Soạn bài Giáo dục khai phóng ở Việt Nam nhìn từ Đông Kinh Nghĩa Thục Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 12 trang 69 sách Kết nối tri thức tập 2
Download.vn sẽ cung cấp tài liệu tham khảo Soạn văn 12: Giáo dục khai phóng ở Việt Nam nhìn từ Đông Kinh Nghĩa Thục, với kiến thức rất hữu ích.
Nội dung chi tiết của tài liệu được đăng tải ngay sau đây. Mời bạn đọc cùng tham khảo để chuẩn bị bài.
Soạn văn 12: Giáo dục khai phóng ở Việt Nam nhìn từ Đông Kinh Nghĩa Thục
Giáo dục khai phóng ở Việt Nam nhìn từ Đông Kinh Nghĩa Thục
Trước khi đọc
Chia sẻ những hiểu biết của bạn về giáo dục khai phóng.
Hướng dẫn giải:
Giáo dục khai phóng (tiếng Anh: Liberal Arts Education) là một triết lý giáo dục hướng đến việc đào tạo những con người toàn diện, có khả năng thích ứng với sự thay đổi và tự học hỏi suốt đời. Không chỉ truyền đạt kiến thức, giáo dục khai phóng còn tập trung vào việc phát triển tư duy phản biện, khả năng sáng tạo và kỹ năng giải quyết vấn đề cho người học.
Đọc văn bản
Theo tác giả, đâu là điểm nhấn then chốt của Đông Kinh Nghĩa Thục trong lịch sử giáo dục Việt Nam?
Hướng dẫn giải:
Theo tác giả, điểm nhấn then chốt của Đông Kinh Nghĩa Thục trong lịch sử giáo dục Việt Nam là đổi mới giáo dục: Khác với hệ thống giáo dục Nho giáo truyền thống, Đông Kinh Nghĩa Thục nhắm tới mục tiêu "khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh". Trường đặc biệt chú trọng dạy chữ quốc ngữ, khoa học kỹ thuật phương Tây và truyền bá tư tưởng yêu nước cùng tinh thần dân tộc.
Sau khi đọc
Câu 1. Đông Kinh Nghĩa Thục ra đời trong bối cảnh lịch sử nào?
Hướng dẫn giải:
Đông Kinh Nghĩa Thục ra đời trong bối cảnh những biến động to lớn về kinh tế, chính trị, quân sự và xã hội ở khu vực Đông Á cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX:
- Sự truyền bá tư tưởng chính trị, triết học phương Tây tới Đông Á qua hình thức “tân thư”
- Những thành tựu của Nhật Bản về quân sự, chính trị, kinh tế, giáo dục, xã hội
- Việc nhận thức được sứ mệnh giáo dục và ảnh hưởng của mô hình giáo dục tới Nhật Bản.
Câu 2. Theo tác giả, điểm nhấn then chốt của Đông Kinh Nghĩa Thục là gì? Tác giả đã sử dụng những dữ liệu nào để làm rõ điều này?
Hướng dẫn giải:
- Theo tác giả, điểm nhấn then chốt của Đông Kinh Nghĩa Thục là được tiến hành từ dưới lên, bắt nguồn từ dân chúng, theo định hướng độc lập dân tộc, mong cầu tiến bộ về tri thức, tư duy và dân chủ.
- Dữ liệu sử dụng: Sách Đông Kinh Nghĩa Thục (Đào Trinh Nhất) bị cấm trên toàn cõi An Nam từ 1937; các bài viết của Hoa Bằng rải rác trên báo trí; cuốn sách Đông Kinh Nghĩa Thục chưa được in chính thức của Hoa Bằng.
Câu 3. Giáo dục khai phóng có những đặc điểm gì? Vì sao tác giả lại cho rằng Đông Kinh Nghĩa Thục là một mô hình giáo dục khai phóng?
Hướng dẫn giải:
- Giáo dục khai phóng: phát triển toàn diện con người, đề cao tư duy phản biện và sáng tạo.
- Tinh thần khai phóng của Đông Kinh Nghĩa Thục: mục tiêu "khai trí" cho dân, "chấn dân khí", "hậu dân sinh", đã nhấn mạnh vào khoa học thực dụng, đạo đức, thể dục, quốc ngữ và nhiều lĩnh vực khác. Phương pháp giáo dục của trường đổi mới, khuyến khích tư duy sáng tạo và tự do, thể hiện rõ đặc điểm của mô hình giáo dục khai phóng.
Câu 4. Các thông tin trong văn bản được chọn lọc, sắp xếp theo trình tự nào? Cách sắp xếp đó có thuyết phục không? Vì sao?
Hướng dẫn giải:
- Sắp xếp theo trình tự: bối cảnh, mục đích, đặc điểm và đánh giá.
- Cách sắp xếp đó rất logic, thuyết phục vì phù hợp với mục đích của văn bản.
Câu 5. Phân tích tác dụng của việc sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản.
Câu 6. Tác giả nhận xét, đánh giá thế nào về Đông Kinh Nghĩa Thục? Có gì thiên kiến trong cách nhận xét, đánh giá đó không? Hãy lí giải về điều này.
Câu 7. Từ những thông tin được cung cấp trong văn bản, bạn suy nghĩ như thế nào về giá trị của giáo dục nói chung và giáo dục khai phóng nói riêng?
Kết nối đọc - viết
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ về một dữ liệu gây ấn tượng mạnh mẽ với bạn trong văn bản Giáo dục khai phóng ở Việt Nam nhìn từ Đông Kinh Nghĩa Thục.