Ngân hàng câu hỏi tập huấn Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK lớp 6 Vật lý, Sinh học, Hóa học
Ngân hàng câu hỏi tập huấn Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi trắc nghiệm phần Vật lý, Hóa Học và Sinh học 6 trong chương trình tập huấn sách giáo khoa lớp 6 mới.
Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm đáp án môn Toán, Ngữ văn, cùng hướng dẫn xem bộ sách giáo khoa lớp 6 mới để tìm hiểu trước về các bộ sách mới. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:
Đáp án tập huấn Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Đáp án Tập huấn SGK lớp 6 phần Vật lí
Câu 1. Sự tích hợp các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học trong chương trình Khoa học tự nhiên 6 được thực hiện dựa trên 3 trục cơ bản là:
A. Chủ đề khoa học, các nguyên lí và khái niệm chung, các năng lực chung.
B. Phương pháp thực nghiệm, dạy học giải quyết vấn đề, dạy học theo dự án.
C. Nhận thức tự nhiên, tìm hiểu tự nhiên, vận dụng kiến thức kĩ năng đã học.
D. Dạy học tích hợp, giáo dục toàn diện, kết hợp lí thuyết với thực hành.
Câu 2. Mỗi bài học vật lí trong sách giáo khoa KHTN 6 đều có các phần chính sau đây:
A. Yêu cầu cần đạt về kiến thức và năng lực, mở bài, khám phá tự nhiên, tổng kết.
B. Đọc hiểu, câu hỏi, hoạt động, đánh giá.
C. Khởi động, câu hỏi, hoạt động, đánh giá.
D. Khởi động, khám phá, vận dung, yêu cầu cần đạt về kiến thức, năng lực.
Câu 3. Nội dung nào về lực sau đây có trong chương trình KHTN 6 nhưng không có trong chương trình vật lí THCS?
A. Lực không tiếp xúc, lực ma sát lăn.
B. Lực tiếp xúc, hai lực cân bằng.
C. Lực không tiếp xúc, lực cản vật chuyển động trong nước.
D. Lực tiếp xúc, trọng lực.
Câu 4. Có sự khác biệt giữa chương trình vật lí THCS và chương trình KHTN trong việc trình bày nội dung nào dưới đây liên quan đến năng lượng?
A. Khái niệm năng lượng.
B. Định luật bảo toàn năng lượng.
C. Sự chuyển hóa năng lượng.
D. Năng lượng hao phí.
Câu 5. Hãy cho biết sự khác biệt giữa các chương về vật lí trong KHTN 6 với SGK vật lí THCS hiện hành về:
a) Sự giảm tải kiến thức
b) Cấu trúc của bài học.
c) Hình thức trình bày bài học.
ĐA. a) Có giảm tải so với SGK vật lí. Thể hiện ở chỗ:
- Thời lượng dành cho việc học mỗi nội dung nhiều hơn
- Các nội dung được tinh giản,
- Không yêu cầu định lượng chỉ yêu cầu định tính
- Dừng lại ở hiện tượng chưa đi vào cơ chế,
- Các bài tập không khó.
- Nhiều ví dụ thực tế phù hợp với trình độ HS.
b) Cấu trúc của bài học:
- Ngoài phần “câu hỏi” (?)như SGK vật lí còn có các “hoạt động”(HĐ) theo nhiều hình thức như cá nhân, nhóm, tổ, lớp…
- Phần mở đầu không chỉ là “hình thức vào bài” mà còn là nêu vấn đề với các mục đích rộng hơn như kích thích tò mò của HS; tìm hiểu kiến thức đã có của HS về vấn đề sẽ học, kiểm tra bài cũ v.v…
- Phần tổng kết bài ngoài việc nêu yêu cầu cần đạt về Kiến thức (Em đã học) còn nêu yêu cầu cần đạt về Năng lực (em có thể)
- Không để hệ thống bài tập ở cuối bài cho HS về nhà làm như SGK VL mà để các bài tập vào phần (?) hoặc (HĐ) để HS làm ngay tại lớp.
c) Hình thức trình bày bài học:
- Phân biệt rõ kênh chữ, kênh hình,
- Hình, ảnh nhiều hơn và đẹp hơn.
- Mầu sắc phong phú hơn.
- Kích thước lớn hơn,
Đánh giá: Chỉ cần nêu được 5 trong các ý tương tự như trên là đạt yêu cầu.
Đáp án Tập huấn SGK lớp 6 phần Sinh học
Câu 1. Dạy theo định hướng phát triển năng lực với người học là trung tâm còn được gọi là “dạy học cá thể hóa”. Mỗi phát biểu dưới đây về dạy theo hướng phát triển năng lực là đúng hay sai?
A. Lớp có bao nhiêu học sinh cần có bấy nhiêu chương trình dạy học riêng cho mỗi học sinh.
B. Giáo viên và học sinh cùng xác định mục tiêu học tập.
C. Học sinh cần hoàn thành kế hoạch học tập đề ra.
D. Học sinh phải chứng minh được mức mục tiêu học tập đạt được.
Câu 2. Mỗi phát biểu dưới đây về “dạy theo định hướng phát triển năng lực” là đúng hay sai?
