Giáo án Tin học 11 sách Cánh diều (Cả năm) Kế hoạch bài dạy Tin 11 (Tin học ứng dụng)

Giáo án Tin học 11 Cánh diều trọn bộ cả năm là tài liệu vô cùng hữu ích bao gồm kế hoạch, những nội dung của giờ lên lớp dạy học, mục đích mà giáo viên cần hướng đến, nội dung, phương hướng, cách thức hay những hoạt động cụ thể của thầy và học sinh.

Kế hoạch bài dạy Tin học 11 Cánh diều được biên soạn bám sát nội dung SGK, được trình bày theo thứ tự thực tế diễn ra trong buổi học. Giáo án này được thầy cô giáo biên soạn trong giai đoạn trước buổi học trên lớp thường được các thầy cô chuẩn bị vào buổi tối hôm trước. Bên cạnh đó quý thầy cô tham khảo thêm giáo án Hóa học 11 Cánh diều và nhiều giáo án khác tại chuyên mục giáo án lớp 11.

Giáo án Tin học 11 Cánh diều (Cả năm)

CHỦ ĐỀ A: MÁY TÍNH VÀ XÃ HỘI TRI THỨC

THẾ GIỚI THIẾT BỊ SỐ - HỆ ĐIỀU HÀNH VÀ PHẦN MỀM ỨNG DỤNG

BÀI 1: BÊN TRONG MÁY TÍNH

Thời gian thực hiện: 2 tiết

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Nhận biết được sơ đồ của các mạch logic AND, OR, NOT;

- Hiểu và giải thích được vai trò của các mạch logic trong thực hiện các tính toán nhị phân.

- Nêu được tên, nhận diện được hình dạng, mô tả được chức năng và giải thích được đơn vị đo hiệu năng của các bộ phận chính bên trong máy tính.

2. Năng lực

Góp phần hình thành và phát triển năng lực tin học và năng lực chung với các biểu hiện cụ thể sau:

Năng lực chung:

+ Năng lực tự chủ: Biết lựa chọn các nguồn tài liệu học tập phù hợp.

+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xác định và tìm hiểu được các thông tin liên quan đến vấn đề, đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề trong bài học.

+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

Năng lực tin học:

+ Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.

+ Góp phần phát triển năng lực năng lực sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông. Giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.

+ Giao lưu bạn bè qua các kênh truyền thông số để tham khảo và trao đổi ý kiến.

3. Phẩm chất

- Nghiêm túc, tập trung, tích cực chủ động, có ý thức trách nhiệm, tính cẩn thận khi làm việc nhóm, phẩm chất làm việc chăm chỉ, chuyên cần để hoàn thành một nhiệm vụ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Thiết bị dạy học:

§ Máy tính hoặc Laptop;

§ Học liệu, kế hoạch bài dạy, phiếu học tập, bài giảng điện tử.

- Học liệu:

§ Sách giáo khoa, Sách giáo viên;

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế vui vẻ, hứng khởi cho HS trước khi vào bài học mới; kích thích sự tò mò cho người học.

b. Nội dung: GV cho HS liên hệ thực tế đến việc sử dụng các thiết bị số của bản thân để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS dựa vào kiến thức và hiểu biết cá nhân để đưa ra câu trả lời.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt câu hỏi: Em hãy cho biết CPU là gì và làm nhiệm vụ gì trong máy tính.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời dựa trên trải nghiệm sử dụng các thiết bị số của bản thân.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi.

- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương câu trả lời của HS.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Trong chương trình tin học ở các lớp dưới, em đã biết cấu trúc chung của máy tính bao gồm: bộ xử lí trung tâm, bộ nhớ trong, bộ nhớ ngoài, các thiết bị vào - ra. Em có biết cụ thể trong máy tính có những bộ phận nào không? Bài học ngày hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu những bộ phận này - Bài 1. Bên trong máy tính

2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

2.1 Hoạt động 1: Các cổng logic và tính toán nhị phân

a. Mục tiêu: HS nhận biết được sơ đồ của các mạch logic AND, OR, NOT; giải thích được vai trò của các mạch logic trong thực hiện các tính toán nhị phân

b. Nội dung: GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 1, thảo luận nhóm và xây dựng kiến thức mới, trả lời Hoạt động 1 SGK trang 5.

