- Ở gia đình em đã nảy sinh vấn đề: Mọi người không hiểu tâm tư, nguyện vọng của nhau.
- Ngoài những vấn đề kể trên, gia đình em còn nảy sinh vấn đề khác như: Anh, chị em tị nạnh nhau trong công việc nhà.
- Gia đình em đã giải quyết vấn đề nảy sinh như thế nào? (gợi ý: ngồi lại nói chuyện để hiểu rõ nhau hơn, và cùng nhau thay đổi)
Hoạt động 2: Xác định những điều nên, không nên khi giải quyết các vấn đề nảy sinh trong gia đình
❓Thảo luận để xác định những điều nên và không nên làm khi giải quyết các vấn đề nảy sinh trong gia đình.
• Nên làm:
- Nhẹ nhàng khuyên bảo nhau.
- Cùng nhau cố gắng để vượt qua.
- Chia sẻ với nhau khi có chuyện không vui.
- Ngồi lại nói chuyện để hiểu nhau hơn.
- …
• Không nên làm:
- Quát mắng, tranh cãi gay gắt.
- Đánh đập.
- Trách móc nhau.
- Lạnh nhạt, không nhắc nhở cho nhau để thay đổi.
Hoặc kẻ bảng:
Việc nên làm | Không nên làm |
- Nhẹ nhàng khuyên bảo nhau. - Cùng nhau cố gắng để vượt qua. - Chia sẻ với nhau khi có chuyện không vui. - Ngồi lại nói chuyện đề hiểu nhau hơn. | - Quát mắng, tranh cãi gay gắt. - Đánh đập. - Trách móc nhau. - Lạnh nhạt, không nhắc nhở cho nhau để thay đổi. |
Hoạt động 3: Xử lí tình huống nảy sinh trong gia đình
❓Thảo luận, sắm vai xử lí các tình huống sau:
• TH1: Nếu là Tùng em sẽ nói em trai hạn chế việc chơi điện tử lại để tập trung vào học tập hơn, nếu chú tâm quá nhiều vào điện tử em sẽ không tập trung vào học tập được và nó ảnh hưởng rất lớn tới bản thân em, như vậy bố mẹ cũng sẽ rất buồn.
• TH2: Nếu là bạn Hùng em sẽ khuyên Hùng mình là con lớn trong nhà bạn nên có trách nhiệm phụ giúp bố mẹ, em gái còn nhỏ nên công việc sẽ ít hơn, là người 1 nhà bạn không nên như vậy, hãy biết chia sẻ với tất cả mọi người.
• TH3: Nếu là bạn Hương em khuyên bạn không nên có thái độ như vậy với bố mẹ, bạn hãy biết yêu thương bố mẹ mình, bố mẹ làm việc vất vả để nuôi mình ăn học bạn không nên vì mấy bộ quần áo mà như vậy, hãy là đứa con ngoan, hiếu thảo, chia sẻ công việc với bố mẹ.