A. Học sinh có một số quyền lựa chọn về phương pháp học tập và cách chứng minh những gì đạt được từ hoạt động học.
B. Đánh giá năng lực là một quá trình không phải là kết quả kiểm tra - đánh giá có tính tức thời.
C. Năng lực là khả năng cần được bộc lộ và giáo viên không ngừng nỗ lực giúp học sinh tiến bộ theo tiến trình.
D. Năng lực là thứ được xác định rõ ràng nhưng thời gian để các học sinh đạt được có thể khác nhau.
Câu 3. Mỗi phát biểu dưới đây về nguyên lý chất lượng của dạy theo định hướng phát triển năng lực là đúng hay sai?
A. Học sinh được trông đợi sẽ được lên lớp qua mỗi bậc học, chẳng hạn như đỗ đại học sau khi tốt nghiệp phổ thông.
B. Học sinh tiến bộ qua bộc lộ năng lực.
C. Học sinh được nhận sự hỗ trợ của giáo viên đúng lúc và đúng yêu cầu cá nhân.
D. Năng lực bao gồm kiến thức, kỹ năng, thái độ có thể bộc lộ, đo được và chuyển giao được, nhờ vậy năng lực người học tăng lên qua quá trình học.
Câu 4. Phát biểu nào dưới đây là đúng nhất để phân biệt giữa Lý thuyết và Giả thuyết khoa học?
A. Lý thuyết và giả thuyết đều giống nhau vì cần được chứng minh.
B. Giả thuyết là dự đoán, còn lý thuyết là câu trả lời đúng.
C. Giả thuyết thường tương đối hẹp về phạm vi (tính chuyên sâu cao), còn lý thuyết có năng lực giải thích rộng (tính phổ quát cao).
D. Lý thuyết là sự thật đã được chứng minh, còn giả thuyết là điều ngược với lý thuyết được chứng minh qua thực nghiệm.
Câu tự luận
Hai dạng tìm hiểu Khoa học tự nhiên chính là gì? Nêu đặc trưng khác biệt cốt lõi giữa hai dạng tìm hiểu khoa học này.
Trong thực tiễn khoa học, hai dạng tìm hiểu khoa học nêu ở ý (a) thường tồn tại độc lập hay phụ thuộc lẫn nhau. Tại sao?
Đáp án Tập huấn SGK lớp 6 phần Hóa học
Câu 1. Khái niệm “chất” được sử dụng trong KHTN 6 có ý nghĩa là:
A. Chất liệu
B. Đơn chất
C. Hợp chất
D. Hỗn hợp chất
E. A,B,C,D
Câu 2. Điều kiện để sự chuyển thể của chất có thể xảy ra là:
A. Nhiệt độ
B. Áp suất
C. Sự đun nóng
D. Sự làm lạnh
E. A,B,C,D
Câu 3. Một cách đơn giản, có thể phân biệt khái niệm ”vật liệu” và “nguyên liệu” để làm ra một vật dụng như sau:
A. Có sự biến đổi hoá học khi sử dụng nguyên liệu và không có sự biến đổi hoá học khi sử dụng vật liệu.
B. Không có sự biến đổi hoá học khi sử dụng nguyên liệu và có sự biến đổi hoá học khi sử dụng vật liệu.
C. Có sự biến đổi hoá học khi sử dụng cả vật liệu và nguyên liệu.
D. Có sự biến đổi vật lí khi sử dụng cả vật liệu và nguyên liệu.
Câu 4. Các chất có trong lương thực và thực phẩm cung cấp chất cần thiết cho sự phát triển cơ thể được coi là nguyên liệu, mặt khác các chất có trong lương thực và thực phẩm cung cấp năng lượng cho hoạt động của cơ thể được coi là nhiên liệu. Như vậy, đường ăn, ngũ cốc, cá, thịt, sữa thuộc loại nào?
A. Đường ăn, ngũ cốc được coi là nhiên liệu; còn cá, thịt, sữa được coi là nguyên liệu.
B. Đường ăn, ngũ cốc được coi là nguyên liệu; còn cá, thịt, sữa được coi là nhiên liệu.
C. Đường ăn, ngũ cốc, sữa được coi là nguyên liệu; còn cá, thịt được coi là nhiên liệu.
D. Đường ăn, ngũ cốc, sữa được coi là nguyên liệu; còn cá, thịt được coi là nhiên liệu.
Câu 5. Sự khác nhau về tính chất được sử dụng làm điều kiện để tách chất được sử dụng trong lọc, lắng, chưng cất và chiết tương ứng là
A. kích thước hạt, nặng hay nhẹ, nhiệt độ sôi và khả năng tan.
B. nặng hay nhẹ, kích thước hạt, nhiệt độ sôi và khả năng tan.
C. khả năng tan, kích thước hạt, nhiệt độ sôi và nặng hay nhẹ.
D. khả năng tan, nhiệt độ sôi, kích thước hạt và nặng hay nhẹ.