c. Sản phẩm học tập: HS trả lời Hoạt động 1 SGK trang 5; nêu được sơ đồ của các mạch logic AND, OR, NOT và vai trò của các mạch logic trong thực hiện các tính toán nhị phân;

d. Tổ chức hoạt động:

NHIỆM VỤ

CÁCH THỨC TỔ CHỨC

Chuyển giao nhiệm vụ

GV nêu câu hỏi và yêu cầu HS trao đổi với bạn bên cạnh để tìm câu trả lời.

Thực hiện nhiệm vụ

HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi với bạn cùng bàn.

GV quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các em cần hỗ trợ.

GV có thể gợi ý cho các em.

Báo cáo, thảo luận

GV: Gọi đại diện 1 học sinh trình bày câu trả lời

HS báo cáo kết quả.

GV: Yêu cầu các bạn khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

HS: Nhận xét, góp ý bổ sung bài của bạn (nếu có).

Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức cho học sinh.

2.2 Hoạt động 2: Những bộ phận chính bên trong máy tính

a. Mục tiêu: HS nêu được tên, nhận diện được hình dạng, mô tả được chức năng của các bộ phận chính bên trong máy tính

b. Nội dung: GV yêu cầu HS đọc hiểu thông tin mục 2 SGK, thực hiện HĐ 2 SGK trang 7

c. Sản phẩm học tập: HS trả lời Hoạt động 2 SGK trang 7.

d. Tổ chức hoạt động:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS tìm hiểu thông tin mục 2 SGK trang 7 – 8 rồi thảo luận trả lời câu hỏi Hoạt động 2 SGK trang 7:

Em hãy kể tên những bộ phận bên trong máy tính mà em biết và cho biết bộ phận nào của máy tính là quan trọng nhất

- GV yêu cầu HS khi trình bày những bộ phận bên trong máy tính phải mô tả cả chức năng tương ứng với bộ phận đó

- GV cho HS thảo luận tìm hiểu:

+ Dung lượng lưu trữ là gì?

+ Hiện nay, dung lượng lưu trữ của máy tính có thể lên tới bao nhiêu?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS suy nghĩ, trả lời Hoạt động 2 SGK trang 7.

- HS lắng nghe yêu cầu của GV và trả lời câu hỏi.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày câu trả lời Hoạt động 2 SGK trang 7.

- Các HS còn lại nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tuyên dương, sau đó chuyển sang nội dung tiếp theo

2.3 Hoạt động 3: Hiệu năng của máy tính

a. Mục tiêu: HS giải thích được đơn vị đo hiệu năng của các bộ phận chính bên trong máy tính

b. Nội dung: GV yêu cầu HS đọc hiểu thông tin mục 3 SGK, thảo luận nhóm và xây dựng kiến thức mới

c. Sản phẩm học tập: HS nêu tên và giải thích được đơn vị đo hiệu năng của máy tính như GHz, GB,...

d. Tổ chức hoạt động:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS tìm hiểu thông tin mục 3 SGK trang 8 rồi thảo luận các nội dung:

+ Hiệu năng của máy tính được đánh giá thông qua các đại lượng nào?

+ Nêu thông số kĩ thuật cần quan tâm của CPU? Nêu đơn vị đo hiệu năng của CPU? Hiện nay, CPU có tốc độ bao nhiêu?

+ Nêu thông số kĩ thuật cần quan tâm của RAM? Nêu đơn vị đo hiệu năng của RAM? Hiện nay, RAM có tốc độ bao nhiêu?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin mục 3 SGK trang 8, thảo luận tìm hiểu về hiệu năng của máy tính.

