Sinh học 10 Bài 5: Các nguyên tố hóa học và nước Giải Sinh 10 trang 25 sách Cánh diều

Giải bài tập Sinh 10 Bài 5: Các nguyên tố hóa học và nước sách Cánh diều giúp các em học sinh lớp 10 hiểu được kiến thức về các nguyên tố hóa học trong tế bào, cấu tạo hóa học và tính chất vật lí của nước. Đồng thời biết cách trả lời được các bài tập Sinh 10 trang 25 →28.

Giải Sinh 10 Bài 5 sách Cánh diều là tài liệu vô cùng hữu ích dành cho giáo viên và các em học sinh tham khảo, đối chiếu với lời giải hay, chính xác nhằm nâng cao kết quả học tập của các em. Vậy sau đây là nội dung chi tiết soạn Sinh 10 bài 5: Các nguyên tố hóa học và nước mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.

I. Các nguyên tố hóa học

1. Các nguyên tố hóa học trong tế bào

Câu 1: Cho biết các nguyên tố trong hình 5.2 thuộc nhóm nguyên tố đại lượng hay vi lượng. Tổng tỉ lệ phần trăm của các nguyên tố C, H, O, N là bao nhiêu và tỉ lệ này có ý nghĩa gì?

Hình 5.2. Tỉ lệ phần trăm một số nguyên tố trong cơ thể người

Gợi ý đáp án

Hình 5.2 đều có các nguyên tố thuộc nhóm nguyên tố đại lượng và vi lượng:

+ Các nguyên tố đại lượng: C, H, O, N, Ca, P, K, S, Na, Cl, Mg.

+ Các nguyên tố vi lượng: Fe, Zn, Cu, I.

- Các nguyên tố đại lượng chính như C, H, O, N chiếm 96% - một khối lượng lớn trong tế bào.

Câu 2: Kể tên một số bệnh do thiếu nguyên tố đại lượng, vi lượng ở sinh vật và nêu cách phòng những bệnh đó.

Gợi ý đáp án

Một số bệnh do thiếu nguyên tố đại lượng và vi lượng ở sinh vật là:

- Một số bệnh do thiếu nguyên tố đại lượng như: Loãng xương - Thiếu Canxi (Ca); Không đậu quả ở thực vật - Thiếu Kali (Ka);...

- Một số bệnh do thiếu nguyên tố vi lượng như: Bướu cổ - Thiếu Iod; Bệnh thiếu máu - Thiếu sắt (Fe); Vô sinh, rối loạn hormone tăng trưởng - Thiếu kẽm (Zn);...

Câu 3. Em cần lưu ý điều gì trong khẩu phần ăn để cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể? Vì sao?

Gợi ý đáp án

Trong khẩu phần ăn để cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể em cần lưu ý:

- Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh nhất.

- Để làm được điều này em cần cân bằng các chất trong khẩu phần ăn và thay đổi phối hợp ăn nhiều loại thức ăn.

Câu 4. Việc ghi thành phần dinh dưỡng trên bao bì đựng thực phẩm chế biến sẵn có ý nghĩa gì đối với người tiêu dùng? Cho một số ví dụ minh hoạ.

Gợi ý đáp án

- Việc ghi thành phần dinh dưỡng trên bao bì đựng thực phẩm chế biến sẵn sẽ giúp người tiêu dùng tự cân đối dinh dưỡng trong các khẩu phần ăn của bản thân và gia đình.

Ví dụ: Giá trị dinh dưỡng trên bao bì gói bim bim 30g

2. Carbon

Câu 1: Carbon tham gia cấu tạo hợp chất nào trong các hợp chất sau đây: nước, chlohydric acid, carbohydrate, protein, lipid, nucleic acid?

Gợi ý đáp án

Carbon tham gia cấu tạo hợp chất Carbohydrate, Protein, Lipid và Nucleic Acid

Câu 2: Quan sát hình 5.4 và cho biết cacbon có thể tạo nên loại liên kết và loại mạch gì trong các hợp chất. Từ đó giải thích vai trò của nguyên tố carbon trong cấu tạo các hợp chất của tế bào.

Gợi ý đáp án

- Cacbon có thể tạo nên liên kết cộng hóa trị với các nguyên tử cacbon khác và các nguyên tử khác, có thể liên kết ở dạng mạch vòng, mạch nhánh.

- Các nguyên tử cacbon mới có thể tạo nên mạch “xương sống của các hợp chất hữu cơ chính có trong tế bào như: protein, nucleic acid, carbohydrate, lipid.

II. Nước

1. Cấu tạo hóa học và tính chất vật lí, hóa học của nước

Câu 1: Các nhà khoa học thường dựa vào dấu hiệu nào để tìm kiếm sự sống ở các hành tinh trong vũ trụ? Vì sao?

Gợi ý đáp án

Các nhà khoa học thường dựa vào dấu hiệu của nước để tìm kiếm sự sống ở các hành tinh trong vũ trụ vì nước là "dung môi của sự sống". Không chỉ là môi trường cho các phản ứng và trực tiếp tham gia vào nhiều phản ứng trong tế bào mà nước còn là môi trường vận chuyển các chất trong cơ thể.

