Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn cảm nhận bài thơ Tiếng thu của Lưu Trọng Lư 2 đoạn văn mẫu lớp 12

Viết đoạn văn cảm nhận bài thơ Tiếng thu của Lưu Trọng Lư là tài liệu tham khảo hữu ích được giới thiệu.

Viết đoạn văn cảm nhận bài thơ Tiếng thu của Lưu Trọng Lư
Viết đoạn văn cảm nhận bài thơ Tiếng thu của Lưu Trọng Lư

Nội dung bao gồm 2 đoạn văn mẫu hay nhất. Hãy cùng theo dõi chi tiết được đăng tải ngay sau đây.

Viết đoạn văn cảm nhận bài thơ Tiếng thu của Lưu Trọng Lư

Đoạn văn cảm nhận bài thơ Tiếng thu - Mẫu 1

Một trong những bài thơ mà tôi cảm thấy yêu thích nhất về đề tài mùa thu đó là Tiếng thu của Lưu Trọng Lư. Bài thơ được sáng tác theo thể thơ năm chữ, gồm có ba khổ, được trình bày độc đáo. Chữ cái đầu tiên của câu mở đầu mỗi khổ được viết hoa, còn ở câu thơ khác viết thường. Câu thơ cuối cùng của mỗi khổ kết thúc bằng dấu chấm hỏi. Từ đó, tôi hình dung ra mỗi khổ thơ giống như một câu hỏi vậy. Nhân vật “em” trong bài thơ có thể là người thương, người mà nhân vật trữ tình hướng đến trong lời tâm sự từ đáy lòng. Điệp cấu trúc “Em không nghe” nhấn mạnh vào thái độ thờ ơ, không quan tâm của nhân vật “em” Các hình ảnh “trăng” được nhân hóa độc đáo, cũng biết “thổn thức” như hiện thân của tâm trạng và tình cảm của nhân vật trữ tình. Dường nghe không nghe được âm thanh của mùa thu về mà “em” cũng không có những cảm xúc, tâm trạng trước mùa thu. Tính từ “rạo rực” miêu tả sự bồi hồi, của con người trước những khoảnh khắc hạnh phúc. Đặc biệt, hình ảnh “kẻ chinh phu” và “người cô phụ” gợi nhắc đến mối tình sâu đậm nhưng cũng đầy đau thương của sự chia ly. Ở khổ cuối, hình ảnh “lá thu kêu xào xạc” cùng “con nai vàng ngơ ngác” gợi ra sự ngây thơ, trong sáng. Tôi có thể liên tưởng cũng giống như tình yêu, tồn tại vĩnh cửu, giúp chiến thắng mọi khó khăn. Tiếng thu gợi ra một bức tranh thu đẹp đấy nhưng cũng man mác buồn.

Đoạn văn cảm nhận bài thơ Tiếng thu - Mẫu 2

Viết về mùa thu, Lưu Trọng Lư không đi theo cái quen thuộc, ông lựa chọn cho mình một cách cảm nhận mới lạ. Bài thơ viết theo thể thơ ngũ ngôn với hình thức độc đáo, mỗi khổ thơ chỉ viết hoa chữ cái đầu của câu thơ đầu, kết thúc khổ thơ là dấu chấm hỏi. Từ đó, tôi hình dung mỗi khổ thơ giống như một câu hỏi vậy. Câu hỏi mở đầu là lời tự hỏi, cũng là lời trách móc đầy tình cảm của nhân vật trữ tình đối với người mình yêu. Mùa thu được coi là mùa của đôi lứa, nhưng có lẽ ở đây nhân vật trữ tình và “em” lại không ở bên nhau, mỗi người ở một nơi. Điều đó tạo ra khoảng cách trong tâm hồn, vì vậy mà chàng trai băn khoăn, trăn trở trách móc “Em không nghe mùa thu” hay hiểu rằng là không “nghe” được, cũng tức là không cảm nhận được tấm chân tình. Vì “em” không nghe “mùa thu” nên em cũng không thể cảm nhận được vẻ đẹp của “trăng mờ”. Nhà thơ đã điệp lại cấu trúc “Em không nghe” như diễn tả cái dạt dào trong cảm xúc. Đến khổ thơ thứ hai, tác giả gợi tả cảm giác “rạo rực” trong tình yêu qua cặp hình tượng “kẻ chinh phu” và “người cô phụ”. Người chinh phu ở nơi chiến trường xa xôi chiến đấu, còn người chinh phụ thì mong ngóng, trông chờ tin tức từng ngày. Tới khổ ba, điệp khúc “em không nghe” được lặp lại lần thứ ba, gợi liên tưởng đến dòng tâm tư như dòng thác. “Em không nghe rừng thu” gợi mở ở đây chính là không gian rừng thu, nơi chứa đựng, sinh sôi của vạn vật hay ẩn dụ cho thế giới tâm hồn của chàng trai. Hình ảnh con nai xuất hiện bỗng khiến bức tranh thu trở nên sinh động hơn. Con nai gợi ra vẻ trong sáng, ngây thơ cũng như tình yêu vậy. Dù có bao trở ngại, có những cách ngăn thì tình yêu vẫn mãnh liệt, tràn đầy. Bài thơ “Tiếng thu” của Lưu Trọng Lư gợi ra dòng cảm xúc đầy ấn tượng cho tôi không chỉ về thiên nhiên mà còn về tình cảm lứa đôi.

Chia sẻ bởi: 👨 Tiểu Thu
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt xem: 812
  • Dung lượng: 111,1 KB
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Tìm thêm: Văn mẫu lớp 7
Sắp xếp theo
👨