- HS lắng nghe yêu cầu của GV và trả lời câu hỏi.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày kết quả thảo luận

- Các HS còn lại nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tuyên dương, sau đó chuyển sang nội dung luyện tập

3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức, hoàn thành bài tập trắc nghiệm và bài tập phần Luyện tập.

b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thảo luận, trả lời câu hỏi trắc nghiệm và Luyện tập 1, 2 SGK trang 9

c. Sản phẩm học tập: HS trả lời câu hỏi trắc nghiệm và Luyện tập 1, 2 SGK trang 9.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiệm vụ cho HS: Khoanh tròn vào câu đặt trước câu trả lời đúng

Câu 1. Thiết bị nào là thành phần quan trọng nhất của máy tính?

A. Đĩa cứng
B. CPU
C. RAM
D. ROM

Câu 2. Bộ phận nào dưới đây đóng vai trò làm nền giao tiếp giữa CPU, RAM và các linh kiện điện tử phục vụ cho việc kết nối với các thiết bị ngoại vi?

A. ROM
B. Thiết bị lưu trữ
C. M
D. Dung lượng lưu trữ

Câu 3. Ý nào sau đây đúng khi nói về bộ nhớ RAM?

A. Lưu trữ chương trình giúp khởi động các chức năng cơ bản của máy tính
B. Lưu trữ tạm thời trong quá trình tính toán của máy tính, dữ liệu sẽ bị mất khi máy tính bị mất điện hoặc khởi động lại
C. Lưu trữ dữ liệu lâu dài và không bị mất đi khi máy tính tắt nguồn
D. Lưu trữ tổng dung lượng của ổ cứng HDD, ổ cứng SSD

Câu 4. Biểu diễn số 14 từ hệ thập phân sang hệ nhị phân ta được

A. 1011
B. 1101
C. 1001
D. 1110

Câu 5. Kết quả của phép cộng 11001 + 10110 trong hệ nhị phân là

A. 101111
B. 110111
C. 111011
D. 111101

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, hoàn thành các Luyện tập 1, 2 SGK trang 9:

Câu 1: Em hãy nêu giá trị thích hợp tại dấu ? cho hai cột S và Cout để hoàn thành bảng chân lí cho mạch cộng đầy đủ (Bảng 4)

Bảng 4. Bảng chân lí mạch cộng đầy đủ

Đầu vào

Đầu ra

A

B

Cin

S

Cout

0

0

0

?

?

0

0

1

?

?

0

1

0

?

?

0

1

1

?

?

1

0

0

?

?

1

0

1

?

?

1

1

0

?

?

1

1

1

?

?

Câu 2: Em hãy nêu tên một số thành phần chính bên trong MT và cho biết chức năng của nó

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS trả lời bài tập trắc nghiệm và Luyện tập 1, 2 SGK trang 9

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS xung phong trả lời câu hỏi trắc nghiệm.

- GV mời đại diện 1 - 2 nhóm lên bảng trình bày kết quả bài luyện tập

- HS khác quan sát, nhận xét, sửa bài (nếu có).

Kết quả:

Đáp án trắc nghiệm

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

B

C

B

D

A

Đáp án Luyện tập 1, 2 SGK trang 9:

Câu 1:

Đầu vào

Đầu ra

A

B

Cin

S

Cout

0

0

0

0

0

0

0

1

1

0

0

1

0

1

0

0

1

1

0

1

1

0

0

1

0

1

0

1

0

1

1

1

0

0

1

1

1

1

1

1

Câu 2: Bên trong máy tính thường được cấu tạo từ nhiều bộ phận khác nhau, một số bộ phận chính gồm:

1. CPU (Central Processing Unit): là “bộ não” của máy tính, là nơi thực hiện các phép tính và xử lí dữ liệu. Nó đọc và thực thi các lệnh từ bộ nhớ và điều khiển hoạt động của các thành phần khác

2. RAM (Random Access Memory): là bộ nhớ ngắn hạn của máy tính, nơi tạm thời lưu trữ dữ liệu và chương trình đang hoạt động để CPU có thể truy cập nhanh chóng.

3. Bộ nhớ lưu trữ: bao gồm ổ cứng (HDD) hoặc ổ đĩa rắn (SSD), dùng để lưu trữ dữ liệu lâu dài của máy tính như hệ điều hành, chương trình và tệp tin dữ liệu của người dùng.