Câu 2. Quan sát hình 5.5 và cho biết tên các nguyên tử và liên kết trong cấu tạo hoá học của phân tử nước.

- Một nguyên tử O mang một phần điện tích âm và hai nguyên tử H mang một phần điện tích dương là cấu tạo của nước. Nhờ có cấu tạo này mà các phân tử nước dễ dàng liên kết với nhau và làm cho nước có những tính chất độc đáo với nhiều phân tử khác bằng liên kết hydrogen.

Gợi ý đáp án

Từ hình 5.5, ta có thể thấy nước được cấu tạo từ 1 phân tử oxy và 2 phân tử hydro và liên kết giữa các phân tử nước là liên kết Hydrogen.

Câu 3. Nêu các thể của nước. Khi nước bay hơi thì liên kết giữa các phân tử nước thay đổi như thế nào?

Gợi ý đáp án

- Các liên kết hydrogen sẽ tách rời nhau khi nước bay hơi:, phân tử nước chuyển đổi giữa trạng thái liên kết nhiều hơn và trạng thái ít liên kết hơn.

2. Vai trò của nước

Câu 1: Vì sao nước là "dung môi của sự sống"?

Gợi ý đáp án

- Nước là "dung môi của sự sống" vì:

+ Nước có thể hòa tan nhiều hợp chất như muối, đường, protein...

+ Nước là môi trường cho các phản ứng và trực tiếp tham gia vào nhiều phản ứng trong tế bào.

+ Các chất trong cơ thể sống được vận chuyển là nhờ môi trường nước.

Câu 2: Lấy ví dụ một số phản ứng hoá học trong tế bào hoặc cơ thể có sự tham gia của nước.

Gợi ý đáp án

Ví dụ về một số phản ứng hoá học trong tế bào hoặc cơ thể có sự tham gia của nước là:

PTHH: 6CO2 + 12H2O → C6H12O6 + 6O2 + 6H2O2

Carbohydrate + Nước => Glucose + Oxygen

Câu 3: Quan sát hình 5.7, cho biết nước điều hoà nhiệt độ tế bào và cơ thể như thế nào.

Gợi ý đáp án

Từ hình 5.7, ta có thể thấy nước điều hòa nhiệt độ tế bào và cơ thể như sau:

Cơ thể sẽ nhận tín hiệu và tiết hành tiết mồ hôi khi nhiệt độ cơ thể tăng cao, khi thoát hơi nước qua da, nước hấp thu và mang theo nhiệt, bay hơi một ít qua đường mồ hôi của da làm mất 600 kcal nhiệt lượng của cơ thể.

Câu 4. Tại sao hằng ngày chúng ta phải uống đầy đủ nước? Cơ thể có biểu hiện gì khi bị mất nhiều nước?

Gợi ý đáp án

- Hằng ngày chúng ta phải uống đầy đủ nước do nước đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì ổn định hoạt động sống của cơ thể. Vì vậy chúng ta cần uống đầy đủ nước để đảm bảo cho hoạt động sống bình thường của cơ thể.

- Khi bị mất nhiều nước, cơ thể có biểu hiện như sau:

+ Tiểu ít, giảm lượng nước tiểu: Tùy vào lượng nước được cung cấp mà tần suất và lượng nước tiểu của mỗi người khác nhau. Nếu số lần đi tiểu trong ngày chỉ khoảng 2 - 3 lần hoặc không đi tiểu trong nhiều giờ chính là biểu hiện của cơ thể đang bị thiếu nước.

+ Nước tiểu có màu sẫm và đặc: Khi cơ thể được cung cấp đủ nước, nước tiểu bình thường sẽ không có màu, trong suốt và lỏng. Ngược lại, khi cơ thể thiếu nước, nước tiểu sẽ có màu sẫm và đậm đặc hơn bình thường.

+ Khô da: Khô da là dấu hiệu điển hình của tình trạng cơ thể bị thiếu nước, mất nước.

+ Khô miệng, hôi miệng: Khi cơ thể bị thiếu nước sẽ giảm tiết nước bọt, khiến cho miệng bị khô và có mùi hôi.

+ Nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, ù tai: Cơ thể thiếu nước bao gồm cả não cũng không được cung cấp đủ lượng nước cần thiết để hoạt động, sẽ gây ra các triệu chứng đau đầu, đặc biệt là khi di chuyển cơ thể. Bên cạnh đó, hệ tuần hoàn cũng hoạt động kém hiệu quả hơn do thiếu nước sẽ dẫn đến chóng mặt, hoa mắt và ù tai.

+ Đói và thèm đồ ngọt: Đói có thể là biểu hiện của cơ thể thiếu nước, bởi khi đó năng lượng dự trữ trong cơ thể gặp khó khăn trong việc được giải phóng, gây ra cảm giác đói, thèm ăn, đặc biệt là đồ ngọt - loại thực phẩm cung cấp nhiều năng lượng.

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 15
  • Lượt xem: 350
  • Dung lượng: 129,1 KB
Sắp xếp theo