Câu 12. Đốt cháy V lít etilen thu được 3,6g hơi nước. Biết rằng oxi chiếm 20% thể tích không khí. Vậy thể tích không khí ở đktc cần dùng là:

A. 336 lít
B. 3,36 lít.
C. 33,6 lít
D. 0,336 lít.

B. Tự luận: (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Hoàn thành chuỗi phản ứng hóa học sau:

CH4 → C2H2 → C2H4 → C2H6 → C2H5Cl

Câu 2. (2,5 điểm)

Đốt cháy hoàn toàn 5,75 gam hợp chất hữu cơ X (chứa C, H, O) thu được 11,0 gam CO2 và 6,75 gam H2O.

a) Tính thành phần phần trăm của các nguyên tố trong X.

b) Lập công thức đơn giản nhất của X.

c) Tìm công thức phân tử của X. Biết tỉ khối hơi của X so với khí hiđro bằng 23.

Câu 3. (1,5 điểm)

Cho 5,6 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm CH4 và C2H4 có tỉ lệ thể tích là 3 : 2 qua dung dịch chứa m gam dung dịch brom 40%. Tìm giá trị m.

Đáp án đề thi giữa kì 2 Hóa 9

A. Trắc nghiệm khách quan (3,0 điểm)

1A2D3D4B5C6A
7D8A9C10D11C12C

B. Tự luận (7,0 điểm)

Câu 1.

2CH4 \overset{1500°C}{\rightarrow} C2H2 + 3H2

C2H2+ H2 \overset{t°, Pd}{\rightarrow} C2H4

C2H4 + H2 \overset{t°, Ni}{\rightarrow} C2H6

C2H6 + Cl2 → C2H5Cl + HCl

Câu 2.

nC= nCO2 = 0,25 => %C = (0,25 . 12/5,75).100 = 52,17%

nH = 2nH2O = 0,75 => %H = (0,75 .1/5,75). 100 = 13,04%

=> %O = 34,79%

nO = ( mX - mC - mH )/16 = 0,125

X là CxHyOz

=> x : y : z = nC : nH : nO= 0,25 : 0,75 : 0,125 = 2 : 6 : 1

Công thức đơn giản nhất: C2H6O

Công thức phân tử: (C2H6O )n

=> MX = 46n = 23,2

=> n = 1

X là C2H6O

Câu 3.

Gọi số mol CH4 và C2H4 lần lượt là 3a và 2a.

=> nX = 5a = 5,6/22,4 = 0,25 ⟹ a = 0,05 (mol).

Phương trình hóa học phản ứng xảy ra

C2H4 + Br2 ⟶ C2H4Br2

Theo phương trình hóa học ta có:

nBr2 = nC2H4 = 0,05.2 = 0,1 mol.

=> mBr2 = 0,1.160 = 16 gam.

Vậy m = (16.100%)/40% = 40 gam.

.............

Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm đáp án đề thi giữa kì 2 Hóa 9

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 9.638
  • Lượt xem: 118.484
  • Dung lượng: 138,7 KB
Sắp xếp theo