4. Card đồ họa (CPU): là thành phần quản lí đầu ra hình ảnh của máy tính, giúp hiển thị hình ảnh, video đồ họa trên màn hình

5. Bo mạch chủ (Motherboard): là tấm mạch chủ của máy tính, kết nối tất cả các thành phần khác lại với nhau và cung cấp nguồn điện và tín hiệu giữa chúng.

6. Nguồn điện (Power supply): cung cấp nguồn điện cho các thành phần khác của máy tính, đảm bảo hoạt động ổn định của hệ thống

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tuyên dương.

4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS làm bài tập phần Vận dụng SGK trang 9.

c. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành Vận dụng SGK trang 9.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS hoàn thành vận dụng SGK trang 9:

Em hãy sắp xếp thứ tự ưu tiên khi chọn mua máy tính:

a) Ổ cứng dung lượng lớn

b) RAM dung lượng lớn

c) CPU tốc độ cao

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

Gợi ý: Tùy theo mục đích sử dụng mà thứ tự này sẽ khác nhau, tuy nhiên với các công việc thông thường ta sẽ chọn thứ tư là c, b, a

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

5. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ôn lại kiến thức đã học.

- Hoàn thành phần Câu hỏi và bài tập tự kiểm tra SGK trang 9.

- Đọc và tìm hiểu trước Bài 2: Khám phá thế giới thiết bị số thông minh.

BÀI 2: KHÁM PHÁ THẾ GIỚI THIẾT BỊ SỐ THÔNG MINH

Thời gian thực hiện: 2 tiết

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

· Đọc hiểu được một số điểm chính trong tài liệu hướng dẫn về thiết bị số thông dụng và thực hiện được một số chỉ dẫn trong tài liệu đó.

· Đọc hiểu và giải thích được một vài thông số cơ bản của các thiết bị số thông dụng.

2. Năng lực

Năng lực chung:

· Năng lực tự chủ: Biết lựa chọn các nguồn tài liệu học tập phù hợp.

· Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xác định và tìm hiểu được các thông tin liên quan đến vấn đề, đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề trong bài học.

· Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

Năng lực tin học:

· Hình thành, phát triển năng lực giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin.

· Hiểu và tính toán thành thạo được một vài thông số kĩ thuật của các thiết bị số thông minh thông dụng.

3. Phẩm chất:

· Hình thành ý thức trách nhiệm, tính cẩn thận khi làm việc nhóm, phẩm chất làm việc chăm chỉ, chuyên cần để hoàn thành một nhiệm vụ.

· Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học ở nhà trường vào thực tiễn.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

· SGK, SGV, Giáo án;

· Máy tính và máy chiếu;

· Tài liệu hướng dẫn sử dụng máy tính (tivi, điện thoại,...) (nếu có).

2. Đối với học sinh: SGK, SBT, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế vui vẻ, hứng khởi cho HS trước khi vào bài học mới; kích thích sự tò mò cho người học.

b. Nội dung: GV cho HS liên hệ thực tế đến việc sử dụng các thiết bị số của bản thân để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS dựa vào kiến thức và hiểu biết cá nhân để đưa ra câu trả lời.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt câu hỏi: Em đã sử dụng các thiết bị số của mình như thế nào? Theo em, sử dụng như thế đã đúng cách chưa?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời dựa trên trải nghiệm sử dụng các thiết bị số của bản thân.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi.

- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương câu trả lời của HS.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Khi mua một sản phẩm thiết bị số thông minh mới, luôn có kèm theo tờ hướng dẫn sử dụng và ghi các thông số cơ bản. Đã bao giờ các em đọc và tìm hiểu những chỉ dẫn, thông số trong các tài liệu đó có nghĩa là gì chưa? Bài học ngày hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề này - Bài 2. Khám phá thế giới thiết bị số thông minh.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Sử dụng đúng cách các thiết bị số

a. Mục tiêu: HS biết và nắm được cách sử dụng an toàn và đúng cách các thiết bị số.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS tìm hiểu Hoạt động 1 SGK trang 10, đọc thông tin mục 1, thảo luận nhóm và xây dựng kiến thức mới.

c. Sản phẩm học tập: HS nêu và thực hiện được các bước sử dụng thiết bị số đúng cách, an toàn như trong tài liệu hướng dẫn.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để hoàn thành Hoạt động 1 SGK trang 10:

Quan sát Hình 1, em hãy:

+ Phân biệt mục đích của thông điệp CẢNH BÁO và THẬN TRỌNG.

