Sinh học 10 Bài 3: Giới thiệu chung về các cấp độ tổ chức của thế giới sống Giải Sinh 10 trang 19 sách Cánh diều

Giải bài tập Sinh 10 Bài 3: Giới thiệu chung về các cấp độ tổ chức của thế giới sống sách Cánh diều giúp các em học sinh lớp 10 hiểu được kiến thức về các cấp độ tổ chức sống, đặc điểm chung và quan hệ của các cấp độ tổ chức sống. Đồng thời biết cách trả lời được các bài tập Sinh 10 trang 19 →21.

Giải Sinh 10 Bài 3 sách Cánh diều là tài liệu vô cùng hữu ích dành cho giáo viên và các em học sinh tham khảo, đối chiếu với lời giải hay, chính xác nhằm nâng cao kết quả học tập của các em. Vậy sau đây là nội dung chi tiết soạn Sinh 10 bài 3: Giới thiệu chung về các cấp độ tổ chức của thế giới sống mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.

1. Các cấp độ tổ chức sống

Trả lời câu hỏi trang 19

Quan sát hình 3.1 và dựa vào kiến thức đã học hãy mô tả các cấp độ tổ chức sống.

Gợi ý đáp án

Từ hình 3.1, ta có thể rút ra các cấp độ tổ chức của thế giới sống là:

Nguyên tử → phân tử → bào quan → tế bào → mô → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể → quần thể → quần xã → hệ sinh thái → sinh quyển.

Trả lời câu hỏi trang 20

Câu 1: Cấp độ tổ chức sống là gì? Nêu ví dụ cho mỗi cấp độ tổ chức sống.

Gợi ý đáp án

Cấp độ tổ chức sống là vị trí của một tổ chức sống trong thế giới sống được xác định bằng số lượng và chức năng nhất định các yếu tố cấu thành tổ chức đó.

Cấp độ tổ chức sống có các ví dụ như:

+ Ví dụ của phân tử là nước

+ Ví dụ của bào quan là diệp lục

+ Ví dụ của tế bào là tế bào lá cây

+ Ví dụ của mô là mô phân sinh đỉnh

+ Ví dụ của cơ quan là l

+ Ví dụ của hệ cơ quan là tán lá

+ Ví dụ của cơ thể là cây cọ

+ Ví dụ của quần thể là quần thể cọ

+ Ví dụ của quần xã – hệ sinh thái là rừng cọ nhiệt đới

Câu 2: Cấp độ tổ chức nào được xem là cấp độ tổ chức sống cơ bản? Vì sao?

Gợi ý đáp án

Tế bào được xem là cấp độ tổ chức sống cơ bản vì tế bào là cấp độ tổ chức nhỏ nhất có thể thực hiện đầy đủ các chức năng sống cơ bản như trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng, có khả năng tự điều chỉnh, thích nghi với môi trường sống một cách độc lập.

2. Đặc điểm chung của cấp độ tổ chức sống

Trả lời câu hỏi trang 20

Câu 1: Mỗi cấp độ tổ chức sống tuy có những đặc điểm riêng nhưng tất cả các cấp độ đều có những đặc điểm chung nào?

Gợi ý đáp án

Mỗi cấp độ tổ chức sống tuy có những đặc điểm riêng nhưng tất cả các cấp độ đều có những đặc điểm chung là:

- Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc là đặc điểm đầu tiên của thế giới sống.

- Chúng đều là những hệ thống mở tự điều chỉnh.

Câu 2: Thế nào là tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc? Cho ví dụ.

Gợi ý đáp án

- Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc hiểu là tổ chức cấp dưới làm nền tảng cấu tạo nên tổ chức cấp trên. Tổ chức cấp trên không chỉ mang đặc điểm của tổ chức cấp dưới mà còn có những đặc tính nổi trội mà tổ chức cấp dưới không có.

Ví dụ của tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc là các cá thể của một cấp độ tổ chức gồm nhiều tế bào, có cấu trúc ổn định về số lượng, phân bố trong cơ thể và mối quan hệ giữa các tế bào trong cơ thể mà ở cấp độ tế bào không có.

Câu 3: Lấy ví dụ về khả năng tự điều chỉnh của cơ thể người.

Gợi ý đáp án

Cân bằng nội môi là một ví dụ điểm hình về khả năng tự điều chỉnh của cơ thể người: Nồng độ glucôzơ trong máu người duy trì ở mức là 0,1%, khi cơ thể thiếu hụt glucose sẽ tự động phân giải glycogen dự trữ để bổ sung lượng glucose thiếu hụt.

3. Quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống

Câu hỏi hoặc thảo luận

Trình bày quan hệ lệ thuộc giữa các cấp độ tổ chức sống.

Gợi ý đáp án chi tiết:

Quan hệ thứ bậc về cấu trúc và chức năng chính là quan hệ lệ thuộc giữa các cấp độ tổ chức sống.

Trả lời câu hỏi trang 21

Quan sát hình 3.2, mô tả mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống ở cơ thể người.

Gợi ý đáp án

Từ hình 3.2, ta có thể rút ra các cấp độ tổ chức sống ở cơ thể người là Tế bào - Mô - Cơ quan - Hệ cơ quan - Cơ thể.

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 12
  • Lượt xem: 1.036
  • Dung lượng: 108,5 KB
Sắp xếp theo