Hoạt động trải nghiệm 6: Truyền thống quê em Trải nghiệm hướng nghiệp lớp 6 trang 35 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Giải Hoạt động trải nghiệm 6 Bài 4: Truyền thống quê em giúp các em học sinh lớp 6 tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 35, 36.

Nhờ đó, các em sẽ chia sẻ những hiểu biết về truyền thống của địa phương, giới thiệu lễ hội và phong tục tốt đẹp của quê hương mình. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 4 Chủ đề 6: Em với cộng đồng cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Hoạt động 1: Chia sẻ những hiểu biết về truyền thống của địa phương

❓Địa phương em có những truyền thống nào?

Trả lời:

Địa phương em có truyền thống: ném còn, đua thuyền, chọi trâu,...

❓Em đã góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương như thế nào?

Trả lời:

Em đã góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương: Tham gia có văn hóa, ủng hộ chương trình và đóng góp công sức của mình vào đó.

Hoạt động 2: Tìm hiểu và giới thiệu về lễ hội hoặc phong tục tốt đẹp của quê em

❓Tập làm phóng viên phỏng vấn thầy cô, bạn bè để thu thập thông tin về một lễ hội hoặc phong tục ở quê em.

Gợi ý: Phiếu thu thập thông tin về lễ hội truyền thống.

Phiếu thu thập thông tin

Trả lời:

Phiếu thu thập thông tin

- Tên lễ hội: Ném còn (Tung Còn)

- Lễ hội được tổ chức vào dịp Tết nguyên đán – khoảng mùng 10 tháng Giêng

- Lễ hội gồm 2 phần: Phần lễ và phần hội

- Ý nghĩa: Lễ hội như một lời cầu nguyện mong rằng sẽ có một năm mới tràn đầy niềm vui, những điều may mắn và an lành.

- Điều khiến tôi ấn tượng là lễ hội rất vui và thật nhiều ý nghĩa

- Mong rằng lễ hội sẽ bố trí thêm những chỗ nghỉ ngơi, uống nước cho người dân khi đi tham gia lễ hội.

❓Viết bài giới thiệu về lễ hội hoặc phong tục tốt đẹp của quê em.

Em cùng các bạn trong nhóm viết bài giới thiệu về 1 lễ hội hoặc phong tục tốt đẹp của quê hương và nêu những việc em có thể làm để bảo tồn, phát huy lễ hội hoặc phong tục đó.

Trả lời:

Giới thiệu lễ hội đấu vật

Đấu vật vốn là một trò vui rất phổ biến trong các lễ hội đầu xuân ở quê tôi. Sân đấu thường là những bãi đất rộng, bằng phẳng, có thể là sân đình làng. Trên đó người ta trải một tấm bạt lớn có vẽ hai vòng tròn đồng tâm, một to một nhỏ để làm ranh giới thi đấu. Người tham gia đấu vật thường là những người đàn ông trai tráng to lớn, có sức vóc đến từ các làng xã, khác nhau. Vào ngày diễn ra hội thi cả làng đông vui lắm, già trẻ lớn bé, ai cũng gác lại hết công việc dắt nhau ra đình làng xem vật, quây kín cả sân đấu. Các đô vật cởi trần, chỉ mặc mỗi một chiếc quần đùi ngắn, có màu sắc khác nhau để phân biệt. Khi trọng tài ra hiệu bắt đầu trận vật, hai đô vật cơ bắp lực lưỡng lập tức lao vào, ra sức vật ngã đối phương trong tiếng hò hét cổ vũ của người xem. Trên sân lúc này, hai đô vật không ai nhường ai. Người nào người nấy, mắt long sòng sọc, hàm nghiến chặt, mồ hôi đổ như suối, tay nắm lấy thắt lưng đối phương giằng co trên sân. Sau mười lăm phút thi đấu, cuối cùng cũng nghe thấy tiếng còi của trọng tài, một đô vật đã xuất sắc quật ngã đối phương để tiến vào vòng tiếp theo. Người đi xem hét vang trời, không khí rộn ràng với tiếng trống, tiếng vỗ tay, tiếng huýt sáo, ôi, vui thật là vui. Buổi đấu vật còn diễn ra cho tới hết buổi chiều mới kết thúc, trận nào cũng vô cùng gay cấn và hấp dẫn. Em hy vọng rằng, vào những mùa xuân sau nữa hội thi đấu vật vẫn sẽ tiếp tục được tổ chức, vì đã thể hiện được tinh thần thượng võ của dân tộc ta.

Giới thiệu trò chơi đánh đu

Cứ mỗi mùa xuân đến, làng em lại tổ chức lễ hội mừng xuân. Trong hội có rất nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn, nhưng em ấn tượng nhất là trò đánh đu. Trò chơi được tổ chức trong sân của đình làng, những người đi xem hội ai cũng ăn vận đẹp đẽ và lịch sự, trên khuôn mặt mỗi người ai nấy đều mang thần sắc vui tươi, hớn hở. Cột đu được dựng lên từ những cây tre to, chắc khỏe dẻo dai có thể chịu được sức nặng của 3 - 4 người mà không bị gãy. Có nhiều cách chơi đu, đánh đu đơn hoặc đôi, riêng làng em chọn cách đánh đu đôi nam nữ để thể hiện tinh thần đoàn kết giữa những người trong đội với nhau và tăng sự hứng thú, hấp dẫn. Lần lượt các đội chơi vào đánh đu theo thứ tự đã bốc thăm trước đó, hai người chơi bước lên bàn đu, đối mặt với nhau, sau đó dùng sức của đôi chân để nhún cho đu bay cao, bay thật đẹp mắt, điệu nghệ, trong tiếng trống gõ liên hồi cùng với sự hò reo cổ vũ rộn ràng của người xem. Đội nào làm cho đu bay càng cao, càng gần đỉnh đu, thậm chí nếu khéo léo có thể khiến bàn đu bay qua ngọn đu một vòng thì cơ hội thắng cuộc sẽ rất cao. Trò chơi này yêu cầu sự phối hợp nhịp nhàng của cả hai người chơi, kèm theo đó là yếu tố về sức khỏe và một chút dũng cảm bởi vì đây là một trò chơi khá mạo hiểm, mà không phải ai cũng có đủ can đảm để thử. Trò chơi vốn là một phần không thể thiếu của hội làng mừng xuân, góp phần làm cho không khí tết thêm tưng bừng, rộn rã, dân làng càng thêm yêu thương, gắn bó với quê hương.

>> Tham khảo: Viết bài giới thiệu về lễ hội hoặc phong tục tốt đẹp của quê hương

Chia sẻ bởi: 👨 Tiêu Nại
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 177
  • Lượt xem: 14.456
  • Dung lượng: 173,8 KB
Sắp xếp theo