+ Thực hiện theo các bước của hướng dẫn.

- Từ đó, GV yêu cầu HS nêu ý nghĩa của tài liệu hướng dẫn sử dụng thiết bị số.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận cặp đôi để thực hiện Hoạt động 1 SGK trang 10.

- HS tìm hiểu ý nghĩa của tài liệu hướng dẫn sử dụng thiết bị số.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả Hoạt động 1 .

- HS xung phong phát biểu ý nghĩa của tài liệu hướng dẫn sử dụng thiết bị số.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tổng kết, chuyển sang nội dung tiếp theo.

1. Sử dụng đúng cách các thiết bị số

- Hoạt động 1:

+ Thông điệp CẢNH BÁO: nhằm báo trước cho biết việc nguy cấp có thể xảy ra nếu cố tình thực hiện hoặc không thực hiện hoạt động nào đó. (Ở tờ hướng dẫn cảnh báo rằng, nếu cố gắng làm sạch máy tính khi máy đang bật thì có thể dẫn đến điện giật hoặc hư hỏng cho các linh kiện).

+ Thông điệp THẬN TRỌNG: nhắc nhở người dùng cần hết sức cẩn thận trong hành động để tránh sai sót (gây hư hỏng cho các cấu phần bên trong).

- Ý nghĩa: Tờ hướng dẫn sử dụng thiết bị số giúp ta sử dụng an toàn và đúng cách, thường có nội dung gồm các mục: hướng dẫn an toàn, lắp đặt/ thiết đặt, vận hành, bảo trì, xử lí sự cố, thông tin hỗ trợ khách hàng.

...............

BÀI 3. KHÁI QUÁT VỀ HỆ ĐIỀU HÀNH

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Trình bày được một cách khái quát mối quan hệ giữa phần cứng, hệ điều hành và phần mềm ứng dụng

- Nêu được sơ lược lịch sử phát triển, vai trò và chức năng cơ bản của hai hệ điều hành thông dụng

- Trình bày được sơ lược về một số hệ điều hành tiêu biểu

- Sử dụng được một số tiện ích có sẵn của hệ điều hành để nâng cao hiệu suất sử dụng máy tính

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ: Biết lựa chọn các nguồn tài liệu học tập phù hợp.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xác định và tìm hiểu được các thông tin liên quan đến vấn đề, đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề trong bài học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

Năng lực tin học:

- Hình thành, phát triển năng lực sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông

- Nâng cao khả năng tự học và ý thức học tập

- Tự giải quyết vấn đề có sáng tạo

3. Phẩm chất

- Hình thành ý thức trách nhiệm, tính cẩn thận khi làm việc nhóm, phẩm chất làm việc chăm chỉ, chuyên cần để hoàn thành một nhiệm vụ.

- Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học ở nhà trường vào thực tiễn.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- SGK, SGV, Giáo án;

- Máy tính và máy chiếu;

- Tài liệu hướng dẫn sử dụng máy tính (tivi, điện thoại,...) (nếu có).

2. Đối với học sinh: SGK, SBT, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế vui vẻ, hứng khởi cho HS trước khi vào bài học mới; kích thích sự tò mò cho người học.

b. Nội dung: GV cho HS liên hệ thực tế đến việc sử dụng các thiết bị số của bản thân để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS dựa vào kiến thức và hiểu biết cá nhân để đưa ra câu trả lời.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt câu hỏi: Khi mua máy tính, máy tính bảng hay điện thoại thông minh, trước khi bắt đầu sử dụng cần kích hoạt chế độ cài đặt. Tại sao cần làm việc này và những gì sẽ được cài đặt vào máy?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời dựa trên trải nghiệm sử dụng các thiết bị số của bản thân.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi.

- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương câu trả lời của HS.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Khi chưa có hệ điều hành, con người phải can thiệp vào hầu hết quá trình hoạt động của máy tính nên hiệu quả khai thác sử dụng máy tính rất thấp. Sự ra đời của hệ điều hành đã giúp khắc phục được tình trạng đó. Việc sử dụng máy tính về cơ bản được thực hiện thông qua hệ điều hành. Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu khái quát về hệ điều hành. Chúng ta cùng vào bài học hôm nay - Bài 3. Khái quát về hệ điều hành

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Hệ điều hành, vai trò và chức năng của hệ điều hành

a. Mục tiêu: HS trình bày được một cách khái quát mối quan hệ giữa phần cứng, hệ điều hành và phần mềm ứng dụng.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS đọc và tìm hiểu thông tin mục 1 SGK trang 13, trả lời Hoạt động 1.

c. Sản phẩm học tập: HS trả lời Hoạt động 1 SGK trang 13; nêu được hệ điều hành, vai trò và chức năng của hệ điều hành.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để hoàn thành Hoạt động 1 SGK trang 13:

Khi bật máy tính, ta phải chờ một lúc rồi mới có thể bắt đầu công việc. Với điện thoại thông minh có khác biệt gì không? Em hãy trả lời và giải thích rõ thêm

- GV cho HS đọc thông tin mục 1 SGK trang 13, 14 và quan sát Hình 1, tìm hiểu về các nội dung sau:

+ Hệ điều hành là gì?

+ Mối quan hệ giữa hệ điều hành, phần cứng và phần mềm

+ Các chức năng cơ bản của hệ điều hành.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc và tìm hiểu thông tin mục 1 SGK trang 13, trả lời Hoạt động 1.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả Hoạt động 1.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tổng kết, chuyển sang nội dung tiếp theo.

1. Hệ điều hành, vai trò và chức năng của hệ điều hành

- Hoạt động 1:

Khi bật máy tính, ta phải chờ một lúc rồi mới có thể bắt đầu công việc. Với điện thoại thông minh cũng tương tự như thế. Ta phải chờ một lát để máy khởi động xong, sẵn sàng làm việc, điều khiển và xử lí tạo giao diện trung gian giữa các thiết bị hệ thống với phần mềm ứng dụng, đồng thời quản lí các thiết bị của hệ thống, phân phối tài nguyên và điều khiển các quá trình xử lý hệ thống

- Hệ điều hành (Operating System) là tập các chương trình điều khiển và xử lí tạo giao diện trung gian giữa các thiết bị của hệ thống với phần mềm ứng dụng, đồng thời quản lí các thiết bị của hệ thống, phân phối tài nguyên và điều khiển các quá trình xử lí trong hệ thống

Hình 1. Mối quan hệ giữa hệ điều hành, phần cứng và phần mềm của máy tính

- Các chức năng cơ bản của hệ điều hành:

+ Quản lí tệp

+ Quản lí, khai thác các thiết bị của hệ thống

+ Quản lí tiến trình

+ Cung cấp phương thức giao tiếp để người dùng điều khiển máy tính bằng câu lệnh hoặc qua giao diện đồ họa hay dùng tiếng nói.

+ Bảo vệ hệ thống

Hoạt động 2: Sơ lược lịch sử phát triển của hệ điều hành qua các thế hệ máy tính

Mục tiêu: HS nêu được sơ lược lịch sử phát triển, vai trò và chức năng cơ bản của hai hệ điều hành thông dụng

Nội dung: GV yêu cầu HSđọc hiểu thông tin mục 2 SGK trang 14, 15

Sản phẩm học tập:HS nêu sơ lược lịch sử phát triển của hệ điều hành qua các thế hệ máy tính

Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 2 SGK trang 13 – 14, tìm hiểu sơ lược lịch sử phát triển của hệ điều hành qua các thế hệ máy tính: Hệ điều hành của máy tính thế hệ thứ nhất đến thứ tư

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc và tìm hiểu thông tin mục 2 SGK trang 14 – 15

- GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày kết quả thảo luận

- Các HS còn lại nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tuyên dương, sau đó chuyển sang nội dung tiếp theo

2. Sơ lược lịch sử phát triển của hệ điều hành qua các thế hệ máy tính

- Máy tính thế hệ thứ nhất không có hệ điều hành

- Hệ điều hành của các máy tính thế hệ thứ hai: tại mỗi thời điểm chỉ cho phép thực hiện một chương trình của người dùng.

- Hệ điều hành của máy tính thế hệ thứ ba: theo chế độ đa nhiệm, cho phép tại mỗi thời điểm có nhiều chương trình được thực hiện

- Hệ điều hành của máy tính thế hệ thứ tư: có hai khuynh hướng phát triển máy tính: máy tính cá nhân và siêu máy tính, với mỗi loại máy tính có loại

Hoạt động 3: Một số hệ điều hành tiêu biểu

Mục tiêu: HS trình bày sơ lược về một số hệ điều hành tiêu biểu

Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận trả lời Hoạt động 2, đọc hiểu thông tin mục 3 SGK trang 15 – 16.

Sản phẩm học tập:HS trả lời Hoạt động 2, nêu một số hệ điều hành tiêu biểu

Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS xem video: https://www.youtube.com/watch?v=T_PNr7G0bhE

Hoặc

https://www.youtube.com/watch?v=hswyeu2Smps

- GV yêu cầu HS thảo luận trả lời Hoạt động 2 SGK trang 15:

Ngoài hệ điều hành Windows, em có biết hệ điều hành nào khác không?

* Hệ điều hành cho máy tính cá nhân

- GV cho HS đọc thông tin mục 3.a SGK trang 15 – 16, tìm hiểu Một số hệ điều hành thương mại tiêu biểu:

+ Các phiên bản Windows đầu tiên chạy trên nền tảng nào?

+ Từ năm 1995, hai loại hệ điều hành nào được sử dụng rộng rãi trên máy tính cá nhân?

+ Windows phiên bản nào mới nhất hiện nay?

* Hệ điều hành cho máy tính lớn

- GV cho HS đọc thông tin mục 3.b SGK trang 16, tìm hiểu hệ điều hành cho máy tính lớn – UNIX:

+ Hệ điều hành UNIX xuất hiện từ thế hệ máy tính thứ mấy?

+ UNIX là gì?

+ Nhờ đâu mà UNIX cho phép máy tính thực hiện các chương trình lớn hơn bộ nhớ của nó?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS trả lời Hoạt động 2, đọc thông tin mục 3 SGK trang 15 – 16, thảo luận tìm hiểu một số hệ điều hành tiêu biểu.

- HS lắng nghe yêu cầu của GV và trả lời câu hỏi.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày kết quả Hoạt động 2, kết quả thảo luận tìm hiểu bài

- Các HS còn lại nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tuyên dương, sau đó chuyển sang nội dung tiếp theo

3. Một số hệ điều hành tiêu biểu

Hoạt động 3:

Ngoài hệ điều hành Windows, còn có một số hệ điều hành khác như: Android, iOS, Linux

a) Hệ điều hành cho máy tính cá nhân

Một số hệ điều hành thương mại tiêu biểu:

+ MS DOS trước đây và Windows ngày nay dùng cho phần lớn máy tính cá nhân

+ macOS từ trước đến nay đều dùng cho máy Apple

b) Hệ điều hành cho máy tính lớn

- UNIX là hệ điều hành đa nhiệm, nhiều người dùng dựa trên cơ chế phân chia thời gian, kiểm soát người dùng rất nghiêm ngặt, đảm bảo an toàn cho các chương trình cùng thực hiện đồng thời trên một máy tính

- Nhờ có chế độ vận hành bộ nhớ ảo nên UNIX cho phép máy tính thực hiện các chương trình lớn hơn bộ nhớ của nó.

.............

Tải file về để xem trọn bộ Giáo án Tin học 11 Cánh diều

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 1.012
  • Lượt xem: 4.980
  • Dung lượng: 52,1 MB
Liên kết tải về
Sắp xếp theo